Hướng dẫn tiêu chuẩn đánh giá noãn

blank
Đánh giá nội dung:

Hướng dẫn tiêu chuẩn đánh giá noãn

1. ĐÁNH GIÁ PHỨC HỢP TẾ BÀO NOÃN (OCC – Oocyte Cumulus Complexes)

Đánh giá phức hợp tế bào noãn OCC thông qua độ giãn nở của lớp tế bào hạt (cumulus) và tế bào vành tia (corona).

Hình 1: OCCC trưởng thành (trái) và OCCC chưa trưởng thành (phải)

- Nhà tài trợ nội dung -

2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TRƯỞNG THÀNH NOÃN

2.1 Trưởng thành nhân

Quá trình trưởng thành nhân của noãn được xác định bằng sự hiện diện của thể cực (PB) trong khoảng không gian quanh noãn. Sau quá trình kích thích noãn, có khoảng 85% noãn trưởng thành MII, 10% noãn MI (chưa xuất hiện thể cực và không có sự hiện diện của túi nhân) và 5% GV (trạng thái nhân vẫn còn ở dạng túi hình cầu có chứa một hạt nhân to).

Hình 2.1: Đánh giá độ trưởng thành nhân

2.2 Trưởng thành tế bào chất

Sự trưởng thành bào tương noãn thường đi kèm với việc không xuất hiện các hình thái bất thường trong bào tương noãn, cùng với sự di chuyển của thể hạt vỏ từ bộ Golgi đến ngay dưới bề mặt noãn, với vai trò quan trọng trong ngăn ngừa hiện tượng đa thụ tinh.

3. MỘT SỐ HÌNH THÁI BẤT THƯỜNG CỦA NOÃN

3.1 Màng trong suốt (Zona Pellucida)

Độ dày của ZP được xem là bình thường ở 13-15 gm, nếu nhỏ hơn giá trị này được xem là mỏng; trường hợp còn lại là dày.

Tiêu chuẩn phân loại hình thái ZP của noãn:

– ZP 1: Độ dày và màu sắc bình thường

– ZP 2: Mỏng

– ZP 3: Dày 2 lớp hoặc dày mỏng không đều

– ZP 4: Dày và sậm màu hoặc bất thường

3.2 Thể cực (PB)

– Một noãn có thể cực bình thường sẽ nguyên vẹn và không phân mảnh. Theo một số nghiên cứu hình thái thể cực là yếu tố tiên đoán cho sự thụ tinh và chất lượng phôi sau ICSI. Chuyển phôi có chọn lựa PB sẽ giúp gia tăng tỉ lệ làm tổ và mang thai. Ngoài ra, chuyển phôi từ noãn có PB nguyên vẹn có xu hướng cho phôi blastocyst tốt hơn là từ noãn có PB bị phân mảnh.

– Tiêu chuẩn phân loại hình thái thể cực thứ nhất:

+ PB 1: Dạng tròn hoặc oval, bề mặt trơn, láng + PB 2: Dạng tròn, hoặc bầu dục; bề mặt nhăn + PB 3: Phân mảnh

+ PB 4: To, bất thường, thoái hóa hoặc có nhiều hơn hai thể cực

3.3 Khoảng không quanh noãn (PVS)

– Là yếu tố có thể tác động đến sức sống của noãn và tỉ lệ thu tinh sau ICSI. Đặc điểm này cũng thể hiện sự phát triển quá mức của noãn tại thời điểm ICSI.

– Tiêu chuẩn phân loại hình thái khoang quanh noãn:

+ PVS1: Bình thường, độ rộng vừa phải, không có hạt.

+ PVS2: Rộng ở một phần quanh noãn, không có hạt.

+ PVS3: Rộng hết toàn bộ chu vi quanh noãn.

+ PVS4: Rộng và xuất hiện hạt trong khoang quanh noãn.

3.4 Chất lượng bào tương (Cytoplasm quality)

3.4.1 Độ mịn của bào tương (Granularity)

Tiêu chuẩn phân loại hình thái độ mịn trong bào tương noãn.

– Gr1: Bào tương mịn, sáng màu

– Gr2: Có hạt thô, sáng màu

– Gr3: Quầng hạt thô, sậm màu

– Gr4: Quầng hạt thô chiếm từ % diện tích bề mặt trở lên, tập trung ở vùng trung tâm noãn và các dạng bất thường khác

3.4.2 Lưới nội chất trơn (SER – Smooth Endoplasmic Reticulum)

Tiêu chuấn phân loại sự xuất hiện lưới nội chất trơn (SER) ở noãn:

– SER1: không có hiện diện SER

– SER2: Có một SER nhỏ

– SER3: Có nhiều hơn một SER nhỏ hoặc một SER trung bình

– SER4: Có một SER to hoặc nhiều SER trung bình

3.4.3 Thể vùi (inclusion)

Tiêu chuẩn phân loại sự xuất hiện thể vùi ở noãn:

– Inc1: Không hiện diện thể vùi trong bào tương

– Inc2: Có một thể vùi nhỏ

– Inc3: Có một thể vùi to hoặc nhiều hơn một thể vùi nhỏ.

– Inc4: Bào tương có từ hai thể vùi trở lên và các dạng phức tạp (mắt bò, bull-eyed)

3.4.4 Không bào (Vacuolization)

Tiêu chuẩn phân loại sự xuất hiện không bào ở noãn:

– Vac1: Không có không bào trong bào tương noãn

– Vac2: Có một không bào nhỏ (5-10 µm).

– Vac3: Có một không bào trung bình (10-14 µm).

– Vac4: Có một không bào lớn (>14 µm) hoặc có nhiều không bào nhỏ, trung bình.

3.4.5 Một số dấu hiệu bất thường khác

Noãn khổng lồ: Quan sát trên kính hiển vi huỳnh quang, noãn này có hai thoi vo sắc riêng biệt.

Bào tương dính: noãn có bào tương rất dính thường dễ gây tổn thương cho khung xương của noãn trong quá trình ICSI, cũng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục màng tế bào chất sau ICSI. Kết quả hiện tượng thoái hóa noãn xảy ra.

Màng bào tương bở: do màng tế bào chất có chất lượng và độ đàn hồi không đồng đều.

Màng bào tương dai: do bất thường cấu trúc màng bào tương gây ra hiện tượng thải loại tinh trùng sau ICSI.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com