DINH DƯỠNG QUA SONDE DẠ DÀY Ở TRẺ EM

blank
Bạn đang cần bác sĩ Tiết niệu - Nam khoa tư vấn qua điện thoại: Đăng kí tại đây
Đánh giá nội dung:

DINH DƯỠNG QUA SONDE DẠ DÀY Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Dinh dưỡng qua sonde dạ dày là đưa các chất dinh dưỡng tới dạ dày qua một ống thông đặt vào dạ dày. Dinh dưỡng qua sonde dạ dày đơn giản, rẻ tiền, ít biến chứng và phù hợp sinh lý hơn so với phương pháp dinh dưỡng tĩnh mạch. Các chất dinh dưỡng bao gồm: sữa, bột, cháo xay và các sản phẩm dinh dưỡng khác.

II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhà tài trợ nội dung -

1. Chỉ định

Tất cả những bệnh nhân không thể ăn uống được hoặc ăn uống không đủ so với nhu cầu:

• Bệnh nhân hôn mê.

• Bệnh nhân có hỗ trợ hô hấp, đặt nội khí quản, thở máy.

• Bệnh lý gây khó nuốt hay không thể nuốt: bỏng thực quản.

• Bệnh lý liệt hầu họng: hội chứng Guillain Barre, nhược cơ.

• Chấn thương hay dị tật bẩm sinh vùng hầu họng.

2. Chống chỉ định

• Sốc.

• Đang co giật.

• Xuất huyết tiêu hóa.

• Nghi ngờ bệnh ngoại khoa cần can thiệp phẫu thuật.

• Giai đoạn đầu hậu phẫu đường tiêu hóa.

• Đang suy hô hấp nặng.

III. NGUYÊN TẮC

• Cung cấp đầy đủ năng lượng.

• Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

• Chia nhiều cữ và nhỏ giọt chậm.

• Phòng ngừa hít sặc.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Đánh giá bệnh nhân

• Dấu hiệu sinh tồn.

• Cân nặng, tuổi.

• Tình trạng dinh dưỡng.

• Bệnh lý hiện tại và bệnh nền: suy gan, suy thận, suy hô hấp.

2. Tính nhu cầu năng lượng và lượng dịch cần thiết

(xem bài dinh dưỡng đường tĩnh mạch).

3. Chọn dung dịch dinh dưỡng

a. Nguyên tắc chọn lựa

• Theo tuổi:

– < 4 tháng: sữa mẹ hoặc sữa công thức 1.

– 4 tháng – 6 tháng: sữa công thức 2 + bột 5%.

– > 6tháng – 12tháng: sữa công thức 2+ bột 10%

– > 12 tháng: sữa công thức 2 hoặc sữa dinh dưỡng + bột 10 % hoặc bột Enalac hoặc Pediasure.

• Theo bệnh lý: (xem thêm phần các chế độ ăn bệnh lý).

– Suy hô hấp: cần hạn chế carbohydrate, nên sử dụng bột mặn 5-10%.

– Suy thận: cần hạn chế đạm, thay thế bằng carbohydrate và lipid, nên sử dụng bột Borst.

b. Một số sản phẩm dinh dưỡng qua sonde dạ dày: (2009)

Sản phẩm

Năng lượng

(Kcal/L)

Protid

(g/L)

Lipid

(g/L)

Glucid

(g/L)

Các loại sữa:

❖ Sữa mẹ

680

11

44,1

72

❖ Sữa bột công thức 1

670

14

35,1

74,1

❖ Sữa bột công thức 2

662

20,7

30,2

76,7

❖ Sữa đặc có đường
20%

672

16,2

17,6

112

25%

840

20,3

22

140

❖ Sữa dinh dưỡng (+ đường)

1073

25,9

28,4

177,4

pffediasure

1008

30

50

108

PPsgestimil

675

18,9

37,8

68,9

Các loại bột:

❖Bột ngọt
5%

890

24,6

30,4

129

10%

1069

27,9

30,6

170,1

❖Bột mặn
5%

798

30

33,7

93,4

10%

1022

33,3

38,9

134,5

❖Bột Borst (bột + dầu)

2062

6,6

100,1

271,4

4. Tính năng lượng thực tế cung cấp

Tổng năng lượng cung cấp = Tổng năng lượng sữa + Tổng năng lượng bột

5. Tính số cữ ăn trong ngày

• Khởi đầu nên chia 8- 10 cữ/ngày để tránh nguy cơ hít sặc và hạ đường huyết.

• Sau đó trung bình 6 cữ/ngày (2 cữ sữa kèm 4 cữ bột). Ngoại trừ trẻ nhũ nhi, các cữ cách nhau 3 – 4 giờ, cữ cuối vào lúc 22 giờ.

• Mỗi cữ trung bình 10 – 15 ml/kg.

• Tốc độ nhỏ giọt chậm 1 – 2 giờ/cữ. Trong trường hợp nhiều nguy cơ hít sặc cần truyền chậm qua máy truyền dinh dưỡng (Nutripump).

6 . Kiểm tra ống thông

Rút bỏ dịch trước khi cho ăn và nằm đầu cao 30° trong và sau thời gian cho ăn 30 phút để tránh hít sặc.

7. Trong trường hợp dinh dưỡng qua sonde dạ dày dài ngày

Cần bổ sung thêm các yếu tố vi lượng và sinh tố vào các cữ ăn.

V. THEO DÕI

• Dấu hiệu sinh tồn, lượng xuất nhập/hàng ngày.

• Cân nặng/hàng tuần.

• Xét nghiệm: Hct, đạm máu/hàng tuần. Đường huyết, ion đồ khi cần.

• Các biến chứng:

Biến chứng

Nguyên nhân

Cách phòng ngừa

Ói → hít sặc

* Ống sonde lạc chỗ

* Kiểm tra vị trí trước khi cho ăn

* Cho chảy quá nhanh.

* Nhỏ giọt chậm 1-2 giờ, tư thế đầu cao 30°

* Lượng thức ăn quá nhiều.

* Lượng ít hơn và chia nhiều cử.

Tiêu chảy

* Thức ăn để lâu

* Cho ăn ngay sau pha chế

* Dụng cụ không sạch

* Tráng ống sau khi cho ăn.

* Rửa chai sau mỗi cử ăn và thay chai mỗi ngày.

* Cho ăn quá nhanh

* Nhỏ giọt chậm.

Chướng bụng

* Lượng quá nhiều

* Rút dịch trước khi cho ăn, giảm lượng thức ăn nếu dịch còn > 40%

* Các cử ăn quá gần

* Chia nhỏ các cử ăn hợp lý.

* Lưu thông ruột kém

* Nhỏ giọt chậm.

Vấn đề

Mức độ chứng cớ

Nuôi ăn qua sonde nên sử dụng 1 cách thích hợp ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng và những bệnh nhân ăn đường miệng không đủ để duy trì tình trạng dinh dưỡng

III

Guideline From A.S.P.E.N

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com