DÙNG KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TẠM THỜI ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ DÙNG KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TẠM THỜI ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO

• Nhiễm trùng catheter tĩnh mạch trung tâm sử dụng trong CTNT được chẩn đoán khi có các biểu hiện sau:

– Hội chứng nhiễm trùng (sốt cao, BC trong máu tăng cao, Neutrophil tăng…)

– Cấy catheter , cấy máu dương tính cùng một loại vi khuẩn.

- Nhà tài trợ nội dung -

– Có thể viêm sưng tấy tại chổ chân catheter hoặc kèm có mũ.

• Nếu bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng nghi ngờ nhiễm trùng cathether TMTT

– Xem xét thay catheter tĩnh mạch trung tâm

– Thực hiện cấy máu kháng sinh đồ

– Dùng kháng sinh phổ rộng chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin tùy từng loại kháng sinh trong khi chờ đợi kết quả cấy máu. Ví dụ với Ceftriaxone 2g/ ngày; Cefazolin 150 mg/kg sau chạy thận nhân tạo(CTNT); Ceftazidim 1g sau CTNT; Vancomycin 1g sau CTNT..

• Rút catheter TMTT khi:

– Lâm sàng không ổn định biểu hiện sốt dai dẳng > 48 h có /hoặc biểu hiện sưng tấy mũ chân catheter, nghi ngờ nhiễm trùng huyết do catheter( sốt, lạnh run, có/hoặc tụt huyết áp)

– Khi rút catheter: thưc hiện cấy máu và cấy đầu catheter, cấy mũ chân catheter nếu có.

– Khi có kết quả cấy máu: dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, tuy nhiên nếu lâm sàng đáp ứng tốt với kháng sinh hiện đang dùng mà không có trong kháng sinh đồ, xem xét dùng tiếp tục.

• Điều trị kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm thường bao gồm kháng sinh phổ rộng cho các kháng sinh nhạy Gram(+) và Gram (-). Kháng sinh thường cho vào cuối kỳ chạy thận nhân tạo để cải thiện tuân thủ bệnh nhân và hiệu qủa điều trị. Ví dụ kháng sinh bao gồm Vancomycin,

Cefazolin, Ceftazidim, Daptomycin. Lựa chọn kháng sinh liều lượng, số lần sử dụng trong ngày được xem xét dựa trên chức năng thận còn lại.

• Thời gian sử dụng kháng sinh được đề nghị 4-6 tuần với nhiễm trùng catheter do Staphylococcus Aureus và 1-2 tuần cho nhiễm trùng cathether với trực khuẩn Gram âm, ít nhất 2 tuần với Candida.

• Phối hợp kháng sinh nếu đơn trị liệu không hiệu quả và nghi ngờ nhiễm trùng huyết (lâm sàng bệnh nhân không cải thiện vẫn sốt , công thức máu BC tăng neutrophil tăng, CRP tăng cao, có/hoặc tụt HA… ) trong khi chờ đợi kết quả cấy máu- kháng sinh đồ.

– Cephalosporin III kết hợp kháng sinh nhóm Aminoglycosis.

– Cephalosporin III kết hợp kháng sinh nhóm Quinolone.

– Cephalosporin III kết hợp kháng sinh nhóm Quinolone + Aminoglycosis

– Cephalosporin III kết hợp kháng sinh nhóm Vancomycine.

– Hoặc dùng kháng sinh thế hệ mới kết hợp như Imipenem, Meronem..

( chỉnh liều kháng sinh theo độ thanh thải creatinin)

Chẳng hạn nhiễm trùng do enterococci thường phối hợp Cephalosporin thế hệ III với Aminoglycoside để tăng tác dụng hiệp đồng, ví dụ:

* Ceftriaxone 2g/ngày KẾT HỢP Amikacin 5-7,5 mg/kg sau CTNT hoặc Gentamycin 1,7mg/kg liều đầu và sau CTNT dùng thêm nửa liều.

* HOẶC Ceftazidim 1g/sau CTNT KẾT HỢP Levofloxacin (Tavanic) liều khởi đầu 750mg sau đó 500 mg/48h (sau CTNT) dùng trung bình 7-14 ngày.

• Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có một tỉ lệ lớn tụ cầu vàng kháng methicillin là đa đề kháng với các kháng sinh như Gentamycin, Chloramphenicol, Erythromycin, Ciprofloxacin làm cho việc điều trị gặp hết sức khó khăn.

Đối với Staphylococcus Aureus đề kháng với Methiciline, Vancomycin hoặc Linezolid thường được dùng để điều trị .( Vancomycin 500mg 7,5mg/kg sau mỗi lần CTNT or Linezolid 200mg/100ml 2 lọ x 2/TTM ngày)

• Hiếm gặp nhiễm trùng catheter tĩnh mạch trung tâm tạm thời trong CTNT do Candida. Liều Fluconazole được khuyến cáo 6-12mg/kg/ngày IV/PO (trung bình 400mg PO/IV/ngày)

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com