Hướng dẫn cấp cứu choáng phản vệ

blank
Đánh giá nội dung:

Hướng dẫn cấp cứu choáng phản vệ

(Bệnh viện Hùng Vương)

1. GIỚI THIỆU

1.1 Định nghĩa choáng phản vệ

- Nhà tài trợ nội dung -

Choáng phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính, xảy ra rất đột ngột, nghiêm trọng, nhưng có khả năng phục hồi (nếu điều trị kịp thời và đúng). Choáng phản vệ có thể gây chết người.

1.2 Nguyên nhân choáng phản vệ

– Kháng sinh (PNC tiêm mạch,…)

– Thuốc tiêm tại chỗ

– Huyết thanh

– Ong đốt

– Thức ăn

2. TRIỆU CHỨNG CHOÁNG PHẢN VỆ

2.1 Tối cấp: Phản vệ sau 1-3 phút tiếp xúc với dị nguyên, có các triệu chứng sau:

– Nôn nao, khó chịu, bứt rứt, lo sợ.

– Da tím, vã mồ hôi, khó thở kiểu hen; phù thanh quản.

– Nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

– Huyết áp, mạch không có.

– Hôn mê, co giật do phù não.

2.2 Bán cấp: Sau 5-10 phút

– Ngứa, nổi mẩn đỏ, phù Quinck.

– Khó thở kiểu hen, phù thanh quản.

– Mạch tăng, huyết áp giảm.

– Nôn, tiêu chảy, đau bụng, tăng xuất tiết.

2.3 Đơn độc: Ngồi da, phù Quinck.

3. XỬ TRÍ CHOÁNG PHẢN VỆ

3.1. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang sử dụng gồm: tiêm, uống, bơi, nhỏ mắt, nhỏ mũi, thức ăn.).

3.2. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ: ủ ấm, đầu thấp, chiều cao, theo di mạch huyết áp, nằm nghiêng nếu có nôn.

3.3. Adrenaline: là thuốc hàng đầu trong điều trị choáng phản vệ.

– Adrenaline dung dịch 1/1000, ống 1 ml = 1 mg, liều khởi đầu là: 0,3-0,5 mg (0,3-0,5 ml dung dịch 1/1000 TDD, và được lặp lại khi cần, cho đến khi huyết áp trở lại bình thường).

– Đối với trẻ em: không quá 0,3 mg {ống 1 ml (1 mg) + 9 ml nước cất = 10 ml, sau đó tiêm 0,1ml/kg}

– Những bệnh nhân có tắc nghẽn đường hô hấp nặng và tụt huyết áp (do choáng quá nặng đe dọa tử vong) thì nên cho:

+ Adrenaline dưới lưỡi 0,5 ml dung dịch 1/1000.

Hoặc:

+ Tiêm tĩnh mạch đùi hay tĩnh mạch cảnh trong: 3-5 ml dung dịch 1/10.000.

Hoặc:

+ Bom qua ống nội khí quản 3-5 ml dung dịch 1/10.000.

– Đối với những trường hợp nặng không đáp ứng ngay lập tức với những biện pháp trên thì cho: Adrenaline truyền tĩnh mạch với liều khởi đầu:

0,1pg/kg/phút, điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2 mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55 kg).

3.4. Xử trí suy hô hấp

– Tùy theo mức độ khó thở có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

+ Thở oxy qua sonde mũi.

+ Bóp bóng Ambu có oxy.

+ Nếu bệnh nhân không tự thở: đặt nội khí quản, thở máy.

+ Nếu phù thanh quản không đáp ứng với Adrenaline và không thể đặt nội khí quản thì nên mở khí quản.

3.5. Bù dịch

– Truyền 500-1000 ml dung dịch tinh thể hoặc dung dịch keo tùy thuộc huyết áp, thể tích nước tiểu.

+ Truyền dịch vừa phải vì Adrenaline có tác dụng hồi phục nhanh chóng trường tĩnh mạch. Đổ đầy mạch máu vừa phải để khắc phục tình trạng quá tải thể tích.

+ Đối với trẻ em: không quá 20 ml/kg.

3.6. Đồng vận pagonist khí dung

– Metaproteronol 0,3ml hoặc Albuterol 0,5 ml pha trong 2,5 ml NaCl 0,9% khí dung để điều trị co thắt phế quản.

3.7. Aminophylline: là thuốc đứng hàng thứ hai để điều trị co thắt phế quản.

– Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophylline 1 mg/kg/giờ hoặc:

– Diaphylline 4,8% 5ml: truyền tĩnh mạch chậm 1 mg/kg/giờ.

– Có thể dụng: Salbutamol xịt họng mỗi 4-5 nhát bóp/1 lần, 4-5 lần trong ngày.

3.8. Antihistamine

– Diphenhydramine: 25-50 mg tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ (liền 1mg/kg) Hoặc

– Promethazine 0,5-1 mg/kg → Các thuốc này không có hiệu quả ngay lập tức, giúp làm giảm thời gian phản ứng.

– Đối với trường hợp triệu chứng vẫn còn và tái phát, sử dụng antihistamine H2 là: Cimetidine 300 mg/6 giờ, có thể có ích.

3.9. Glucocorticoides

– Không có hiệu quả trong vòng 6-12 giờ đầu, nhưng có thể giúp ngăn chặn sự tái phát triệu chứng nặng.

– Hydrocortisone 500 mg mỗi 6 giờ tiêm tĩnh mạch (ống 100 mg) hoặc 5mg/kg/giờ tim tĩnh mạch.

Hoặc

– Solumedrol 125 mg mỗi 6 giờ tiêm tĩnh mạch.

3.10. Những phương pháp tổng quát để chậm hấp thu các kháng nguyên.

– Khi các yếu tố gây dị ứng đi vào cơ thể qua da: garrot chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc, với áp lực thấp hơn áp lực của động mạch.

– Nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa, dùng than hoạt tính 1g/kg dùng với Sorbitol hoặc 300 ml Citrate Magn sẽ làm giảm hấp thu đường ruột, chống chỉ định gây nôn.

* Chú ý:

– Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.

– Sau khi sơ cứu nên tận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi (vì tĩnh mạch này to, nằm phía trong động mạch đùi, dễ tìm).

– Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline thì có thể truyền thêm huyết tương, Albumine (hoặc máu nếu có mất máu).

– Điều dưỡng có thể sử dụng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi y, bác sĩ không có mặt.

Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu choáng phản vệ trước khi dùng thuốc l điều cần thiết .

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com