DINH DƯỠNG TRONG BỆNH CƯỜNG GIÁP

blank
Đánh giá nội dung:

Thực phẩm không chữa được bệnh cường giáp nhưng một số chất dinh dưỡng giúp kiểm soát tình trạng khó chịu do bệnh gây ra. Vậy người bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì để góp phần ổn định chức năng của tuyến giáp?

1.Nguyên tắc chung

“Không có chế độ dinh dưỡng nào được thiết kế dành riêng cho người bệnh cường giáp. Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn trong quá trình điều trị gồm: Cân bằng giữa rau, trái cây, ngũ cốc tốt cho sức khỏe cùng với chất đạm, chất béo, chất bột đường sẽ tạo cho bữa ăn phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe cũng được cải thiện” ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115.

  Gluten trong các sản phẩm lúa mì có liên quan giữa bất dung nạp gluten và graves

- Nhà tài trợ nội dung -

2. Vai trò của dinh dưỡng trong bệnh cường giáp

      Hỗ trợ chống lại quá trình tự miễn

  • Các chất chống oxy hóa( rau củ, quả)
  • Hạn chế các chất làm tăng quá trình oxy hóa ( đường fructose)
  • Selen

    Hạn chế sản xuất hormon giáp

  •  Hạn chế thực phẩm giàu iod

Hỗ trợ điều trị triệu chứng

  • Hạn chế cafein
  • Tăng cường canxi và VTM D3
  • Magie

3. Thực phẩm nên dùng

Theo nghiên cứu cho thấy Goitrogens có vai trò ức chế khả năng sử dụng iod của tuyến giáp và ức chế khả năng giải phóng hormon giáp, giảm chuyển T4 Thành T3 ở ngoại vi.

-Thức ăn giàu goitrogens: bông cả canh, cải bắp, cải dầu, su hào, khế, đào, đậu phộng, củ cải/đỏ, rau bina, khoai lang, dâu tây, cải xoong,quả mọng, rượu vang đỏ, trà (xanh), sữa đậu nành

-Tốt nhất là cắt lát hoặc nhai thô sẽ giúp giải phóng goitrogen tốt hơn

-Đậu nành có chứa goitrogen, ngoài ra cản trở hấp thu hormone ngoại sinh trong trường hợp suy giáp, tuy nhiên không nhất thiết phải tránh, nên sd hormone vào lúc đói.

blank
(*) Effects of Selenium Supplementation on Graves’ Disease

Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa

blank

Lựa chọn chất béo không no (2/3 khẩu phần chất béo)

         Selen: Nguyên tố vi lượng selen – một chất chống oxy hóa- cần thiết cho chức năng và chuyển hóa hormon tuyến giáp khỏe mạnh. Giúp giảm FT4,FT3 tăng TSH và giảm TRAb (Selen có trong nấm gạo lứt, hạt hướng dương, cá mòi)

blank
Effects of Selenium Supplementation on Graves’ Diseases

Calci và vitamin D giúp phòng ngừa loãng xương (rau họ cải chứa nhiều calci, cá biển béo chứa nhiều D)

Magie giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến tim mạch (bơ, socola đen, hạnh nhân, cá béo)

Kẽm: cải thiện chức năng tiêu hóa

Lưu ý tình trạng thiếu hụt vi chất trên bệnh nhân

4. Thực phẩm hạn chế sử dụng.

Hạn chế thực phẩm giàu iod như : tảo biển, rong biển, cá tuyết, tôm, cá ngừ, các sản phẩm từ sữa, muối iod, chuối….

Hạn chế thực phẩm chứa fructose

blank

Giảm  caffein: Caffein tác động lên hệ giao cảm, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, có thể làm nặng hơn các triệu chứng.

Kết Luận: Không cần thiết phải áp dụng một chế độ ăn kiêng chặt chẽ trên bệnh nhân cường giáp

               Một số thói quen sử dụng thực phẩm tốt, hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt có thể có lợi đối với bệnh nhân cường giáp.