Hướng dẫn Khám vú

blank
Đánh giá nội dung:

Hướng dẫn Khám vú

1. GIỚI THIỆU

1.1 Định nghĩa

Khám vú giữ vai trò quan trọng trong khám toàn thân thường quy, là phần không thể thiếu trong khám phụ khoa. Đây là một phương tiện sàng lọc ban đầu ung thư vú. Khám vú phải được kết hợp với siêu âm vú và Xquang vú, như vậy mới đạt hiệu quả hơn là chỉ làm đơn thuần Xquang vú hay siêu âm vú.

- Nhà tài trợ nội dung -

1.2 Các bước tiến hành

Khám vú phải được tiến hành đầy đủ các bước:

– Tìm hiểu bệnh sử, các yếu tố nguy cơ

– Khám vú

– Ghi nhận, tổng hợp bệnh án

– Lập chương trình theo dõi

– Hướng dẫn bệnh nhân tự khám vú ở nhà

2. TỔ CHỨC PHÒNG KHÁM VÚ

2.1 Phòng khám

– Phòng khám kín đáo, sạch sẽ, thoáng khí.

– Nguồn sáng: đèn để quan sát.

– Giường khám.

– Bàn làm việc.

– Ghế ngồi cho bệnh nhân và bác sĩ (ghế tựa, xoay).

– Đèn đọc phim Xquang vú

– Xe để dụng cụ:

+ Sinh thiết

+ Xét nghiệm tế bào

– Máy siêu âm (nếu có) với đầu dò 7,5MHz.

– Tranh áp phích tuyên truyền tự khám vú.

2.2 Nhân sự

– Tôn trọng nguyên tắc 3 người: bác sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân.

3. HỎI BỆNH

3.1 Lý do khám

Các triệu chứng bệnh nhân than phiền rất quan trọng. Nó liên quan chặt chẽ với kết luận đưa ra sau khi khám, thường gặp nhất là lý do đến khám vì đau vú.

3.2 Tiền sử gia đình

– Họ hàng gần bị ung thư vú (mẹ, chị em gái, con gái).

– Bệnh lý tuyến vú lành tính của gia đình.

– Ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.

3.3 Tiền sử bản thân

3.3.1 Sản khoa:

– PARA.

– Phụ nữ độc thân hay có con so sau 35 tuổi có nguy cơ cao hơn:

+ Cho con bú là yếu tố bảo vệ.

+ Viêm vú, áp xe vú hậu sản.

3.3.2 Phụ khoa

– Kinh nguyệt

+ Tuổi có kinh sớm trước 11 tuổi: nguy cơ cao.

+ Chu kỳ đều hay không, số ngày, lựơng máu kinh.

+ Mãn kinh, rối loạn tiền mãn kinh.

– Nội tiết HRT- Ngừa thai.

– Bệnh lý lành tính vú.

– Đã bị ung thư vú.

– Bệnh lý phụ khoa liên quan nội tiết.

3.3.3 Nội ngoại khoa

– Béo phì là yếu tố nguy cơ.

– Chấn thương vú trước đó.

3.3.4 Hoàn cảnh kinh tế xã hội, lối sống: trình độ học vấn, nghề nghiệp.

– Chế độ ăn nhiều chất béo (dầu mỡ).

– Ăn ít rau trái,thiếu vitamin A, E, acid folic.

3.4 Bệnh sử

Khai thác kỹ vấn đề bệnh nhân than phiền.

– Đau: tự nhiên hay khi ấn, 1 bên hay 2 bên, lan tỏa hay khu trú, đau nhói từng cơn hay liên tục âm ỉ, có liên quan chu kỳ kinh nguyệt, mới xuất hiện hay có từ lâu.

– Chảy sữa: có liên quan có thai, cho con bú, sau thời gian vô kinh, dùng thuốc chảy sữa tự nhiên hay do nặn, chảy từ nhiều lỗ núm vú, màu sắc trắng đục hay vàng, có mũ lẫn máu (sau sanh).

– Tiết dịch.

– Khối u.

– Ngứa, rát…

4. KHÁM

4.1 Nhìn

– Bước quan trọng tiếp theo là quan sát vú dưới một nguồn ánh sáng tốt.

– Bệnh nhân đứng hoặc ngồi, tư thế 2 tay buông thõng.

– Tìm những thay đổi của da về màu sắc (mảng bầm máu gợi ý đến chấn

thương, hồng ban sung huyết nghĩ đến viêm), về tính chất như sần sùi, co kéo, tụt lõm.

– Sự bất đối xứng của hai vú (mới có hay đã có từ lâu, mức độ nhiều hoặc ít), sự mất cân xứng giữa cơ thể bệnh nhân và kích thước vú.

– Quan sát chu vi của vú từ đường nách trước đến đường giữa ngực. Sự lõm vào hoặc lồi lên của vú thường chỉ điểm vị trí sang thương.

– Tiếp theo là quan sát hình dạng, kính thước của quầng vú và núm vú, so sánh trục của hai núm vú hai bên. Núm vú hoặc vùng da vú bị co kéo, tụt lõm vào trong xảy ra do mô bị xơ hóa trong ung thư vú hoặc dị sản, hoặc là vết sẹo cũ.

Bề mặt của núm vú phải quan sát cẩn thận để tìm dấu hiệu đóng vảy hoặc lở loét, đặc biệt là dấu hiệu núm vú bị kéo phẳng hoặc tụt vào trong.

– Các thay đổi ở da, đặc biệt là hiện tượng co rút, có thể nhìn thấy rõ hơn qua một số tư thế đặc biệt. Trong giai đoạn sớm của ung thư, hiện tượng co rút

thường rất kín đáo, khi giơ hai tay lên cao, cơ ngực được nâng lên, mô ung thư và phần da lân cận do bị xơ hóa, dính vào cơ ngực nên bị kéo lên và kéo vào trong nhiều hơn là mô vú lành xung quanh. Khi đó hiện tượng co rút hoặc bất đối xứng giữa hai vú được nhìn thấy rõ hơn.

– Thủ thuật “Chồm người tới trước”: bệnh nhân ngồi chồm người về phía trước, hai tay giơ thẳng ra trước, mặt ngẩng lên. Trong tư thế này, hai vú sẽ rơi thòng xuống khỏi thành ngực, vú bên bệnh sẽ không thòng xuống tự do được và ta sẽ quan sát thấy sự bất đối xứng giữa hai vú.

– Thủ thuật “Co cơ ngực”: bệnh nhân ngồi, chống hai tay vào hông trong tư thế thư giãn. Người khám sẽ quan sát bờ dưới hai vú, độ cao của quầng vú hai bên và tìm dấu hiệu co rút. Sau đó, bệnh nhân được bảo chống nạnh hai tay vào hông, gồng cơ ngực lên từng bên một, bên vú lành trước, bên vú bệnh sau. Ta sẽ thấy vú bên bị ung thư bị nâng lên cao rõ rệt so với vú bên lành. Đó cũng là do phần vú bị ung thư bị dính vào cơ ngực bởi các dải xơ. Động tác co cơ ngực này có thể làm rõ hơn các vết lúm da hoặc làm lệch trục của núm vú về phía khối ung thư.

4.2 Sờ nắn

– Vú:

+ Khám vú trong hai tư thế: bệnh nhân đứng hoặc ngồi và bệnh nhân nằm ngửa, cả hai tư thế đều phải để ngực trần hoàn toàn.

+ Khám bằng hai tay: bàn tay để phẳng, các đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út) day nhẹ nhàng mô vú trên khung xương sườn.

– Khi sờ nắn vú, các thông số sau đây phải được chú ý:

+ Tính chất mô vú: vú chắc hoặc mềm.

+ Tính đồng nhất của mô vú: mô vú thuần nhất hoặc có vùng cộm, cảm giác như có hạt nhỏ hoặc có nốt nhỏ.

+ Vú có bướu hay không. Nếu có phải mô tả đầy đủ các tính chất của u vú: kích thước, vị trí, hình dạng, mật độ, di động hay dính vào cơ ngực, dính vào da.

4.3 Các thao tác kết hợp khi sờ nắn và nhìn

Các thao tác này là chính, giúp tìm dấu hiệu khối u dính da hay dính vào bình diện cơ ở sâu.

4.3.1 Tìm dính da:

Tìm dính da bằng cách di động da hay khối u để làm xuất hiện các dấu hiệu lõm, nếp nhăn mà bình thường không có khi di động.

4.3.2 Di động da vú:

Dùng ngón tay thử làm cho da vú xa khỏi khối u hay di động da so với khối u bằng hai hay bốn ngón tay hay nhắc da lên ở vùng dưới xương đòn. Cuối cùng thử tách da hay núm vú ra khỏi khối u.

4.3.3 Di động khối u:

Di động khối u so với da có thể thực hiện bằng cách:

– Dùng ngón tay đẩy khối u.

– Dùng hai ngón tay bóp đẩy khối u.

– Đưa ngón tay vào phía sau tuyến vú để đẩy khối u.

4.3.4 Tìm dấu hiệu dính vào cơ ngực lớn:

Thực hiện co cơ ngực lớn bằng thủ thuật cố khép cánh tay hay yêu cầu người bệnh để tay ngang tầm và nắm chặt bàn tay có thể làm xuất hiện dấu hiệu dính da. Sờ nắn khối u thấy u di động khi không co cơ, u cố định khi có co cơ chứng tỏ dính vào cơ ngực lớn (thủ thuật Tillaux).

4.3.5 Khám hạch

Tìm hạch nghi ngờ là quan trọng, khi tìm thấy hạch phải xác định số lượng, thể tích, mật độ, đau, di động.

– Tìm hạch nách:

+ Khám khi người bệnh ngồi, để thòng tay để làm chùng cân nách.

+ Sờ theo các xương sườn từ cao xuống thấp để tìm hạch vú ngoài.

+ Nhóm hạch nách: đưa đầu ngón tay vào đỉnh hố nách, ở phía sau cơ ngực, lòng bàn tay quay ra phía ngoài.

+ Nhóm hạch mũ: bàn tay quay xấp tiếp xúc với thành hố nách.

+ Nhóm hạch dưới đòn: bàn bay để ngửa, ấn vào tận đỉnh hố nách.

– Khám hố thượng đòn:

+ Người bệnh ở tư thế ngồi, thầy thuốc đứng phía sau người bệnh hai tay đặt vào hố thượng đòn và yêu cầu người bệnh ho.

– Khám toàn thân: Bao gồm:

+ Khám phổi.

+ Khám gan, khám bụng.

+ Khám phụ khoa.

5. GHI NHẬN, TỔNG HỢP BỆNH ÁN

Kết thúc khám, tổng hợp lại trên một sơ đồ đơn giản. Sơ đồ cho phép tổng hợp các triệu chứng khách quan và so sánh với các lần khám khác nhau.

6. TỰ KHÁM VÚ

Hướng dẫn cho bệnh nhân cách tự khám vú rất là quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú.

6.1 Tại sao phụ nữ cần tự khám vú?

– Tự khám vú rất là quan trọng giúp phát hiện sớm các thay đổi của vú qua các lần khám.

– Mọi phụ nữ nên bắt đầu thực hiện tự khám vú từ tuổi dậy thì và tiếp tục suốt quãng đời. Bạn sẽ trở nên quen thuộc với hình dáng và cảm nhận được các thay đổi của vú một cách dễ dàng từ tháng này qua tháng khác. Phản ứng tự nhiên là bạn sẽ cảm thấy sợ sệt hay lo lắng trong lầm khám đầu tiên. Tự khám vú đều đặn sẽ giúp bạn giảm dần các lo lắng này và tự tin hơn.

6.2 Thời điểm tốt nhất để tự khám vú?

– Đối với phụ nữ còn kinh nguyệt, nên tự khám vú sau sạch kinh từ 5-7 ngày, khi vú đã bớt căng.

– Đối với phụ nữ mãn kinh hay đã cắt tử cung, nên chọn một ngày cố định trong tháng để tự khám vú, ví dụ ngày đầu tiên của tháng.

6.3 Khi nào bạn nên đi khám Bác sĩ?

– Nên tìm đến khám Bác sĩ như là một phần của chăm sóc sức khoẻ toàn diện, nên chọn ngày sau sạch kinh.

– Nếu bạn nhận thấy bất cứ thay đổi nào của vú qua tự khám vú hàng tháng. Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá xem thay đổi đó là bình thường hay bệnh lý.

6.4 Những thay đổi nào bạn đang tìm kiếm?

– Khối u, chỗ dày lên ớ vú, vùng nách.

– Thay đổi da vú như thay đổi màu sắc, vùng da lõm xuống, co rút.

– Thay đổi của quầng -núm vú như tiết dịch, tiết sữa, lộn núm vú.

– Thay đổi hình dáng và kích thước của vú…

– Đau vú một hay hai bên vú, một vùng vú, đau tự nhiên hay khi ấn.

6.5 Cách khám vú như thế nào?

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com