ĐÓNG RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở TRẺ EM
1. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH
• Chỉ định:
– Rò động mạch vành với luồng thông trái – phải đáng kể hoăc gây dãn buồng tim trái, thiếu máu cơ tim, rối loạn chức năng thất trái, suy tim.
– Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
• Chống chỉ định:
– Có tật tim khác kèm theo cần phẫu thuật.
– Nhiễm trùng huyết hay đang nhiễm trùng nặng.
2. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
• Các xét nghiệm:
– Siêu âm tim thành ngực: có 2 bản do 2 người khác nhau thực hiện.
– X-quang phổi, ECG.
– Xét nghiệm đông cầm máu, chức năng thận, TPTNT.
– Xét nghiệm HIV, VGSV.
• Kiểm tra:
– Tiền sử dị ứng, đặc biệt với thuốc cản quang và thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu.
– Khám gây mê đối với trẻ nhỏ hoặc cần làm siêu âm thực quản.
• Công tác điều dưỡng:
– Nhập viện trước thủ thuật 1 ngày, dặn nhịn ăn, làm vệ sinh. Giải thích và trấn an bệnh nhân.
– Ngày làm thủ thuật: lập đường truyền TM, truyền dung dịch có Dextrose để tránh hạ đường huyết.
– Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ cho thủ thuật:
+ Máy siêu âm tim thành ngực hoặc/và siêu âm thực quản.
+ Bộ delivery system và vascular plug đủ kích cỡ.
+ Ống thông MP 5F, dây dẫn có lõi cứng.
3. THỰC HIỆN THỦ THUẬT
• Vệ sinh vùng bẹn 2 bên.
• Gây tê tại chỗ bằng lidocain 2%. Gây mê nếu cần.
• Chích heparin 75 – 100 UI/kg để đạt ACT > 200 s.
• Chích kháng sinh cefazolin 1g (20 – 30 mg/kg) liều 1. Lặp lại liều 2 sau 6 – 8 giờ.
• Thông tim phải (nếu cần).
• Đưa pigtail + dây dẫn thường (standard wire) hoặc dây dẫn ái nước vào gốc động mạch chủ. Chụp gốc động mạch chủ để ghi nhận hình ảnh 2 động mạch vành. Tư thế chụp LAO 35o/CRA 35o và Lateral. Lượng cản quang 1 – 2 ml/kg, thời gian chụp 1 – 2 giây. Xác định vị trí, kích thước và hình dạng của động mạch vành và đường rò, đánh giá tưới máu cơ tim. Nếu đường rò đổ vào buồng tim trái sẽ đi bằng đường xuôi dòng (đi đường động mạch) để bít đường rò. Nếu đường rò vào buổng tim phải, có thể áp dụng 1 trong 2 cách: xuôi dòng (đi đường động mạch) và ngược dòng (đi vào đường tĩnh mạch) để bít đường rò.
• Kỹ thuật đóng đường rò xuôi dòng:
– Dùng ống thông JR hoặc Cobra 4 – 5F + guide ái nước đi vào động mạch vành tổn thương. Đưa ống thông càng gần với vị trí lỗ rò càng tốt. Những trường hợp động mạch vành bị xoắn vặn hay gập góc sẽ gây khó khăn nhiều.
– Đưa dây dẫn can thiệp cứng (guide có lõi cứng hoặc dây dẫn can thiệp ngoại biên) vào động mạch vành và đi qua chỗ rò vào buồng tim.
– Đưa guiding can thiệp hoặc ống thông dài (long sheath) vào càng gần với lỗ rò càng tốt.
– Chọn dụng cụ đóng đường rò tùy theo giải phẫu của đường rò gồm: vascular plug, dụng cụ đóng ống động mạch thế hệ II, coil, dù thông liên nhĩ, dù thông liên thất… việc lựa chọn này phải cân nhắc kỹ lưỡng.
– Đưa dụng cụ vào bít đường rò từ phía động mạch (xuôi dòng).
• Kỹ thuật đóng đường rò ngược dòng.
• Dùng ống thông JR hoặc Cobra 4 – 5 F + guide ái nước đi vào động mạch vành tổn thương. Đưa ống thông càng gần với vị trí lỗ rò càng tốt. Những trường hợp động mạch vành bị xoắn vặn hay gập góc sẽ gây khó khăn nhiều.
• Đưa dây dẫn ái nước dài 260 cm vào động mạch vành qua chỗ rò và vào buồng tim phải hoặc động mạch phổi.
• Đưa ống thông MP hoặc JR + guide standard hoặc guide ái nước và buồng tim phải hoặc động mạch phổi nơi có dây dẫn 260 cm.
• Dùng snare bắt dây dẫn và kéo về phía tĩnh mạch, tạo ra 1 vòng dây dẫn từ động mạch sang tĩnh mạch.
• Đưa guiding can thiệp hoặc ống thông dài (long sheath) vào từ phía tĩnh mạch qua đường rò và vào động mạch vành (đi ngược dòng), đi càng xa với lỗ rò càng tốt.
• Chọn dụng cụ đóng đường rò tùy theo giải phẫu của đường rò gồm: vascular plug, dụng cụ đóng ống động mạch thế hệ II, coil, dù thông liên nhĩ, dù thông liên thất… việc lựa chọn này phải cân nhắc kỹ lưỡng.
• Đưa dụng cụ vào bít đường rò từ phía tĩnh mạch (ngược dòng).
• Chụp động mạch vành kiểm tra sau bít đường rò để đánh giá khả năng bít, shunt tồn lưu, các nhánh còn lại của động mạch vành. Theo dõi dấu hiệu thiếu máu cơ tim ít nhất 30 phút sau bít để đảm bảo không có biểu hiện thiếu máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim trước khi thả dụng cụ.
• Thả dụng cụ và chụp động mạch vành kiểm tra. Nếu còn shunt tồn lưu có thể dùng thêm 1 hoặc 2 dụng cụ để bít hoàn toàn đường rò.
4. SAU THỦ THUẬT
• Rút sheath, khâu và băng ép cầm máu. Chú ý ACT và dùng protamin nếu cần.
• Bất động chân bên thực hiện thủ thuật 24 giờ.
• Cho ăn lại sau 4 giờ hoặc khi bệnh nhân tỉnh táo.
• Phòng ngừa VNTMNT trong khoảng thời gian 6 tháng sau thủ thuật nếu có phẫu thuật hoặc can thiệp khác.
• Hạn chế vận động quá mức, tránh chơi thể thao nặng trong khoảng thời gian 4 tuần kể từ khi thực hiện thủ thuật.
• Siêu âm tim, ECG, X-quang thực hiện sau thủ thuật 1 ngày, kiểm tra lại sau 1 tháng, 6 tháng. Nếu tốt, kiểm tra mỗi năm trong 2 năm đầu, sau đó mỗi 3 – 5 năm.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.