HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH

blank
Đánh giá nội dung:

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH

ĐỊNH NGHĨA TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH:

Gọi là trạng thái động kinh khi cơn giật kéo dài > 30 phút hoặc giữa 2 cơn giật người bệnh không phục hồi ý thức đầy đủ. Tuy nhiên, khi cơn giật kéo dài >5 phút là bắt đầu điều trị tích cực rồi.

Đây là một cấp cứu thần kinh thường gặp với tỷ lệ tử vong chung 20%. Các câu hỏi cần trả lời khi gặp một trường hợp trạng thái động kinh:

- Nhà tài trợ nội dung -

1. Có phải thật sự là trạng thái động kinh không?

2. Đây thuộc loại trạng thái động kinh gì?

3. Có nguyên nhân gây ra không?

4. Điều trị và tiên lượng như thế nào?

– Phân loại trạng thái động kinh (TTĐK) dựa vào biểu hiện lâm sàng, gồm các loại sau:

(1) co cứng-co giật toàn thể; (2) co giật toàn thể; (3) co cứng toàn thể; (4) cục bộ phức tạp; (5) cục bộ toàn thể hóa thứ phát; (6) cục bộ đơn giản (7) vắng ý thức; (8) giật cơ

Trạng thái động kinh co cứng-co giật là thể thường gặp nhất và đe dọa cuộc sống nhất nên cần xác định và xử trí tích cực.

– Cận lâm sàng cần làm ngay sau khi chẩn đoán:

Công thức máu; Đường huyết; BUN-creatinin máu; ion đồ (gồm magnesium, calcium, phospho); SGOT-SGPT; khí máu động mạch; ceton máu; chức năng đông máu. Nếu có dùng phenytoin thì đo nồng độ phenytoin.

Điện não đồ CT scan não XQ phổi; ECG

– Cận lâm sàng khác tùy theo gợi ý nguyên nhân:

Dịch não tủy: gồm sinh hóa; tế bào; nấm; PCR lao; PCR herpes; vi trùng MRI não

– Nguyên nhân của TTĐK: (1) ngưng thuốc chống động kinh đang dùng; (2) nguyên nhân thần kinh xa; (3) nguyên nhân thần kinh cấp tính; (4) tình trạng nội khoa nặng; (5) ngưng tim phổi; (6) ngộ độc hay do thuốc; (7) không rõ nguyên nhân

ĐIỀU TRỊ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH – Xử trí ngay đối với loại TTĐK từ loại (1) đến (5):

Phút 0:

Đánh giá và xử trí vấn đề cấp cứu hô hấp, tuần hoàn, đặt đường truyền tĩnh mạch Truyền tĩnh mạch Glucose 20% 250ml nếu có hạ đường huyết. Vitamin B1 100ng (TM) trước khi truyền glucose nếu nghi ngờ bệnh nhân thiếu vitamin B1 (như dinh dưỡng kém, nghiện rượu). Diazepam 10mg (0,15mg/kg) 1 ống (TM) trong 2 phút.

Phút 10: nếu còn cơn động kinh, lập lại diazepam lần hai với liều như trên.

Thuốc duy trì đồng thời: nếu chưa dùng thuốc chống động kinh trước đây thì dùng phenytoin uống 3 viên 100mg cách nhau 8 giờ trong ngày đầu, sau đó 1,5 viên hai lần từ ngày thứ hai trở đi. Nếu có dùng thuốc chống động kinh trước đây thì cho lại với liều đầy đủ.

Phút 20: nếu còn cơn động kinh

Phenobarbital 15mg/kg pha với 100ml Nacl 0,9% hoặc Glucose 5% truyền tĩnh mạch 50mg/phút.

Đặt nội khí quản và thông khí hỗ trợ.

Phút 40: nếu còn cơn có thể thêm phenobarbital 5mg/kg Phút 60: nếu còn cơn động kinh

Midazolam 0,2mg/kg bolus, sau đó truyền tĩnh mạch 0,1-0,4mg/kg/giờ.

Nếu điện não đạt burst-suppression hoặc đẳng điện thì duy trì trong 12 giờ.

– Đo lại điện não trước khi quyết định ngưng midazolam.

– Theo dõi huyết áp, mạch, hô hấp, tri giác (điểm GCS), cơn động kinh mỗi 5 phút trong 20 phút đầu tiên sau khi chích diazepam và phenobarbital, sau đó mỗi 10 phút trong 40 phút kế tiếp bolus

Nếu không dùng midazolam có thể dùng:

Thiopental 100-250mg IV trong 20 giây, tiếp theo bolus 50mg mỗi 2 phút cho đến khi kiểm soát cơn động kinh. Theo dõi EEG khi xuất hiện suppression-burst thì duy trì liều 3-5mg/kg/giờ trong 12 giờ rồi giảm liều dần trong 12 giờ.

Hoặc propofol liều tải 2mg/kg, lập lại nếu cần. Theo dõi EEG khi xuất hiện suppression-burst thì duy trì liều 5-10mg/kg/giờ rồi giảm còn 1-3mg/kg/giờ trong 12 giờ rồi giảm liều dần trong 12 giờ.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com