Hướng dẫn Tầm soát ung thư vú

blank
Đánh giá nội dung:

Hướng dẫn Tầm soát ung thư vú

1. GIỚI THIỆU

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) vào năm 2012 thì ung thư vú đứng đầu, chiếm 25,2% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới và gây tử vong 521817 ca/năm (chiếm 14,7% tử vong do ung thư). Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, năm 2012, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi (Age -Standardized Rate) là 23/100000 dân. Đây thực sự là một gánh nặng sức khỏe cho các phụ nữ ở nước ta. Phát hiện sớm ung thư vú làm giảm tử vong.

Phương tiện tầm soát ung thư vú:

- Nhà tài trợ nội dung -

– Tự khám vú

– Khám lâm sàng

– Siêu âm vú

– Nhũ ảnh

– MRI vú

2. ĐỘ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG TIỆN TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ

2.1 Tự khám vú

– Hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCT) về vai trò của tự khám vú: Nghiên cứu Russian Federation/Who và Nghiên cứu Shanghai

– Theo WHO 2012 tự khám vú không làm giảm tần suất và tử suất của ung thư vú, nhưng nên khuyến khích phụ nữ tự khám vú tại nhà nhằm mục đích giúp họ quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân và thúc đẩy người phụ nữ nhận thức về các bệnh lý của vú.

2.2 Khám lâm sàng

– Không có RCT đủ chất lượng đánh giá tính hiệu quả của khám lâm sàng so với không khám.

– Khám lâm sàng giúp đánh giá nguy cơ ung thư vú nhằm đưa ra chiến lược tầm soát ung thư vú.

2.3 Nhũ ảnh tầm soát

– Là phương tiện duy nhất trong tầm soát được chứng minh qua RCT làm giảm tỉ lệ tử vong của ung thư vú.

– Độ nhạy 98% trên mô vú mỡ, 30-48% trên mô vú dày.

– Theo Cơ Quan Đặc Nhiệm Về Phòng Bệnh Của Hoa Kỳ (US Preventive Services Task Force_ USPSTF) 2009, còn một số vấn đề gây tranh cãi:

+ USPSTF khuyến cáo không tầm soát nhũ ảnh ở phụ nữ từ 40-49 tuổi. Quyết định bắt đầu tầm soát định kì mỗi 2 năm bằng nhũ ảnh ở phụ nữ trên 50 cần cá thể hóa, xem xét giữa lợi và hại (Khuyến cáo mức độ C)

+ Điều hại của tầm soát nhũ ảnh: dương tính giả, tăng lo âu và căng thẳng, chẩn đoán quá tay, tiếp xúc xạ

+ Khía cạnh khác: trên 70% ung thư vú gặp ở phụ nữ từ 40 tuổi, không yếu tố nguy cơ. Mất trên trên 40% thời gian sống do ung thư vú ở các phụ nữ chẩn đoán ở lứa tuổi 40. Nhiều phụ nữ đặt lợi ích hơn cái hại của nhũ ảnh tầm soát

– Thực hành:

Cơ quan hay tổ chức

Tuổi 40 – 49

Tuổi 50 – 59

Giới hạn trên

Hội Ung Thư Hoa Kì (ACS)

Mỗi năm

Mỗi năm

Không

Đại học y Hoa Kì

(American College of Physcicians)

Dựa trên quyết định cá nhân

Mỗi 1-2 năm

Không

Viện Ung Thư Quốc Gia (NCI)

Mỗi 1-2 năm

Mỗi 1-2 năm

Tiếp tục trừ tình trạng sức khỏe

Cơ Quan Đặc Nhiệm Về Phòng Bệnh Của Hoa Kỳ (The US Preventive Services Task Force)

Không đủ bằng chứng đồng ý hay chống lại, khuyến cáo có thể theo các nhóm khác

Mỗi 1-2 năm

Không đủ bằng chứng đồng ý hay chống lại, khuyến cáo có thể theo các nhóm khác

Canada

Mỗi năm

Mỗi 2-4 năm

Đến 69 tuổi

Thụy Điển

Mỗi 18 tháng (50% đất nước)

Mỗi 2-4 năm (cả nước)

Đến 74 tuổi

Vương quốc Anh

Mỗi 3 năm

Đến 64 tuổi

Mỗi 2 năm

Mỗi 2 năm

Tiếp tục trừ tình trạng sức khỏe

2.4. Cộng hưởng từ vú (Magnetic Resonance Imaging MRI)

– Độ nhạy cao hơn nhũ ảnh: MRI 77-100%; nhũ ảnh 16-40%

– Hạn chế:

+ Dương tính giả nhiều

+ Không nhạy trong phát hiện ung thư ống tuyến vú tại chỗ grad thấp so với nhũ ảnh

+ Chỉ nghiên cứu trên nữ nguy cơ: mang đột biến gen hay nữ có tiền căn gia đình có ý nghĩa

– Thực hành: dựa trên Khuyến cáo ACS, MRI tầm soát ung thư vú hàng năm + Đột biến gen BCRA1, BCRA2

+ Gia đình hế hệ 1 có đột biến gen (phụ nữ chưa được kiểm tra)

+ Tiền sử xạ vào thành ngực lúc 10 – 30 tuổi

+ Nguy cơ ung thư vú trong suốt cuộc đời người phụ nữ >20% (BRCAPRO hay mô hình khác dựa vào yếu tố gia đình)

2.5. Siêu âm vú

– Tăng phát hiện ung thư vú trên phụ nữ mô vú dày: nhũ ảnh đơn thuần 7,6/1000 ca; nhũ ảnh kết hợp siêu âm 11,8/1000 ca.

– Không đủ bằng chứng ủng hộ siêu âm là phương tiện tầm soát đầu tay.

– Phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ Châu Á nói chung có nhu mô vú dày, độ nhạy nhũ ảnh trên đối tượng này thấp, dưới 30%.

– Tại Việt Nam, chương trình tầm soát ung thư vú là không có tổ chức (non organization), đối tượng đến tầm soát ung thư vú phải tự chi trả hay bảo hiểm y tế chỉ chi trả cho việc chụp nhũ ảnh khi bệnh nhân có bệnh lý vú. Bên cạnh đó, máy chụp nhũ ảnh không dễ tiếp cận, nhân lực khó đào tạo; trong khi máy siêu âm dễ tiếp cận với giá thành rẻ hơn, dễ đào tạo nhân lực. Người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi làm siêu âm so với nhũ ảnh, chi phí phải trả cho 1 lần siêu âm thấp hơn nhũ ảnh.

– Theo nghiên cứu tại bệnh viện Hùng Vương: khả năng chẩn đoán ung thư vú của nhũ ảnh kết hợp siêu âm là 16,1/1000 ca, siêu âm đơn thuần là 13,4/1000 ca, nhũ ảnh đơn thuần là 7,6/1000 ca

– Thực hành: siêu âm là phương tiện tầm soát đầu tay, tối ưu hóa kết hợp siêu âm và nhũ ảnh.

3. HƯỚNG DẪN TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ, THEO
NCCN (National Comprehensive Cancer Network: Mạng lưới thông hiểu
ung thư quốc gia)

3.1. Tầm soát ung thư vú: (lưu đồ 1)

– Không có giới hạn trên của tuổi

– Phụ nữ cần được tư vấn về lợi ích, nguy cơ và hạn chế của tầm soát ung thư vú

– Đánh giá nguy cơ ung thư vú, từ đó đề xuất kế hoạch theo dõi trên các đối tượng này.

3.2. Chẩn đoán bất thường ở vú:

– U vú, mảng cứng tại vú: (lưu đồ 3)

– Tiết dịch núm vú: (lưu đồ 4)

– Thay đổi màu sắc da vú: (lưu đồ 5)

4. KẾT LUẬN

– Tầm soát ung thư vú là chiến lược và cần cá thể hóa dựa trên nguy cơ bệnh nhân

– Tam giác chẩn đoán: lâm sàng-hình ảnh-giải phẫu bệnh

Ghi chú:
1 www.cancer.gov/bcrisktool/Default.aspx
2 Giảm nguy cơ bằng thuốc: Tamoxifen 20mg/ngày , Raloxifen 60mg/ ngày (Không rõ việc sử dụng 2 thuốc trên trong giảm nguy cơ ung thư vú trên phụ nữ <35 tuổi), Exemestane đang được thử nghiệm. Giảm nguy cơ bằng phẫu thuật: cắt buồng trứng 2 bên, đoạn nhũ 2 bên

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trần Bảo Chi, Nguyễn Đỗ Nguyên (2011). “Siêu âm vú kết hợp nhũ ảnh so với nhũ ảnh đơn thuần trong tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có nhu mô vú dày: một nghiên cứu theo dõi 6 tháng”. Y học thành phố Hồ Chí Minh 15 (3): tr167 – 173.

2. W. A. Berg, J. D. Blume, et al. (2008). “Combined screening with ultrasound and mammography vs mammography alone in women at elevated risk of breast cancer”. Jama 299(18): pp.2151 – 63.

3. International Agency for Research on Cancer, Globocan 2012: Estimated Cancer Incidence Mortality and Prevalence Worldwide in 2012, http://www.globocan.iarc.fr/Pages/fact_sheets_population.aspx, 7 April 2014.

4. U.S. Preventive Services Task Force, Screening for Breast Cancer, http://www.uspreventiveservicestaskforce.org/uspstf/uspsbrca.htm, December 2009

5. NCCN guidelines for detection, prevention & risk reduction, Breast cancer Screening and Diagnosis,

http://www.nccn.org/professionals/physician gls/f guidelines.asp#site, version 2, 2013

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com