DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT (BPH: BENIGN PROSTATIC HYPERPLASIA)

blank
Đánh giá nội dung:

 Tỷ lệ mắc bệnh Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt  đã được chứng minh là tăng theo tuổi tác. Trên thực tế, tỷ lệ lưu hành  của BPH  lên tới  50% đến 60% đối với nam giới ở độ tuổi 60, tăng lên 80% đến 90% ở những người trên 70 tuổi.

Bên cạnh điều trị nội khoa, ngoại khoa thì điều trị không dùng thuốc bằng cách thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung các chất bổ sung dinh dưỡng đã được biết đến từ lâu nhưng chưa được thích nghi rộng rãi để thay đổi sự tiến triển của BPH.

ĐỊNH NGHĨA

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là sự phát triển lành tính của tuyến tiền liệt, gây ra gây chèn ép làm hẹp niệu đạo và biến dạng cổ bàng quang, gây ra các rối loạn tiểu tiện.

- Nhà tài trợ nội dung -

YẾU TỐ NGUY CƠ

Tần số xuất hiện phì đại tuyến tiền liệt tăng lên theo tuổi. Trên thế giới ước tính có khoảng 30 triệu người mắc chứng bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Thường bắt đầu xuất hiện ở đàn ông > 45 tuổi.

Nghiên cứu 2021, tỷ lệ lưu hành  của BPH  lên tới  50% đến 60% đối với nam giới ở độ tuổi 60, tăng lên 80% đến 90% ở những người trên 70 tuổi.

Béo phì, đặc biệt là béo bụng, có thể làm tăng nguy cơ mắc BPH, có lẽ là do tăng insulin máu.  Nồng độ estrogen tăng cao thứ phát do chuyển hóa từ testosterone trong các mô mỡ cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Các nghiên cứu cho thấy cho thấy mức độ hoạt động thể chất thấp hơn cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc BPH.

Chế độ ăn: Thịt đỏ và ăn nhiều chất béo đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đối với BPH, trong khi tăng tiêu thụ rau được chứng minh là làm giảm nguy cơ.

Bệnh lý: Kiểm soát đường huyết kém cũng tăng nguy cơ đối với BPH

SINH LÝ BỆNH

Hiện nay nguyên nhân của bệnh chưa được rõ. Tuy nhiên, hai yếu tố quan trọng của bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là: tuổi già và tinh hoàn còn chức năng. Ở tuổi bắt đầu cao sự kiểm soát nội tiết thay đổi. Testosteron toàn phần và tự do giảm, estrogene tăng như có tác động gián tiếp thụ cảm testosterone dihydrotestosteron (DHT) gây bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.

Sự tăng sinh tuyến tiền liệt gây kích thích các thụ cảm vùng cổ bàng quang, vỏ bao tuyến tiền liệt gây co thắt cơ trơn tạo ra hội chứng đường tiết niệu dưới (LUTS)

Đáp ứng của cơ bàng quang. Khi có tắc nghẽn dòng tiểu, cơ bàng quang tăng co bóp, dần phì đại bởi các sợi collagen càng dễ bị kích thích không ổn định, đồng thời cũng giảm đi việc đáp ứng các phản xạ bình thường gây tiểu dắt, tiểu vội, tiểu đêm. Cùng với sự tắc nghẽn kéo dài bàng quang giãn to dần, có chỗ yếu thành túi thừa, ứ đọng hay trào ngược bàng quang – niệu quản – thận: nhiễm khuẩn đường tiết niệu và suy thận. Khoảng 10% bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt có suy thận ớ các mức độ khác nhau.

 CHẨN ĐOÁN

Triệu chứng cơ năng:

Đó là biểu hiện sớm hay muộn của hội chứng đường tiểu dưới  do vị trí khối u, viêm nhiễm hay rối loạn thần kinh cổ bàng quang

 Triệu chứng do kích thích :

Tiểu nhiều lần nhất là về ban đêm gây mất ngủ, tiểu đêm.

Tiểu gấp: đột nhiên bệnh nhân có cảm giác buồn tiểu dữ dội, có cảm giác nước tiểu són ra ngoài không kiểm soát được.

Tiểu buốt thường kết hợp với nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Các triệu chứng do chèn ép

(Hội chứng tắc nghẽn) bệnh nhân tiểu khó,    phải rặn, tia nước tiểu yếu, tiểu xong không có cảm giác thoải mái.

 Thăm khám lâm sàng: Đánh giá mức độ tiểu khó qua thang điểm IPSS

  Cận lâm sàng:

Siêu âm. PSA, soi bàng quang, niệu đạo…

ĐIỀU TRỊ

5.1 Điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa

5.2 Điều trị không dùng thuốc:

   Các mục tiêu điều trị trong BPH bao gồm tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp,tránh sản xuất quá mức DHT, giảm viêm

 Thay đổi sự tiến triển của BPH bằng cách thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung các chất bổ sung dinh dưỡng đã được biết đến từ lâu nhưng chưa được thích nghi rộng rãi.

  • Kiểm soát cân nặng, Tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Giảm năng lượng ăn vào. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa lượng calo cao hơn và nguy cơ mắc BPH cao hơn. Nghiên cứu theo dõi của các chuyên gia y tế đã báo cáo nguy cơ mắc BPH tăng 50% ở nam giới ở nhóm lượng calo cao nhất so với những người ở nhóm thấp nhất, cũng như nguy cơ mắc các triệu chứng đường tiết niệu dưới mức độ trung bình đến nghiêm trọng cao hơn 70%.
  • Kiểm soát bệnh kèm tốt, bệnh lý Đái tháo đường.
  • Hạn chế hoặc tránh các sản phẩm động vật và dầu thực vật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng lượng thịt và sản phẩm động vật ăn vào cao trong BPH, đặc biệt là thịt bò và các sản phẩm từ sữa protein động vật và giảm nguy cơ đối với các axit béo không bão hòa  bao gồm axit eicosapentaenoic (EPA), axit docosahexaenoic (DHA) (có nhiều trong cá)  và dầu thực vật  đều có liên quan đến BPH.
  • Khoảng 10% bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt có suy thận ớ các mức độ khác nhau.Do vậy cần kiểm soát lượng protein tùy vào mức độ suy thận khác nhau.
  • Đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành. Đàn ông châu Á có nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt thấp hơn so với đàn ông phương Tây; một số nghiên cứu đã gợi ý rằng sự khác biệt có thể một phần là do lượng isoflavone và các hợp chất liên quan trong chế độ ăn giàu đậu nành. Isoflavone trong thực phẩm đậu nành có thể ức chế 5-alpha reductase và aromatase, lần lượt , làm giảm sự gia tăng liên quan đến tuổi tác của estrogen đối với sự tăng sinh tế bào mô đệm của tuyến tiền liệt
  • Tăng cường ăn trái cây và rau quả. Nghiên cứu theo dõi của các chuyên gia y tế cho thấy rằng việc tiêu thụ trái cây và rau nói chung, đặc biệt là những loại giàu beta-carotene, lycopene, lutein, zeaxanthin và vitamin C, có liên quan nghịch với tỷ lệ mắc BPH. Chúng thường có trong những thực phẩm này là cà rốt, cà chua, rau bina, khoai lang, bông cải xanh, rau cải thìa, ngô, cam, dưa và kiwi.
  • Vitamin D. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng thiếu hụt vitamin D có liên quan đến chứng phì đại tuyến tiền liệt. Dữ liệu cho thấy rằng vitamin D có tác dụng ức chế sự biểu hiện của cyclooxygenase 2 và sản xuất prostaglandin E2 trong tế bào mô đệm BPH, góp phần làm giảm kích thước tuyến tiền liệt ở nam giới mắc bệnh BPH.Bổ sung đủ nhu cầu VTM D theo lứa tuổi.Vitamin D có từ 3 nguồn: Ánh sang mặt trời, từ thực phẩm như cá béo, dầu gan cá, nấm… và từ thuốc bổ sung thêm VTM D.
  • Trà xanh có các thành phần được cho là chất chống oxy hóa mạnh là catechin, epigallocatechin(EGCG) . EGCG tốt trong quản lý BPH  và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên trà xanh cũng chứa lượng ít caffeine có thể kích thích bằng quang gây ra nhu cầu đi tiểu gấp.
  • Kẽm : Kẽm đã được chứng minh là có thể làm giảm LUTS do khả năng ức chế 5-alpha-reductase và / hoặc khả năng ức chế prolactin.Prolactin đã được chứng minh là làm tăng sự hấp thu của testosterone của tuyến tiền liệt, do đó dẫn đến tăng mức độ dihydrotestosterone (DHT). Khoảng 100mg/ngày có thể bảo vệ chống lại BPH, >100mg/ngày tăng nguy cơ dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt. Do vậy cần thận trọng trong việc sử dụng viên uống bổ sung kẽm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Management of Benign prostatic hyperplasia:AUA guideline 2021

PCRM’s nutrition guide for clinicians 2020

Clinical nutrition ESPEN 2019

Nutrition and benign prostatic hyperplasia 2013