ĐIỀU TRỊ VIÊM VA Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM VA Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

V.A. (dịch từ Végétation Adenoide, còn gọi là sùi vòm) là tổ chức lympho ở vòm mũi họng. VA thường bị viêm từ 12 tháng tuổi. Nếu không điều trị sớm VA phì đại sẽ gây tắc nghẽn đường thở, bệnh sẽ gây biến chứng ở đường hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là viêm tai giữa.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

- Nhà tài trợ nội dung -

a. Hỏi

• Bệnh kéo dài bao lâu? tái phát nhiều lần không đáp ứng với điều trị nội khoa.

• Trẻ có ngủ ngáy không?

• Nước mũi đục hoặc xanh.

• Hoen đỏ cửa mũi.

• Biến dạng sọ mặt (bộ mặt VA).

b. Khám

• Soi mũi trước: chảy mũi trong hay đục.

• Khám họng dịch nhày chảy xuống thành sau họng.

• Khám vòm, sờ vòm (hiếm ở trẻ em).

c. Đề nghị xét nghiệm

• X-quang sọ nghiêng tìm VA.

• Nội soi vòm chỉ thực hiện khi cần chẩn đoán phân biệt với u vùng vòm và đánh giá mức độ lan tỏa của VA.

2. Chẩn đoán xác định

Chảy mũi tái phát + X-quang hoặc nội soi thấy hình ảnh VA quá phát.

3. Chẩn đoán có thể

Chảy mũi tái phát, không X-quang.

4. Chẩn đoán phân biệt

• U xơ vòm: trẻ trai, tuổi dậy thì, dễ chảy máu, tái phát nhiều lần với số lượng ngày càng nhiều.

• U sọ hầu: bệnh hiếm, có từ lúc mới sinh.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

• Kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn.

• Nhỏ mũi với nước muối sinh lý 0,9%.

• Nạo VA.

2. Xử trí ban đầu

• Kháng sinh: Amoxycillin hoặc Erythromycin trong 7 ngày. Nếu không đáp ứng sau 3 ngày, đổi sang Cefaclor hoặc Cefuroxim.

• Nếu có chỉ định: nạo VA sau khi điều trị ổn định tình trạng nhiễm khuẩn cấp.

3. Nạo VA

a. Chỉ định: trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên:

• VA quá phát gây khó thở.

• VA có biến chứng: viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản cấp, viêm mủ xoang, viêm phổi tái phát, rối loạn tiêu hóa tái phát.

b. Kỹ thuật nạo VA: nạo VA dưới gây mê nội khí quản đường miệng.

• Nạo VA bằng thìa nạo Moure hoặc La Force. Cầm máu bằng ép bông cầu.

• Nạo VA qua nội soi hoặc gương soi vòm với shaver.

• Đốt VA với coblator qua gương soi vòm.

3. Điều trị biến chứng

a.Viêm tai giữa cấp (xem bài Viêm tai giữa cấp).

b. Viêm tai giữa thanh dịch (xem bài Viêm tai giữa thanh dịch).

c. Viêm thanh quản cấp (xem bài Viêm thanh quản cấp).

4. Chăm sóc sau nạo VA

• Theo dõi chảy máu: mạch HA, quan sát nước bọt và nước mũi trong 4- 6g. Nếu có chảy máu, đốt điện cầm máu dưới gây mê. Nếu thất bại thì đặt bông cầu mũi sau.

• Chế độ ăn: ngày 1 sữa ăn cháo, ngày 2 trở đi ăn cơm bình thường.

• Ra viện từ 4 -6 giờ sau nạo. Hẹn khám lại sau 5 ngày hoặc khi có chảy máu.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Tái khám sau 7 ngày.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com