Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ ngày càng cao, ước tính sẽ tăng lên 343 triệu vào năm 2045. Vậy dinh dưỡng thế nào phù hợp với phụ nữ mắc bệnh Đái tháo đường thai kỳ? Làm sao hạn chế chuyển qua thành Đái tháo đường typ 2 sau khi sinh con? Hãy cùng tìm hiểu trong bài sau nhé:
1.Tổng quan chung
Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường quốc tê IDF( International Diabetes Federation) năm 2019:
– Ước tính có khoảng 223 triệu phụ nữ (20-79 tuổi) sống chung với bệnh tiểu đường. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 343 triệu vào năm 2045.
– 20 triệu hoặc 16% trẻ sinh ra với triệu chứng tăng đường huyết trong thai kỳ. Ước tính 84% là do tiểu đường thai kỳ.
– Cứ 6 ca sinh thì có 1 ca bị tiểu đường thai kỳ.
Phần lớn các trường hợp tăng đường huyết trong thai kỳ là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc bà mẹ thường bị hạn chế.
2.Định nghĩa
Đái tháo đường thai kì GDM (Gestational Diabetes Mellitus) hay còn gọi là đái tháo đường trong thời gian mang thai. Người phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai nhưng chưa bao giờ bị Đái tháo đường trước đó thì được chẩn đoán là Đái tháo đường trong thai kỳ.
Định nghĩa đái tháo đường thai kỳ: Là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó.ĐTĐ thai kỳ có thể xảy ra ở phụ nữ có hay không có nguy cơ bị ĐTĐ. 20-50% với tiền sự bị ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ typ 2 trong vòng 10 năm sau sinh.
3.Nguyên nhân
Bình thường, Insulin được tuyến tụy sản xuất ra để điều hòa glucose máu.Khi mang thai , các hormon của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất ra insulin.Tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần, Khi nhu cầu tăng cao như vậy tụy không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao.Đó là nguyên nhân gây ra Đái tháo đường thai kỳ
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây Đái tháo đường lúc mang thai như: Thừa cân, béo phì, bà mẹ lớn tuổi khi mang thai (>35 Tuổi) , gia đình hay bản thân có tiền sử Đái tháo đường. Tuy nhiên, khoảng 30% trường hợp bị đái tháo đường lúc thai nghén không tìm thấy nguy cơ hoặc có nguy cơ ở mức thấp.
4.Tầm soát và chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ.
4.1 Thời điểm tầm soát
Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ tại lần khám thai đầu tiên đối với những người có các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ, sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của BYT 2017.
Thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó.
4.2 Tầm soát và chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ.
Nghiệm pháp sàng lọc ĐTĐ thai kỳ bằng 75 gam glucose (tuần 24-28) có ít nhất 1 thời điểm đạt ngưỡng sau:
+ Glucose huyết tương lúc đói >= 5,1 và < 7,0 mmol/L
+ Glucose huyết tương sau uống 1 giờ: >= 10,0 mmol/L
+ Glucose huyết tương sau uống 2 giờ: >= 8,5 và < 11,1 mmol
5.Dinh dưỡng trong thời kỳ đái tháo đường thai kỳ
Đê sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những em bé khỏe mạnh thì cần tuân thủ tốt các nguyên tắc sau:
– Các bà mẹ thường xuyên kiểm tra lượng glucose máu bằng máy đo glucose máu nhiều lần trong ngày để xác định glucose máu.
– Kiểm soát chất đường bột trong chế độ ăn
– Vận động thể lực vừa phải, đều đặn.
– Giữ cân nặng hợp lý – số cân năng tăng thêm của sản phụ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai. Theo dõi mức độ tăng cân mỗi tuần.
5.1 Tăng cân trong thời kỳ mang thai.
Theo khuyến cáo tăng cân của Viện Y học Mỹ về tăng cân cho phụ nữ mang thai :
TTDD trước khi mang thai | BMI | CN khuyến cáo tăng trong quá trình mang thai |
Thiếu cân | Dưới 18,5 | 12,5-18kg |
CN bình thường | 18,5-24,9 | 11,5-16kg |
Thừa cân | 25- 29,9 | 6,8-11,3 kg |
Béo phì | >=30 | 5,0-9,1 kg |
Thai đôi | 16-24kg |
5.2 Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng
Đủ năng lượng và chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi.
–Góp phần duy trì đường máutrong giới hạn cho phép:
+ĐM trước ăn =<5,3 mmol/l
+ ĐM sau ăn 1h =<7,8 mmol/l
+ ĐM sau ăn 2h =< 6,7 mmol/l
– Hạn chế xuất hiện các thể ceton
– Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Tăng cường chất xơ, giảm muối khi có phù ở những tháng cuối thai kỳ, …
– Cung cấp đầy đủ chất khoáng acid folic, calci, magie…
– Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tải lượng đường huyết thấp.
5.2.1 Năng lượng ăn vào
Năng lượng khuyến cáo cho phụ nữ ĐTĐ hiện tại chưa có một mức nào là lí tưởng.Theo các tổ chức và các hiệp hội thì năng lượng đưa vào rất khác nhau.
-30Kcal/kg cân nặng lí tưởng/ ngày( cân nặng trước khi mang thai)
– 36 Kcal/kg cân nặng lí tưởng cho 3 tháng giữa thai kỳ
– 38 Kcal/kg cân nặng lí tưởng cho 3 tháng cuối thai kỳ
Theo tạp chí ĐTĐ 2014 về liệu pháp dinh dưỡng điều trị
Mục tiêu của liệu pháp dinh dưỡng điều trị là cung cấp đầy đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, duy trì mức đường máu và tránh thể ceton
*Tỷ lệ các chất sinh nhiệt:
– G:50-55% tổng năng lượng
-P: 15-20% tổng năng lượng
-L: 25-30% tổng năng lượng
5.2.2 Thực phẩm nên dùng
– Các loại gạo, mỳ ngô khoai sắn, ..
– Các loại thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và calxi như thịt nạc, tôm, cá nhỏ…
-Đậu tương các sản phẩm chế biến từ đậu tương.
– Ăn đa dạng các loại rau
-Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình như ổi, thanh long, bưởi cam..
– Các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp như : Glucerna, gluvita,Nutren diabet…
5.2.3 Thực phẩm hạn chế dùng:
– Miến dong, bánh mỳ trắng, các loại bột được tinh chế
– Phủ tạng động vật
– Các loại quả có hàm lượng đường cao như táo, na, nhãn….
5.2.4 Thực phẩm không nên dùng
Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, các loại hoa quả sấy, rượu bia nước ngọt có đường
6.Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn lẻ, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp với thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm chia ra 4 loại:
+Thực phẩm có chỉ số glucose máu rất thấp <40
+Thực phẩm có chỉ số glucose máu thấp 40-55
+Thực phẩm có chỉ số glucose máu trung bình :56-69
+ Thực phẩm có chỉ số glucose máu cao >70
Ý nghĩa của việc lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp:
-Làm tăng nhẹ glucose máu sau ăn
– Cải thiện sự đề kháng insulin, kiểm soát bệnh ĐTĐ.
-Cung cấp năng lượng từ từ cho cơ thể.
– Giữ cho cơ thể no lâu hơn
Tài liệu tham khảo:
International diabetes federation 2019.
Dinh dưỡng lâm sàng:Viện dinh dưỡng
ADA_ Standars of medical care in diabetes.