DINH DƯỠNG LOÃNG XƯƠNG

blank
Đánh giá nội dung:

Một chế độ dinh dưỡng tốt có thể hỗ trợ dự phòng và điều trị loãng xương. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dươi đây nhé.

1.    ĐỊNH NGHĨA

– Loãng xương: (Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1994) là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự suy giảm khối lượng xương kèm theo hư tổn cấu trúc xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Do vậy, cần đo mật độ xương để đánh giá nguy cơ gãy xương.

– Định nghĩa này đã được WHO sửa đổi năm 2001, loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh này được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng xương. Chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, chu chuyển xương, độ khoáng hóa, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương. Trong các thông số này, chu chuyển xương đóng vai trò quan trọng.

- Nhà tài trợ nội dung -

– Chu chuyển xương: là quá trình làm mới của xương với sự tham gia hoạt động của các tế bào, yếu tố toàn thân và tại chỗ. Chu chuyển xương xảy ra theo trình tự bốn bước hoạt hóa, hủy xương, chuyển tiếp, tạo xương và chia thành hai quá trình tác động qua lại lẫn nhau gọi là quá trình tạo xương và quá trình hủy xương. Các quá trình này dựa trên hoạt động của các tế bào như tế bào hủy xương, tế bào tạo xương và tế bào xương. Trong điều kiện tối ưu, sự hủy xương diễn ra trong khoảng 10 ngày trong khi sự tạo xương mất khoảng 3 tháng.

– Loãng xương sau mãn kinh: bắt đầu từ 3-5 năm trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng và tiếp tục trong 3-5 năm sau khi chấm dứt kinh nguyệt, xảy ra với tốc độ từ 1-2%/năm.

2.  PHÂN LOẠI LOÃNG XƯƠNG

Theo nguyên nhân, loãng xương được chia làm hai loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát

 – Loãng xương nguyên phát: là loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi tác và hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Nguyên nhân là do quá trình lão hóa của tạo cốt bào, làm xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa hủy và tạo xương gây nên thiểu sản xương.

– Loãng xương nguyên phát typ 1 (hoặc loãng xương sau mãn kinh): nguyên nhân là do thiếu hụt estrogen. Loại loãng xương này thường gặp ở phụ nữ khoảng từ 50-60 tuổi, đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp, biểu hiện bằng sự lún các đốt sống.

– Loãng xương nguyên phát typ 2 (hoặc loãng xương tuổi già): tình trạng loãng xương liên quan đến tuổi tác và sự mất cân bằng tạo xương, xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trên 70 tuồi. Mất chất khoáng toàn thể cả xương xốp (xương bè) và xương đặc (xương vỏ). Biểu hiện chủ yếu là gãy cổ xương đùi. Loại loãng xương này liên quan đến hai yếu tố quan trọng nhất là giảm hấp thu canxi, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn đến cường cận giáp thứ phát.

– Loãng xương thứ phát: là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một số bệnh hoặc thuốc gây nên như đái tháo đường, cường tuyến cận giáp, cường giáp, Hội chứng kém hấp thu, HIV/AIDS…

3.    TRIỆU CHỨNG  LÂM SÀNG

Những biểu hiện lâm sàng của loãng xương thường kín đáo, diễn biến âm thầm không có triệu chứng cho đến khi có biến chứng như gãy xương. Các triệu chứng ban đầu của loãng xương có thể liên quan đến quá trình xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi hoặc gãy xương ngoại vi.Thăm khám thực thể có thể thấy: biến dạng cột sống như gù, quá cong ra phía trước, chiều cao giảm so với lúc trẻ, hạn chế vận động cột sống, gõ hoặc ấn vào gai sau của cột sống bệnh nhân thấy đau trội lên.

4.CHỈ ĐỊNH ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG

Theo AACE 2020, chỉ định đo mật xương khi:

– Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi

– Tất cả phụ nữ sau mãn kinh có

+ Tiền sử gãy xương không do chấn thương lớn

+ Thiểu xương xác định trên X quang

+ Đang sử dụng liệu pháp glucocorticoid dài hạn ( ≥ 3 tháng)

Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh với các yếu tố nguy cơ loãng xương

+ Chỉ số khối cơ thể thấp (BMI < 20 kg/m2)

+ Đang sử dụng liệu pháp glucocorticoid dài hạn ( ≥ 3 tháng)

+ Tiền sử gia đình có gãy xương do loãng xương

+ Mãn kinh sớm

+ Hút thuốc lá

+ Sử dụng rượu quá mức

Loãng xương thứ phát

     5. ĐIỀU TRỊ

-Điều trị không dùng thuốc  (Dinh dưỡng, vận động, dự phòng)

– Điều trị dùng thuốc (Estrogen và liệu pháp hormon,Bisphosphonate, romosozumab , alendronate…….)

      6. DINH DƯỠNG

      6.1 Mục tiêu dinh dưỡng

– Dự phòng và điều trị loãng xương

– Ổn định hoặc tăng khối lượng xương

     6.2 Nguyên tắc dinh dưỡng

– Năng lượng: 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

– Protein: 14-16 % tổng năng lượng.

– Lipid: 18-20% tổng năng lượng (trong đó 2/3 là acid béo không no).

– Glucid: 68-64 % tổng năng lƣợng.

– Ăn nhạt, hạn chế Natri: <2000mg Na/ngày (4-6g muối/ ngày).

– Tăng TP chứa nhiều Canxi (theo độ tuổi), VTM D

– Đủ nước, vitamin. Rau, hoa quả đạt 500g/ngày

    6.3  Dinh dưỡng loãng xương

    Canxi

– Lượng canxi đầy đủ là cần thiết để đạt được khối lượng xương đỉnh và duy trì sức khỏe của xương. Bộ xương chứa 99% lượng canxi dự trữ của cơ thể.

– Liều lượng: tổng lượng canxi không nên không vượt quá 1.500 mg/ngày.

AACE, NOF và Hiệp hội Nội tiết khuyến cáo: phụ nữ trên 51 tuổi, nên tiêu thụ canxi

1.200 mg/ngày từ tất cả các nguồn.

– Bổ sung canxi không được vượt quá 500-600 mg/liều, nếu hơn 600mg, nên chia nhỏ liều lượng kể cả lượng calci từ thực phẩm.

Bảng: Nhu cầu calci theo Institute of Medicine, Dietary Reference Intakes for Calcium and Vitamin

Vitamin D

– Vai trò: quan trọng trong việc hấp thụ canxi và sức khỏe của xương, làm tăng hiệu quả của liệu pháp bisphosphonate, tăng mật độ xương và ngăn ngừa gãy xương.

– Liều khuyến cáo ở người lớn trên 50 tuổi: 800-1000 UI.

– Thực phẩm bổ sung canxi và hầu hết các viên vitamin tổng hợp đều chứa vitamin D. Bổ sung vitamin D2 (ergocalciferol) hoặc vitamin D3 (cholecalciferol) đều hiệu quả.

– Xác định thiếu hụt vitamin D: dựa vào 25(OH)D ≥ 30 ng/ml. Trong trường hợp thiếu hụt bổ sung liều VTM D theo khuyến nghị.

– Protein: bổ sung protein đầy đủ (0,8g/kg/ngày) sẽ làm giảm tối thiểu quá trình mất xương ở những bệnh nhân bị gãy khớp háng. Việc cung cấp protein đủ theo nhu cầu khuyến nghị là 1-1,2g/kg/ngày.

Rượu, bia: uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương qua cơ chế ảnh hưởng đến quá trình tạo xương, gây té ngã, thiếu canxi và bệnh gan mạn. Vì vậy, khuyến cáo không nên dùng quá 2 đơn vị/nam, 1 đơn vị/nữ (1 ly = 120 ml rượu vang, 30ml rượu, 260 ml bia).

Hút thuốc lá: làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương. Việc ngưng thuốc lá không làm giảm nguy cơ gãy xương, nhưng nguy cơ gãy xương sẽ cao hơn ở những người tiếp tục hút thuốc lá so với người hút thuốc lá trước đây

Cafeine: có mối liên quan giữa việc dùng caffeine và gãy xương, do làm giảm nhẹ hấp thu canxi ở ruột và tăng bài xuất canxi qua đường tiểu. Vì vậy nên hạn chế sử dụng caffein

     6.4 Thực phẩm nên dùng:

  Thực phẩm có hàm lượng caxi cao:

– Các loại hải sản: tôm, tép, cua, các loại ốc, cá loại cá nhỏ. Đặc biệt các loại cá dầu, cá biển, nên ăn 3-4 lần/tuần.

– Sữa và các chế phẩm sữa

– Vừng đen/trắng. Sữa bột tách béo, Pho mát.

– Các loại rau: Rau cần, rau dền cơm, dền đỏ, rau dền trắng, rau đay, mộc nhĩ…

=>Tuy nhiên mỗi nhóm thực phẩm có tỉ lệ hấp thu calci khác nhau.

– Thực phẩm có nhiều Mage: Nguồn thực vật: đậu xanh, đậu tương, khoai lang, lạc hạt, cùi dừa, rau ngót, mồng tơi, rau dền, rau lang

– Nguồn động vật: tôm đồng, cua bể, sò, cá thu.

 – Thực phẩm nhiều Vitamin D: sữa, trứng, dầu cá, gan động vật, cá mòi, cá thu, đậu phụ.

Thực phẩm hạn chế dùng:

– Nhóm thực phẩm nhiều acid và hàm lượng đạm cao như các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò, thịt bê, thịt trâu, thịt dê…); nhóm hoa quả có vị chua.

– Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng Na cao là các loại đồ hộp, đồ chế biến sẵn như giò, chả, pate, xúc xích, lạp xưởng, các loại dưa cà muối.

– Rượi, bia, cà phê (ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa Vit D).

            7. VẬN ĐỘNG

– Vận động đều đặn (đi bộ 30-40 phút, kết hợp với các bài tập lưng, tư thế khoảng vài phút, 3-4 lần/tuần) nên được khuyến cáo trong suốt cuộc đời.

– Ở người lớn tuổi, việc tập thể dục làm chậm quá trình mất xương, cải thiện sức cơ, sự thăng bằng và cuối cùng làm giảm nguy cơ té ngã.

– Một phân tích gộp cho thấy tập thể dục cải thiện mật độ xương cột sống thắt lưng và cổ xương đùi và giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương khoảng 10%.

–  Ở những người bị loãng xương nặng nên thận trọng khi làm các động tác dãn và xoay cột sống, nâng vật nặng, thậm chí uốn thân bởi vì những nghiệm pháp này sẽ làm tăng lực nén lên cột sống và có thể dẫn

–  Là nguyên nhân gây gãy xương thường gặp nhất, do đó một phác đồ điều trị loãng xương hiệu quả nên bao gồm chương trình dự phòng té ngã, đặc biệt là những người già yếu, tiền sử đột quỵ hoặc dùng thuốc gây suy giảm nhận thức.

Các biện pháp dự phòng té ngã

– Thảm neo

– Giảm thiểu sự lộn xộn đồ đạc trong nhà

– Loại bỏ dây treo trong nha

– Sử dụng thảm chống trượt

– Lắp đặt tay vịn trong phòng tắm, sảnh và cầu thang dài

– Ánh sáng hành lang, cầu thang và lối vào

             TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013), Loãng xương nguyên phát, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, pp.

2.Papaioannou A., Kennedy C. C., Dolovich L., Lau E., et al. (2007), “Patient adherence to osteoporosis medications: problems, consequences and management strategies”, Drugs Aging, 24 (1), pp. 37-55.

3. Tài liệu dinh dưỡng viện dinh dưỡng

4. Institute of Medicine. Dietary Reference Intakes for Calcium and Vitamin D. Washington, DC: The National Academies Press; 2011

5. Clinical Practice G