ĐIỀU TRỊ VIÊM NHIỄM RĂNG MIỆNG HÀM MẶT

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHIỄM RĂNG MIỆNG HÀM MẶT

I. ĐẠI CƯƠNG (ĐỊNH NGHĨA):

– Viêm nhiễm miệng hàm mặt chủ yếu là nguyên nhân do răng, cũng có thể do nguyên nhân khác nhưng ít hơn.

– Bệnh lý nhiễm trùng do răng là bệnh lý phổ biến, thường gặp hằng ngày.

- Nhà tài trợ nội dung -

– Là một cấp cứu, đòi hỏi phải xử trí cấp.

– Bệnh thường nhẹ, dễ chẩn đoán, được điều trị đơn giản bằng kháng sinh và xử ừí tại chỗ .

– Đôi khi có biến chứng nặng , nhiễm khuẩn lan vào các khoang, mô tế bào vùng cổ mặt hoặc gây biến chứng xa, có thể đe dọa tính mạng người bệnh như: nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe và có thể tử vong.

– Viêm nhiễm miệng hàm mặt có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:

1. Do răng:

– Nhiễm khuẩn răng miệng thường có nguồn gốc: bệnh lý tủy răng, bệnh lý vùng quanh chóp, bệnh lý ở mô nha chu

– Nhiễm khuẩn sau nhổ răng, thường gặp sau nhổ răng khó, tổn thương có thể ở phần mềm, có thể ở xương ổ răng.

2. Các nguyên nhân khác:

– Do nâng xương hàm, nâng thân răng, nâng quanh chóp nhiễm khuẩn

– Gãy xương hàm.

– vết thương phần mềm hàm mặt làm rách nát tổ chức, vết thương có nhiều dị vật bẩn.

– Nhiễm khuẩn tuyến nước bọt: viêm tuyến nước bọt, u tuyến nước bọt, sỏi tuyến nước bọt.

– Nhiễm khuẩn da và niêm mạc.

Chú ý: Các nguyên nhân trên có thể gây ra các ổ nhiễm nguyên phát, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến một số biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát do lan tràn nhiễm khuẩn trực tiếp vào các mô, cấu trúc lân cận hoặc gây biến chứng nhiễm khuẩn xa qua đường máu hoặc bạch huyết.

III. YẾU TỐ NGUY CƠ:

1. Sức đề kháng của bệnh nhân:

Một số tình trạng bệnh lý toàn thân như tiểu đường, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, bệnh ác tính.. .hoặc sử dụng một số thuốc như hóa trị, thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng corticosteroid kéo dài.. .có thể giảm đề kháng tự nhiên của cơ thể, ở những bệnh nhân này dễ bị nhiễm trùng, khi nhiễm trùng xảy ra thì tiến triển rất nhanh, lan rộng và rất trầm ứọng.

2. Giải phẫu học vùng nhiễm khuẩn:

Vị trí và hướng lan truyền nhiễm khuẩn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

– Bề dày xương ổ bao quanh cân răng, vị trí của chóp chân răng so với lớp vỏ xương ngoài hoặc trong của xương hàm và chiều dài của chân răng.

– Khi nhiễm trùng tiến triển xuyên qua xương ổ và phá thủng lóp vỏ xương, tương quan giữa vị ừí nơi lớp vỏ xương bị phá thủng và chỗ bám cơ cũng là yếu tố quyết định nhiễm khuẩn sẽ tiến triển về phía đáy hành lang hoặc tiến triển ra mô mềm quanh hàm.

IV. CHẨN ĐOÁN:

Chẩn đoán xác định

1. Lâm sàng: khám bệnh nhân:

– Tại chỗ: viêm nhiễm thường biểu hiện bằng các dấu hiệu: nóng, đỏ, tụ mủ trắng, sưng hay biến dạng, rối loạn chức năng như đau nhức, khó nhai, khó nuốt, đôi khi gây khó thở.

– Khám ngoài miệng: mặt có cân đối không, có biến dạng không, khối sưng ở vùng nào, khu trú hay lan tỏa, giới hạn rõ không.

+ Màu sắc da phủ.

+ Mật độ của vùng sưng: chắc, hay mềm, hay lùng nhùng.

+ Khám hệ thống hạch: như hạch dưới hàm, cạnh cổ, dưới cằm, vùng mang tai, chẩm.

– Khám trong miệng:

+ Độ há miệng: bình thường độ há miệng >= 40 mm. bệnh nhân có há miệng hạn chế không, có khít hàm không, há có đau không.

+ Môi: có sự thay đổi về hình thể cấu trúc môi, màu sắc.

+ Niêm mạc miệng: màu sắc, mật độ, các lỗ ống tuyến nước bọt của tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, dịch tiết có bình thường hoặc đục có mủ.

+ Ngách hành lang hàm ửên và dưới: bình thường, sưng nề hoặc sung huyết tương với vùng răng nào.

+ Lưỡi: cử động của lưỡi có hạn chế không, kích thước của lưỡi, những tổn thương trên lưõi

+ Nướu răng tương ứng với răng nguyên nhân: bở, dễ chảy máu, loét hay săn chắc, có túi nha chu không, đô sâu của túi

+ Răng: răng có sâu vỡ lớn không, có lung lay không, có tổn thương khớp cắn không, có mão hay cầu răng.

+ Sàn miệng: có sưng nề, mềm hay cứng.

+ Nói: bình thường không, khó nói, nói ngọng.

– Khám toàn thân:

Chủ Ý: đánh giá các dấu hiệu sinh tồn: nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở của bệnh nhân.

+ Một số nhiễm trùng nhẹ hoặc nhiễm trùng giao đoạn sớm nhiệt độ thường không tăng .Trong một số trường hợp nhiễm trùng nặng nhiệt độ cơ thể gia tăng lên đến 38- 390c, nhịp tim tăng trên 100 lần / phút có thể có 1 nhiễm trùng rất nặng.

+ Nhịp thở bình thường khoảng 14-16 lần/phút, nhịp thở gia tăng 18-20 lần/ phút khi có biểu hiện nhiễm trùng.

2. Cận lâm sàng:

– X- quang: quanh chóp, panorex, CT-scanner vùng đầu mặt

– Cấy vi khuẩn

– Cấy máu: khi có nhiễm khuẩn nặng

V. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:

Nguyên tắc điều trị:

– Nguyên tắc 1: xác định mức độ trầm trọng của nhiễm trùng. Đa số nhiễm trùng răng miệng thường xảy ra ở mức độ nhẹ và điều trị tương đối đơn giản

– Nguyên tắc 2: đánh giá tổng trạng của bệnh nhân, bệnh toàn thân và khả năng đề kháng của cơ thể bệnh nhân.

– Nguyên tắc 3: xác định bệnh nhân cần điều trị ngoại trú hay cần nhập viện. Một số tiêu chuẩn cần xem xét để chuyển bệnh nhân điều trị nội trú:

+ Nhiễm trùng tiến triển nhanh

+ Khó thở

+ Khó nuốt

+ Nhiễm trùng lan rộng các khoang tế bào vùng mặt

+ Gia tăng nhiệt độ

+ Khít hàm trầm trọng < 10 mm

+ Dấu hiệu nhiễm độc

+ Bệnh toàn thân ảnh hưởng sức đề kháng cơ thể

– Nguyên tắc 4: xác định nguyên nhân nhiễm trùng, loại bỏ nguyên nhân, dẫn lưu

– Nguyên tắc 5: điều trị hỗ ửợ nâng cao thể trạng.

– Nguyên tắc 6: chọn lựa và chỉ định kháng sinh thích hợp

VI. PHÒNG NGỪA:

– Vệ sinh răng miệng tốt

– Khám răng định kì để phát hiện và điều trị sớm bệnh lý răng miệng thường gặp như bệnh sâu răng và bệnh nha chu

TẰT Lậu THAM KHẢO

1. Giáo trình giảng dạy Bộ môn bệnh học miệng: Nhiễm trùng do răng, Ths BS Võ Đắc Tuyến.

2. Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt, PGS.TS.Le Văn Sơn.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com