GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN

blank
Đánh giá nội dung:

GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy thân xương cẳng chân là gãy xương chày từ dưới hai lồi cầu mâm chày đến trên hai mắt cá ngoài và trong (khoảng trên hai mắt cá 5-8 cm), có hay không có kèm theo gãy xương mác.

Có thể gãy kín hay gãy hở.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ

- Nhà tài trợ nội dung -

Gãy thân xương cẳng chân có thể do chấn thương trực tiếp hay gián tiếp. Cơ chế trực tiếp thường gặp ở người lớn trong khi cơ chế gián tiếp thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân đa dạng: do tai nạn giao thông, tai nạn lao động( té cao, té giếng, sụp bờ đắp), tai nạn thể dục thể thao…

Trong tai nạn lao động gãy xương chày chiém 6.3%. Trong tai nạn lưu thông, gãy hở xương cẳng chân chiếm 40% các gãy xương cẳng chân

III. GIẢI PHẪU BỆNH

1. Đường gãy: chủ yếu dựa vào X- Quang:

Gãy xương chày không kèm gãy xương mác thì thường gãy ngang.

Khi gãy ngang cả hai xương thì đường gãy thường gần nhau hoặc hơi chéo.

Hoặc gãy chéo ít.

Khi gãy xoắn, đường gãy xương mác thường ở trên và nối tiếp với đường gãy xương chày.

Gãy nhiều mảnh thường gặp ở xương chày rõ rệt hom xương mác.

2. Di lệch:

Khi gãy xương chày đơn thuần thường chỉ có di lệch sang bên hoặc ra trước hoặc ra sau.

Neu gãy hai xương thì ngoài di lệch ngang, hai đoạn gãy có thể chồng ngắn, gập góc, đoạn dưới xoay ngoài.

IV. PHÂN LOẠI

1. Theo vị trí: gãy 1/3 trên, 1/3 giữa,1/3 dưới.

2. TheoA.O

V. LÂM SÀNG

Toàn bộ xương chày nằm sát dưới da nên dễ phát hiện các dấu hiệu gãy xương

Đau chói khi ấn (bao giờ cũng có)

Đau khi dồn gõ từ gót chân ngược lên Cử động bất thường

Biến dạng khá rõ (nếu gãy có di lệch cả 2 xương)

Gãy xương mác nếu biến dạng không rõ, có thể phát hiện bằng cách ấn dọc toàn bộ xương mác tìm diểm đau chói khi ấn

Chú ý: gẫy 2 xương cang chân dễ bị biến chứng, nhất là biến chứng chèn ép khoang. Đặc biệt nếu sau chấn thương thấy cẳng chân sưng nề nhiếu và có bóng nước là dấu hiệu có khả năng bị chèn ép khoang (trong trường hợp bệnh nhân đến muộn vài giờ sau tai nạn)

VI. BIẾN CHỨNG

Choáng chấn thương có thể xảy ra nhưng ít gặp.

CEK: dễ xuất hiện, nhất là gãy 1 /3 trên, gãy nhiều mảnh, gãy xoắn.

Chèn ép động mạch khoeo, động mạch chày sau.

Gãy cổ xương mác làm liệt thần kinh hông khoeo ngoài.

Gãy hở.

Khớp giả: có thể do:

Gãy 3 đoạn: mạch máu không nuôi đủ đoạn giữa.

Gãy 2 xương một lúc: xương mác liền nhanh trong khi xương chày chưa kịp liền sát nhau → làm chậm và cản ữở liền xương chày.

Kéo tạ nắn xương quá tải làm 2 đoạn gãy di lệch xa.

Cal lệch, cal xấu gồ đau khi va chạm:

Cal lệch trục xương chày > 10° (: 5-7°) → phẫu thuật sửa trục.

Cal gồ xấu: khi thật sự ảnh hưởng mói phẫu thuật.

Viêm xương, mất đoạn xương.

VII. ĐIỀU TRỊ

Điều trị gãy xương cẳng chân qui về điều trị gãy xương chày. Xương mác rất ít khi không liền nhưng dẫu còn di lệch khi lành cũng không sao vì khi đi đứng chỉ đứng trên xương chày.

Mục đích điều trị gãy xương chày:

Lành xương không ngắn chi.

Không có di lệch xoay.

Không cứng khớp gối và khớp cổ chân.

Đi lại, ngồi đứng dễ dàng, không bàn chân ngựa.

Trục xương chày trong giới hạn cho phép:

Gập góc không quá 5-1° trên X- quang bình diện thẳng, 10° trên bình diện ngãng.

Trục cẳng chân nằm trong ổ chày sên ( chính xác là trục xương chày trùng trục xương sên).

=> Phải đạt được các mục đích trên là nhằm ngừa thoái hoá khớp cổ chân và khớp gối liên hệ lâu dài sau này với thoái hoá khớp háng và cột sống.

Các phương pháp điều trị:

1. Điều trị bảo tồn:

a/ Các gãy xương cẳng chân không hay ít di lệch:

Bó bột đùi- bàn chân. Giữ 6-8 tuần.

Đặt chi cao trên khung Brawn 3-4 ngày tránh phù nề.

Xẻ dọc bột.

Sau 3 tuần cho bệnh nhân đi nạng chống chân đau.

Tập vận động trong lúc mang bột và sau khi tháo bột.

b/Gãy xương cẳng chân có di lệch nhiều:

Nắn chỉnh ngay sau chấn thương:

+Vô cảm: gây tê ổ gãy.

+ Nắn bằng khung nắn, trọng lượng tạ 7-14kg trong 10-20 phút. Khi cẳng chân đã lấy lại chiều dài bình thường, sửa di lệch xoay và ngang. Nếu được kiểm tra Xq ngay tại chỗ và nắn sửa tiếp nếu còn di lệch.

+ Bó bột đùi – bàn chân, Xq kiểm tra, nếu còn di lệch: nắn chinh lại ngay đến độ chấp nhận hoặc kéo tạ trong bột 3 tuần trên khung Brawn với tạ thích ứng ghi nhận khi nắn chỉnh (theo Boller).

+Xẻ dọc bột. Giữ bột 6-8 tuần.

+ Tập vận động trong lúc mang bột và sau khi tháo bột.

Nếu nắn chỉnh ngay không được thì kéo tạ, sau đó bó bột và tập vận động(thường là các trường hợp gãy không vững, di lệch nhiều). Phương pháp kéo tạ như sau:

– Dùng định Steimann hay kim Kirschner lớn xuyên qua phần sau xương gót, ở giữa dường nối mắt cá trong và đỉnh xương gót, xuyên từ trong ra ngoài, kéo liên tục trên khung Brawn.

– Tạ kéo bắt đầu với trọng lượng bằng 1/10 trọng lương bệnh nhân và tăng dần mỗi giờ sau đó và so sánh với chiều dài chân bình thường.

– Kéo tạ cho đến khi có cal lâm sàng (thương khoảng 4-6 tuần) tji2 chuyển qua bó bột đùi bàn chân.

– Trong quá trình kéo tạ phải tập vận dộng, giữ sức khoẻ tổng thể cho bệnh nhân ngăn ngừa teo cơ, bàn chân ngựa…

2. Phẫu thuật:

a/Chỉ định:

Chỉ định bảo tồn thất bại.

Gãy hở.

Gãy có biến chứng.

Khớp giả.

Mất đoạn xương, viêm xương,

b/ Các phẫu thuật:

định nội tủy +/- chốt.

Vis+nẹp vis nén ép, có hay không ghép xương.

Cột chỉ thép.

Đóng định dẻo: Rush, Ender, Metaizeau.

Cố định ngoại vi, có hay không ghép xương.

3. Tập vận động:

Ngay sau hết mê, hết gây tê.

Cần có sự hường dẫn của chuyên môn.

Tập nhẹ nhàng tới nhiều nhưng không được gây đau.

4. Điều trị các biến chứng khác đi kèm: Nằm lâu, loét da, VP…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BOHLER- Kỹ thuật điều trị gãy xương. Bản dịch của Nguyễn Quang Long

Triệu chứng học cơ quan vận động. GS. Nguyễn Quang Long

bệnh học chấn thương chỉnh hình

ROCKWOOD AND GREEN. Fractures of adults

Trích từ “ Orthopedia Trauma Association classiíication”

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com