Ngoài việc thay đổi lối sống thông qua hoạt động thể lực, ngưng hút thuốc, giảm stress, duy trì giấc ngủ tốt và tuân thủ điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát huyết áp bởi vì những thực phẩm mà bạn ăn vào có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự dao động huyết áp.
- Mục tiêu
Chế độ dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị tăng huyết áp giúp hạn chế tăng huyết áp, duy trì được huyết áp mục tiêu, giúp ổn định huyết áp.Đồng thời chế độ dinh dưỡng cũng làm giảm tối đa nguy cơ tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu náo..
2.Nguyên tắc dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng trong phòng và điều trị tăng huyết áp cần cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất, ít natri, giàu kali, giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa.
2.1 Hạn chế muối là là lời khuyên hàng đầu mà bạn được nghe khá phổ biến dành cho bệnh nhân tăng huyết áp. Nhiều người không nhận ra rằng mình đang sử dụng quá nhiều muối hàng ngày. Khi bạn tiêu thụ muối vượt ngưỡng khuyến cáo, natri (thành phần của muối) tích tụ lại trong máu, làm cho cơ thể giữ nước để cố gắng pha loãng lượng natri nói trên. Điều này làm tăng lượng dịch xung quanh các tế bào và thể tích máu, dẫn đến huyết áp cao thoáng qua. Theo thời gian, thể tích máu cao dẫn đến tim phải tăng công hoạt động, đồng thời tạo áp lực cao trên mạch máu, dẫn đến mạch máu thay đổi cấu trúc, cứng hơn và huyết áp lúc này cao kéo dài, khó hồi phục. Mức độ đáp ứng với muối của mỗi người khác nhau. Một vài người nhập muối khá nhiều hàng ngày nhưng thận thải ra tốt nên ít ảnh hưởng huyết áp. Số khác lại rất nhạy cảm với lượng muối ăn, chỉ cần thêm một ít so với thông thường đã có thể làm huyết áp tăng vọt lên rất cao. Rất khó để xác định thực sự bạn thuộc kiểu nào, trừ khi thực hiện các xét nghiệm, nghiệm pháp chuyên sâu do bác sĩ chỉ định. Do đó, lời khuyên chung nếu bạn bị tăng huyết áp vẫn là cố gắng giảm lượng muối ăn hàng ngày. Nhưng giảm đến mức nào là đủ? Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ < 5g muối/ngày ở dân số chung và giảm thêm nữa nếu được trên bệnh nhân tăng huyết áp [1]. Có thể bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi quy đổi ra cho dễ hình dung: 5g muối chỉ tương đương với một muỗng cà phê, chưa kể đến một muỗng cà phê đầy còn chứa lượng muối cao hơn một muỗng cà phê gạt ngang . Điều này ắt hẳn là thách thức với nhiều người chứ không riêng bệnh nhân tăng huyết áp bởi vì lượng kể trên còn phải được chia ra cho 2-3 bữa ăn trong ngày.
- Chế độ ăn DASH: Nghiên cứu của Appel và CS đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả lâm sàng của chế độ ăn DASH trên bệnh nhân THA. Nghiên cứu đã kết luận chế độ ăn kết hợp nhiều rau xanh và quả chín, ít chất béo bão hòa và tổng chất béo, hạn chế Natri giúp làm giảm huyết áp
- Khuyến khích sử dụng dầu đậu nành, dầu hạt cải có chứa nhiều alpha linolenic acid ALA rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Khuyến nghị của hội tiết chế mỹ khuyến khích nên sử dụng chất béo từ dầu hướng dương, dầu mè vì đây là nguồn cung cấp phytosterol tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp.
- Một khẩu phần ăn trung bình cung cấp 2,5-3 g Kali/ngày. Nhóm rau quả cung cấp nhiều nhất như khoai tây, su hào, bí đỏ. Khuyến nghị của ACC 2017 lượng kali khoảng 4000-5000g/ngày.
- Khuyến nghị bổ sung Calci cho người THA khoảng 1000-2000mg/ngày
- Theo hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị chế độ ăn cho người THA nên giàu magie. Magie có nhiều trong rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc…
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết, cụ thể và mang tính thực tế nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu giảm lượng muối ăn hàng ngày theo mong đợi và theo khuyến cáo của bác sĩ. Nếu áp dụng được những điều trên vào việc nấu nướng, ăn uống hàng ngày, huyết áp của bạn sẽ dễ được kiểm soát tối ưu hơn.