HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ VIÊM MIỆNG APHTHE (Recurrent aphthous ulcers)

blank
Đánh giá nội dung:

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ VIÊM MIỆNG
APHTHE (Recurrent aphthous ulcers)

I. ĐẠI CƯƠNG:

Viêm miệng áp-tơ biểu hiện bằng những sang thương nông, hình ửòn hay bầu dục, phủ bởi màu vàng hay xám có quầng viêm đỏ chung quanh. Sang thương tự lành thương trong thời gian nhất định và hay tái phát.

II. DỊCH TỄ HỌC:

- Nhà tài trợ nội dung -

Áp – tơ ảnh hưởng khoảng 10% dân số, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nữ hơi nhiều hơn nam.

III. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:

– Cơ chế miễn dịch là nguyên nhân rõ nhất, thể hiện bẳng hiện tượng viêm mạch dị ứng, xuất hiện kháng thể chống lại niêm mạc miệng hoặc nhiễm độc tế bào lympho của người bệnh chống lại tế bảo biểu mô của miệng.

– Liên quan đến tình ừạng thiếu máu, thiếu sắt, vitamine B12, axit folic đái tháo đường, bệnh viêm ruột, suy giảm miễn dịch.

– Chấn thương như trợt bàn chải lúc đánh răng, cắn phải môi, má, lưỡi hoặc ăn thức ăn cứng, sắc nhọn.

– Sừess như học sinh vào những kỳ thi

– Liên quan với Sodium Lauryl Sulphate (SLS) có trong một số kem đánh răng và nước súc miệng.

– Liên quan chu kỳ kinh hoặc thuốc ngừa thai

IV CHẨN ĐOÁN:

1. Lâm sàng:

Các dạng lâm sàng :

– Aphthe đơn giản:Vết loét kích thước nhỏ hơn 5mm, mỗi lần xuất hiện một hoặc vài vết loét (1-6). Lành thương sau 7-10 ngày và không để lại sẹo.

– Aphthe khổng lồ: vết loét có kích thước lớn hơn 5mm, mỗi lần chỉ có một hoặc vài vết loét (1-6). Dạng lâm sàng nặng hơn, đau nhiều hơn. Có thể có ở bất cứ vị trí nào trong miệng, thường ở hông lưỡi và khẩu cái. Lành thương chậm từ 10-40 ngày và thường xuyên tái phát.

– Apthe dạng herpes: Những vết loét nhỏ, nông, tạo thành chùm, rất đau. Các vết loét có thể gia tăng kích thước và dính nhau thành vết loét to, tròn. Lành thương khoảng 10 ngày hoặc lâu hơn. Thường xuyên tái phát nên có cảm giác như vết loét không lành.Không rõ bệnh căn, nuôi cấy và sinh thiết không phát hiện virus.

2. Cận lâm sàng:

– Không có xét nghiệm đặc hiệu.

– Sinh thiết được thực hiện khi vết loét lâu ngày không lành thương hoặc nghi ngờ ác tính.

– Phân tích tế bào máu, nồng độ sắt / máu nếu cần.

V. XỬ TRÍ:

Biện pháp chung:

1. Xử trí yếu tố bệnh căn

2. Giữ vệ sinh răng miệng giúp mau lành thương bằng các tác nhân dùng tại chỗ:

– Tetracycline tại chỗ: 1 viên Doxyciline lOOmg hòa trong 10 ml nước dùng súc miệng trong 3 phút (không sử dụng cho trẻ em dưói 12 tuôi).

– Hoặc dung dịch Chlorhexidine Gluconate dùng súc miệng.

3. Điều trị: chủ yếu bằng Corticosteroids tại chỗ và / hoặc toàn thân và thuốc ức chế miễn dịch hoặc cả hai.

Điều trị bằng thuốc

1. Streroids tại chỗ: Giúp giảm đau và mau lành thương. Dùng một trong các thuốc sau:

– Hydrocortisone sodium succinate 2,5 mg

– Triamcinolone acetanoid 0,1%

– Flucinonide, Clobetasol, Betamethasone sodium sulfate 0,05%

– Đốt bằng hóa chất như Acid Trichloracetic

2. Nếu các phương pháp điều trị tại chỗ không hiệu quả hoặc trường hợp nặng, dùng thuốc điều trị toàn thân như;

– Corticosteroids: Prednisone 40mg /5 ngày → giảm liều dần và ngưng thuốc.

– Hoặc Levamisole

– Hoặc Colchicine 500 μg / ngày

Nên quan tâm đến việc điều trị nhiễm nấm trong khi dùng thuốc. Do những hiệu ứng phụ của thuốc, nên kết hợp với các bác sĩ chuyên khoa khi ghi toa những thuốc nêu trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Anh Lan : Điều trị nội khoa các bệnh răng miệng thường gặp. Tài liệu giảng dạy sau đại học Đhyd TpHCM 2008.

2. Crispian Scully: Oral and maxillofacial medicine 2nd ed. Elsevier 2008: 151-57.

3. George Laskaris: Color atlas of oral diseases. Thieme 1988: 149-50

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com