HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG HỘI CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA
I. ĐẠI CƯƠNG
Đau thần kinh tọa là một hội chứng có đặc điểm đau lan dọc theo đường đi của thần kinh tọa, thường gặp ở nam nhiề hơn nữ, vào khoảng 40-50 tuổi.
II. NGUYÊN NHÂN
1. Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hay gặp nhất. Khi đĩa liên đốt sống thoát khỏi vị trí bình thường , nó có khuynh hướng lồi về phía bên, sau (ở đây dây chằng yếu hơn), và chèn ép vào các rễ sau thần kinh tủy sống gây đau, đĩa hay tổn thương nhất là đĩa thắt lưng 5 (L5) và rễ thần kinh hay bị tổ thương nhất là rễ ngay dưới đĩa đó rễ L5-S1.
2. Ngoài nguyên nhân trên, đau thần kinh tọa có thể gặp trong các bệnh: trượt đốt sống, u đốt sống, u thần kinh vùng đuôi ngựa, viêm nhiếu dây thần kinh, bệnh nghề nghiệp của lái xe ô tô… .Một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân nào rõ rệt.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng:
Triệu chứng chức năng:
Đau
Khởi đầu đau dữ dội nhân một cố gắng hoặc một chấn thương như ngã ngồi, ngã đập thắt lưng, hay chống bàn chân xuống đất.
• Vị trí đau:
Đau từ vừng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cảng chân, qua phía trước mắt cá ngoài, bắt chéo mu chân và tận cùng ở ngón chân cái (đau tk tọa L5); hoặc từ vùng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt sau ngoài mông, đùi, cẳng chân, qua phía sau mắt cá ngoài xuống gan bàn chân và tận cùng ở ngón út hay 2-3 ngón chân cuối (đau tk tọa s1). Nhiều vị trí đau không rõ rệt như trên nên rất khó chẩn đoán định khu.
• Cường độ đau:
Thay đổi đôi khi đau rất mạnh, không giảm bớt khi nghĩ ngoi, làm người bệnh mất ăn mất ngủ.
Triệu chứng thực thể:
• Các điểm đau:
– Các điểm Walleix: ấn vào dây thần kinh tọa ở các điểm như rãnh mấu chuyển ụ ngồi, khoeo chân.. .BN đau nhói.
– Các điểm đốt sống: quan trọng hơn. Ấn vào khoảng liên gai hoặc canh cột sống ở tầm L4-L5 hoặc L5-S1 gây đau tại cho hoặc lan truyền như mô tả ở trên.
– Dấu hiệu Lasegue: BN nằm ngữa, ta gập chi dưới NB ở tư thế duỗi lên bụng và ghi nhận góc gấp tối đa khi đau mạnh khiến NB phải gập gối lại.
• Phản xạ gân gót giảm trong đau thần kinh tọa s1, còn trong tổn thương TK L5 thì không thay đổi.
• Rối loạn cảm giác khách quan: giảm cảm giác ở những vừng thuộc phân bố của dây TK tọa.
• Rối loạn vận động: liệt nhẹ khi gấp và duỗi bàn chân.
• Rối loạn dinh dưỡng: teo cơ lưng do co thắt và teo cơ đùi, cơ cẳng chân do ít dùng. Teo cơ là dấu hiệu muộn, thấy khi bệnh đã tiến triển mạn tính.
2. Cận lâm sàng:
MRI xác định rõ vị trí và mức độ tổn thương.
IV. ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI
1. Nguyên tắc:
Điều trị phục hồi chứng đau TK tọa càn giải quyết tốt 2 vấn đề • Sự chèn ép trên rễ TK: nghĩ tuyệt đối trên giường, thư giản cơ và các biện pháp giảm đau tích cực nhất, cả thuốc và vật lý trị liệu.
• Sự co thắt các cơ nhất là cơ lưng (tạo ra vẹo cột sống, dáng đi lệch…) và sự teo cơ chi dưới do ít dùng.
Điều trị càng sớm, kết quả càng tốt, thời gian điều trị càng ngắn.
2. Các phương thức VLTL:
Để đạt được những mục tiêu trên, VLTL thường dùng các phương thức sau:
• Giai đoạn cấp tính (2-3 tuần): điều quan trọng nhất là để NB nghỉ tuyệt đối, thư giãn cơ và giam đau bằng nhiệt trị liệu (nhiệt thông thường hoặc sóng ngắn, siêu âm).
• Giai đoạn bán cấp và mãn tính: tiếp tục dùng nhiệt trị liệu và xoa bóp vừng thắt lưng và mặt sau đùi để giảm đau và giảm co cứng cơ, ngoài ra kéo nắn và kéo cột sống cũng có thể đem lại kết quả tốt. cần chú họng tập các cơ vùng thắt lưng, nhóm cơ mông và cơ tứ đầu đùi. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu chỉ cho tập gồng cơ, dần dần tiến tới vận động chủ động, rồi chủ động có đề kháng.
3. Vận động trị liệu trong giai đoạn bán cấp và mãn tính:
Người bệnh nằm ngửa
• Gồng cơ tứ đầu đùi
• Tập cổ chân
• ưỡn lưng
• Người bệnh nằm ngửa háng gối gập nghiêng chậu ra sau.
• Kéo giãn cơ lưng
• Gồng cơ bụng
• Gồng cơ mông
Người bệnh nằm sấp
• Ngẩng đầu lên, xoay đầu.
• Tay để sau gáy nhấc đầu và vai lên.
• Nhấc từng chân lên, hạ xuống.
• Gập, duỗi gối từng bên.
• Gập, duỗi gối 2 bên cùng lúc.
Thể bò (quì 4 điểm)
• Gồng cơ vùng thắt lưng.
• Đưa từng chân lên hạ xuống.
Kéo giãn cơ ụ ngồi cẳng chân
Người bệnh ngồi duỗi thẳng chân, 2 bàn chân gập mặt lưng, hai tay và thân mình vươn tới bàn chân,đầu ngón tay cố chạm vào đầu ngón chân.
Chú ý khi tập:
Bắt đầu từ động tác nhẹ tiến dần lên động tác nặng hơn.
Khi bắt đầu động tác mói KTV phải trợ giúp NB, không bao giờ để NB tập quá sức.
V. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ
Dựa vào thang điểm đau 10/10 và mức độ tê của bệnh nhân.
VL PHÒNG NGỪA
Hướng dẫn bệnh nhân tư thế đúng trong các sinh hoạt, làm việc, tư thế nằm, ngồi, mang vác vật nặng.
Mang đai bảo vệ cột sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
phục hồi chức năng dùng cho giảng viên các trường trung học kỹ thuật y tế.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.