ĐIỀU TRỊ VIÊM NƯỚU RĂNG CẤP TÍNH Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM NƯỚU RĂNG CẤP TÍNH Ở TRẺ EM

I. GIỚI THIỆU

Viêm nướu răng cấp tính (VNRCT) là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. VNRCT là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm cấp tính chỉ khu trú ở phần nướu của răng, còn các mô khác của hệ thống nha chu (như xương ổ răng, dây chằng nha chu, cement gốc răng) thì không bị ảnh hưởng.

VNRCT có thể chỉ khu trú ở gai nướu, viền nướu một răng hay một nhóm răng, hoặc lan tỏa cả một cung hàm hay hai hàm.

- Nhà tài trợ nội dung -

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh: tiền sử bệnh nhân có các vấn đề như:

• Vệ sinh răng miệng kém.

• Đang mọc răng sữa hoặc răng vĩnh viễn.

• Trẻ đang bị sốt vì một bệnh toàn thân nào đó.

b. Khám

• Đau và sưng nướu, biếng ăn.

• Màu sắc của nướu thay đổi từ màu hồng nhạt sang hơi đỏ hoặc đỏ sậm.

• Sưng nhẹ hoặc căng phồng ở viền nướu hay gai nướu.

• Nướu mềm, bở, dễ chảy máu.

• Đau hoặc ngứa ở nướu.

• Có thể có bóng nước hoặc vết loét đi kèm xuất hiện ở nướu răng hoặc niêm mạc miệng – lưỡi.

2. Chẩn đoán xác định

Tiền sử bệnh + các dấu hiệu viêm cấp tính của nướu như nướu sưng, đau, đỏ, mềm, dễ chảy máu.

3. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh nha chu viêm cấp tính:

có viêm nướu + tổn thương xương ổ răng, dây chằng nha chu, cement chân răng.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

• Điều trị tại chỗ.

• Điều trị nguyên nhân toàn thân nếu có.

2. Xử trí ban đầu

• Lấy sạch vôi răng và đánh bóng răng.

• Trám các răng sâu.

• Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách và phù hợp cho từng lứa tuổi.

Với trẻ lớn có thể tự khạc nhổ được: ngậm và súc miệng dung dịch sát khuẩn tại chỗ Chlohexidin 0,2%. Với trẻ nhỏ: dùng gạc tẩm dung dịch Chlohexidine 0,2% đắp lên vùng nướu viêm.

3. Xử trí tiếp theo

• Vitamin PP, Vitamin C: 10 – 30 mg/kg/ngày.

• Thuốc giảm đau: Acetaminophen 10 – 15 mg/kg, ngày 3 lần. Uống 30 phút trước khi ăn để đạt hiệu quả giảm đau, bé sẽ ăn uống tốt hơn.

• Chế độ ăn nhẹ, ngọt, hơi lạnh để giảm đau. Tránh thức ăn nóng và nhiều gia vị vì có thể gây đau rát nướu răng.

• Có chế độ nghỉ ngơi.

• Nếu có bệnh toàn thân, kết hợp với các chuyên khoa khác để điều trị.

IV. PHÒNG NGỪA

• Lấy bỏ vôi răng định kỳ.

• Trám răng đúng kỹ thuật.

• Chỉnh hình răng nếu có sai lệch.

• Vệ sinh răng miệng đúng cách.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com