Dự phòng sỏi tái phát là vấn đề quan trọng và cấp thiết, các nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng tỷ lệ mắc bệnh sỏi đường tiết niệu đã tăng lên trong những thập kỷ qua ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Xu hướng ngày càng tăng này được cho là có liên quan đến những thay đổi trong điều chỉnh lối sống như thiếu hoạt động thể chất, thói quen ăn uống và sự nóng lên toàn cầu.
Điều trị sỏi tiết niệu hiện tại đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, những phương pháp điều trị sỏi ngày càng ít xâm lấn, hiệu quả và an toàn.
Tuy nhiên bên cạnh việc điều trị sỏi thì vấn đề dự phòng để sỏi tiết niệu không quay trở lại đang dần được bệnh nhân và bác sĩ chú ý tới, cùng tìm hiểu kế hoạch dự phòng sỏi tiết niệu qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Sỏi đường tiết niệu gồm 2 loại sỏi là sỏi vô cơ và sỏi hữu cơ:
Sỏi vô cơ
- Sỏi oxalat canxi: Là loại sỏi chủ yếu, hay gặp ở Việt Nam chiếm > 80%.
- Sỏi calci phosphat: Có màu vàng nhạt hoặc trắng bẩn và dễ vỡ.
- Sỏi cacbonat canxi: Màu trắng như sữa, dễ vỡ.
Sỏi hữu cơ
- Sỏi urat: Thường gặp trên những người có tăng acid uric máu, người bệnh gout.
- Sỏi systin: Nhẵn màu vàng nhạt, hay tái phát.
- Sỏi struvite: Màu vàng trắng, thường do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Yếu tố nguy cơ
Sỏi calci oxalate
Tiền sử cá nhân:
- Viêm ruột mãn tính hoặc tiêu chảy mãn tính: mất nước thường xuyên qua phân nên dẫn đến giảm lượng nước tiểu bài tiết gây toán hóa nước tiểu, là yếu tố nguy cơ tăng oxalat trong nước tiểu hình thành sỏi canxi oxalate.
- Bệnh nhân sau cắt đoạn hồi tràng (ileal resection) do các bất thường ở đường tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến của sỏi thận và gây nên bệnh thận mãn tính.
- Phẫu thuật điều trị béo phì (bariatric surgery): cắt 1 phần dạ dày để giảm cân.
- Tiền sử mắc bệnh sỏi mật và tăng triglyceride máu liên quan đến sỏi thận, mặc dù sinh lý bệnh không chắc chắn.
- Bệnh Sarcoidosis (một bệnh lý hệ thống đặc trưng viêm nhiễm u hạt ở phổi) dẫn đến tăng calci niệu và tăng calci máu.
- Thừa cân, béo phì tăng bài tiết oxalate trong nước tiểu nên nguy cơ hình thành sỏi calci oxalate.
- Bệnh lý thận đa nang (polycystic kidney disease) và bệnh xốp tủy thận (medullary sponge kidney) tăng nguy cơ đào thải calci, do đó có nguy cơ tạo sỏi thận.
- Tiền sử dùng thuốc cá nhân: Thuốc điều trị HIV, Lợi tiểu, Felbamate, bổ sung vitamin C và Calci
Tiền sử gia đình
- Một nghiên cứu ước tính rằng 56% sỏi thận là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, gen nào gây ra tình trạng này thì vẫn chưa chắc chắn nên xét nghiệm liên quan tới yếu tố di truyền chưa được sử dụng trên lâm sàng.
- Bệnh thận đa nang, bệnh RTA có yếu tố gia đình nên đó cũng là yếu tố nguy cơ tạo sỏi calci oxalat.
Yếu tố xã hội
- Nghề nghiệp: Bệnh nhân có ngành nghề không cho phép uống nhiều nước hoặc ít được sử dụng nhà vệ sinh dẫn tới thường xuyên bị giảm lượng nước tiểu nên dễ bị hình thành sỏi.
Dinh dưỡng
- Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến việc hình thành sỏi. Một chế độ ăn nhiều muối làm bài tiết canxi qua nước tiểu quá mức. Thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói thường có hàm lượng muối cao. Cần phải làm xét nghiệm nước tiểu 24 giờ mới biết được bệnh nhân có ăn dư muối không hoặc khai thác thói quen ăn uống.
- Đạm động vật có thể gây tăng calci trong nước tiểu, tăng oxalate nước tiểu và tăng uric niệu, dẫn đến tăng nguy cơ tạo sỏi can-xi, chế độ ăn này hay gặp ở các vận động viên và người tập thể hình.
- Uống nước ép bưởi nhiều có nguy cơ sỏi cao hơn ở cả nam và nữ nhưng cơ chế thì chưa rõ ràng, và đồ uống có nhiều fructose cũng dễ tạo sỏi.
- Thực phẩm chứa nhiều oxalate: các loại hạt, rau xanh đậm (đặc biệt là rau bina), mứt trái cây, trái cây sấy khô, và sô-cô-la.
- Chế độ ăn ít canxi nguy cơ dễ tạo sỏi hơn, vì cơ thể sẻ phải hấp thụ nhiều oxalate trong thức ăn. Thường ít calci so với nhu cầu khuyến nghị từng độ tuổi.
- Các loại thuốc liên quan đến khả năng tạo sỏi này bao gồm acetazolamide, vitamin K, vitamin D, chất bổ sung Cacil, thuốc chẹn beta như warfarin và lithium chloride.
Sỏi urat
Tiền sử cá nhân
- Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với sự kết tinh và hình thành sỏi của axit uric là pH nước tiểu thấp (dưới 5,5) chứ không phải là tăng đào thải axit uric qua nước tiểu. Nguyên nhân chính của pH nước tiểu thấp là rối loạn ống dẫn (bao gồm cả bệnh gút), tiêu chảy mãn tính hoặc mất nước nghiêm trọng. Đây đều là yếu tố dẫn tới sỏi urat.
- Viêm ruột mãn tính hoặc tiêu chảy mãn tính: mất nước thường xuyên qua phân nên dẫn đến giảm lượng nước tiểu gây toán hóa nước tiểu, là yếu tố nguy cơ tăng tạo sỏi.
- Tiền sử bệnh nhân bị Gout. Điều này có thể được nhìn thấy trong các bệnh như bệnh gút, một tình trạng mà mọi người có thể có nồng độ axit uric trong máu cao và các tinh thể lắng đọng gây đau đớn ở các khớp.
- Ngoài ra còn có nguy cơ tăng sỏi axit uric ở những người mắc bệnh tiểu đường, hóa trị xạ trị ở bệnh nhân ung thư.
- Các tình trạng khác có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận do axit uric cao hơn bao gồm các tình trạng có bệnh máu di truyền chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu huyết tán, bệnh đa hồng cầu và bệnh vẩy nến.
- Rối loạn dự trữ Glycogen type I (GSD I) hay còn gọi là bệnh Von Gierke cũng là nguyên nhân gây ra sỏi urat.
Tiền sử gia đình
- Một số bệnh thận có liên quan đến tăng acid uric niệu và sỏi thận do acid uric, bao gồm hội chứng Fanconi, bệnh Hartnup, bệnh Wilson và tăng acid uric niệu có tính gia đình
Yếu tố xã hội
- Nghề nghiệp: Bệnh nhân có ngành nghề không cho phép uống nhiều nước hoặc ít được sử dụng nhà vệ sinh dẫn tới thường xuyên bị giảm lượng nước tiểu nên dễ bị hình thành sỏi.
Dinh dưỡng
- Chế độ ăn nhiều purin dẫn đến sản xuất monosodium urat cao hơn, trong điều kiện thích hợp có thể hình thành sỏi axit uric trong thận. Sỏi axit uric hình thành khi nồng độ axit uric trong nước tiểu quá cao và/hoặc nước tiểu quá axit một cách thường xuyên.
Sỏi calci phosphate
Tiền sử cá nhân
- Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận đang dần cao hơn ở phụ nữ trẻ, đặc biệt là sỏi canxi photphat trong những năm qua; tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của sự gia tăng vẫn chưa được biết rõ.
- Sỏi phosphate thay thế oxalate khi nước tiểu quá kiềm. Sinh lý học thận và GI làm tăng pH nước tiểu, đặc biệt là ở phụ nữ. Giải thích có thể là do phụ nữ có xu hướng có nồng độ pH trong nước tiểu cao hơn ngay cả khi đã kiểm soát chế độ ăn uống, có thể do tỷ lệ hấp thụ anion GI khác nhau, điều này cũng giải thích tại sao họ dễ bị hình thành sỏi canxi photphat.
- Các nguyên nhân bao gồm cường tuyến cận giáp (khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến cận giáp), nhiễm trùng đường tiết niệu được biết tới là 2 nguyên nhân chủ yếu gây calci phosphate.
Tiền sử gia đình
- Các yếu tố nguy cơ của sỏi canxi, thay đổi theo quần thể. Yếu tố nguy cơ là tăng canxi niệu, rối loạn di truyền ở 50% nam giới và 75% phụ nữ có sỏi canxi; do đó, những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị sỏi có nguy cơ cao bị sỏi tái diễn.
- Những bệnh nhân này có canxi huyết thanh bình thường, nhưng canxi trong nước tiểu tăng > 250 mg/ngày (> 6,2 mmol/ngày) ở nam giới và > 200 mg/ngày (> 5,0 mmol/ngày) ở phụ nữ. Những yếu tố này tăng tỉ lệ calci phosphate hơn là calci oxalate.
Sỏi cystin
Tiền sử cá nhân
- Sỏi cystine có xu hướng tái phát và thường lớn hơn các loại sỏi thận khác. Sự không có khả năng tái hấp thu cystine của ống thận và sự không hòa tan tương đối của cystine ở pH nước tiểu sinh lý dẫn đến hình thành sỏi.
- Ở những bệnh nhân có sỏi tái phát, đặc biệt là bệnh nhân <30 tuổi hoặc những người có anh chị em mắc bệnh sỏi, bác sĩ tiết niệu nên duy trì một chỉ số nghi ngờ cao để chẩn đoán cystin niệu. Cystin niệu là nguyên nhân của khoảng 10% tổng số sỏi thận được quan sát thấy ở trẻ em.
- Cystine niệu là các bất thường chính dẫn đến việc làm giảm tái hấp thu cystine trong ống lượn gần và tăng nồng độ cystine trong nước tiểu. Điều này cũng là yếu tố thuận lợi dẫn tới sỏi cysteine.
Tiền sử gia đình
- Sỏi cystine là do tập hợp các axit amin cystine. Điều này xảy ra ở những người mắc chứng bệnh cystin niệu. Cystinuria được di truyền qua một gia đình.
Dinh dưỡng
- Có rất ít nghiên cứu về sự đóng góp của việc chế độ ăn uống đối với nguy cơ hình thành sỏi cystine trong nước tiểu. Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy chế độ ăn giàu protein động vật cũng là một yếu tố nguy cơ đối với sỏi cysteine.
Sỏi struvite
Tiền sử cá nhân
- Sỏi struvite là loại phổ biến nhất hình thành ở đường tiết niệu dưới (bàng quang và niệu đạo) (60%), tiếp theo là sỏi oxalat (30%).
- Vi khuẩn trong đường tiết niệu của bạn tạo ra struvite khi chúng phân hủy chất thải urê thành amoniac. Để tạo ra struvite, nước tiểu của bạn cần có tính kiềm. Bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm cho nước tiểu của bạn có tính kiềm. Sỏi struvite thường hình thành ở phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thường PH nước tiểu> 7,2. nghiên cứu này đã xác định được Enterococcus và E. colinhư các phân lập vi khuẩn phổ biến có trong sỏi struvite và các bệnh nhiễm trùng liên quan.
- Các yếu tố dẫn đến việc mắc phải những viên sỏi này bao gồm giới tính nữ, tuổi tác quá cao, dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh, ứ trệ do tắc nghẽn đường tiết niệu, chuyển hướng tiết niệu, bàng quang thần kinh, ống thông niệu đạo trong, nhiễm toan ống thận xa, thận xốp tủy và những người mắc bệnh tiểu đường mellitus.
- Các bệnh đi kèm đáng chú ý bao gồm bệnh bàng quang thần kinh, nhiễm trùng tiểu tái phát và đái tháo đường, tiền sử hút thuốc, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và bệnh thận mãn tính. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị hiệu quả những người này một cách kịp thời và dứt điểm, vì điều trị bảo tồn đối với những bệnh nhân mắc nhiều bệnh đi kèm đã được chứng minh là có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng kể.
- Bệnh nhân có sỏi struvite đồng nhất có xu hướng có tiền sử hút thuốc lá, tuy nhiên, điều này không có nhiều ý nghĩa thống kê.
Tiền sử gia đình
- Chưa có nhiều nghiên cứu trên vấn đề này.
Dinh dưỡng
- Chưa có đủ bằng chứng về dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu magie cũng là yếu tố nguy cơ gây struvite
CHẨN ĐOÁN
- Chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Chẩn đoán hình ảnh.
- Xác định thành phần cấu tạo sỏi.
- Phân tích máu xác định creatinine, natri, kali, clorua, canxi ion hóa (hoặc tổng canxi + albumin), phốt phát, và trong trường hợp tăng nồng độ canxi, hormone tuyến cận giáp (PTH) và vitamin D.
- Phân tích nước tiểu đòi hỏi phải đo thể tích nước tiểu, pH nước tiểu, trọng lượng cụ thể, canxi, oxalate, citrate, natri và magiê trong nước tiểu. Để thuận lợi trong quá trình tư vấn dự phòng sỏi.
DỰ PHÒNG SỎI TÁI PHÁT
Xác định thành phần sỏi tiết niệu, yếu tố nguy cơ bệnh nhân đang gặp phải là các bước quan trọng giúp bệnh nhân dự phòng sỏi tái phát hiệu quả. Quy trình này cần được cá thể hóa.
Sỏi calci oxalate
Chẩn đoán
Dinh dưỡng
- Nền tảng chính của dự phòng sỏi tái phát là tăng lượng nước tiểu. Lượng chất lỏng mỗi ngày nên cá thể hóa theo cân nặng và bệnh lý kèm theo của bệnh nhân.
- Loại chất lỏng ăn vào cũng là vấn đề. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy uống cà phê và bia làm giảm nguy cơ tạo sỏi. Uống nước ép bưởi liên tục làm tăng nguy cơ tạo sỏi vì những lý do không rõ ràng, trong khi nước chanh, hàm lượng citrate cao hơn, có thể có tác dụng hữu ích đối với chuyển hóa sỏi tiết niệu nhưng uống nó không được chứng minh là ngăn ngừa sỏi.
- Bổ sung đầy đủ calci từ thực phẩm theo nhu cầu cá nhân mỗi độ tuổi. Thuốc bổ sung calci không được khuyến khích đối với bệnh nhân có tiền sử sỏi calci. Bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng đủ calci từ thực phẩm hàng ngày.
- Nên hạn chế một số thực phẩm quá nhiều oxalate như cây đại hoàng, rau chân vịt, củ dền, chocolate …
- Cần lưu ý, vì vitamin C có thể chuyển đổi thành oxalat, việc sử dụng các chất bổ sung vitamin C có thể làm tăng oxal niệu và tăng nguy cơ hình thành sỏi; do đó, liều lượng của các chất bổ sung này nên được giới hạn dưới 1000 mg/ngày. Và hạn chế bổ sung từ viên uống bổ sung.
- Giảm natri dưới 2 gam/ngày đã làm giảm bài tiết canxi mặc dù lượng canxi ăn vào cao hơn.
- Bệnh nhân bị sỏi tái phát nên giảm tối đa lượng protein của họ xuống dưới 80g/ngày.
- Kháng insulin có thể làm giảm bài tiết citrat trong nước tiểu và tăng bài tiết canxi, oxalate trong nước tiểu do vậy kế hoạch duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát bệnh nền cũng nên được đặt ra.
Sản phẩm bổ sung
- Citrate ức chế sự hình thành và phát triển của các tinh thể canxi. Việc sử dụng nó đã được ủng hộ cả ở những bệnh nhân có bài tiết citrat trong nước tiểu thấp và những bệnh nhân đã có sỏi canxi oxalat nhưng không có bất thường về đường tiết niệu này. Ưu tiên sử dụng muối kali, vì bổ sung natri citrat sẽ dẫn đến tăng calci niệu. Nếu mức độ kali của bạn thấp hoặc bình thường, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung kali citrate.
- Nếu bạn có nồng độ kali trong máu cao, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung natri citrate hoặc các thực phẩm bổ sung theo xét nghiệm của bạn.
Sỏi urat
Dinh dưỡng
- Có thể giảm bài tiết acid uric qua đường tiểu bằng chế độ ăn ít purin. Cần phải kiểm soát loại thực phẩm, lượng thực phẩm chứa nhiều purin ăn vào hàng ngày.
- Uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và sẽ giúp nước tiểu của bạn ít cô đặc hơn với các chất cặn bã. Lượng chất lỏng mỗi ngày nên cá thể hóa theo cân nặng và bệnh lý kèm theo của bệnh nhân.
- Duy trì cân nặng hợp lý cũng rất quan trọng để ngăn ngừa sỏi urat.
- Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường, đặc biệt là những loại có xi-rô có hàm lượng fructose cao.
- Hạn chế rượu bia vì nó có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và tránh các chế độ ăn kiêng ngắn hạn vì lý do tương tự.
- Giảm lượng protein từ động vật và ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp giảm nồng độ axit trong nước tiểu và điều này có thể giúp giảm cơ hội hình thành sỏi axit uric. Bạn cần gặp bác sĩ để biết được lượng purin trong từng nhóm thực phẩm để tránh chuyển hóa thành uric trong máu cao.
- Nước ép cam quýt có chứa citrate (axit xitric), nhưng có thể cần một lượng lớn. Ngoài ra, hãy cẩn thận với đường.
Sản phẩm bổ sung
- Dự phòng sỏi axit uric đầu tiên là không chỉ hydrat hóa (lượng nước tiểu trên 2000 ml mỗi ngày), mà chủ yếu là kiềm hóa nước tiểu đến giá trị pH từ 6,2 đến 6,8. Kiềm hóa nước tiểu bằng kali nitrat hoặc natri bicacbonat là một phương pháp điều trị hiệu quả cao, dẫn đến sự hòa tan của những viên sỏi hiện có. Cái này dựa vào xét nghiệm nước tiểu của bạn.
- Citrate có thể được kê đơn để giúp ngăn ngừa một số loại sỏi, chẳng hạn như sỏi axit uric, nếu citrate trong nước tiểu thấp và nồng độ pH trong nước tiểu quá thấp (hoặc quá axit). Citrate kiềm có thể được cung cấp cùng với (các) khoáng chất, chẳng hạn như natri, kali hoặc magiê để giúp ngăn ngừa hình thành sỏi. Mục đích là làm tăng pH nước tiểu (hoặc làm cho nước tiểu ít axit hơn hoặc kiềm hơn, để ngăn ngừa sỏi axit uric)
Sỏi calci phosphate
Dinh dưỡng
- Chưa có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đối với sỏi calci phosphate. Tuy nhiên một chế độ hạn chế việc tăng đào thải calci ra nước tiểu như giảm natri trong thực phẩm, hạn chế protein động vật, nhận đủ calci từ thực phẩm cũng là các yếu tố có ý nghĩa trong dự phòng sỏi calci phosphate tái phát. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh nhân đang gặp phải.
Sỏi cystine
Dinh dưỡng
- Sỏi cystine ít có khả năng hình thành trong nước tiểu có tính axit ít hơn. Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm cho nước tiểu ít có tính axit hơn. Ăn thịt tạo ra nước tiểu có tính axit hơn, có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi cysteine. Tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê nhiều, Điều này được áp dụng nếu sỏi cysnite tái phát sớm.
- Để ngăn chặn sự kết tụ của các tinh thể vào ban đêm, nên uống 500 mL nước trước khi đi ngủ và 300 mL khác qua đêm được khuyến khích. Can thiệp quan trọng nhất ở bệnh nhân sỏi cystine là tăng khả năng hòa tan cystine bằng cách tăng lượng chất lỏng. Người lớn bị sỏi nên có lượng nước tiểu mục tiêu ít nhất 3 lít mỗi ngày và ít hơn 200mg cystine /L nước tiểu. Cần uống nhiều chất lỏng mỗi ngày và uống trước khi đi ngủ và trong đêm để duy trì nước tiểu loãng qua đêm. Tuy nhiên điều này nên được đánh giá bởi bác sĩ theo chức năng và mực lọc cầu thận, hoặc các bệnh lý tim mạch kèm theo, nên được hạn chế.
- Mặc dù có mức độ bằng chứng khoa học thấp, chế độ ăn ít protein (<20 g/ngày), ít muối (<2 g/ngày) với lượng hydrat hóa cao (> 3 lít / ngày) được khuyến cáo nhiều ở trẻ mắc chứng cystin niệu. Hạn chế natri trong chế độ ăn uống nên là một thành phần quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh nhân mắc chứng cystin niệu
- Hạn chế thực phẩm chứa methionine như đậu phộng, quả hồ trăn, bỏng ngô, bông cải xanh, nấm, súp lơ trắng, bơ, giá đỗ, khoai tây, rau bina, đậu xanh, đậu phụ, đậu tây, đậu đen và tempeh có thể ngăn cản sự hình thành tinh thể cystine .
- Ăn các loại rau có hàm lượng anion hữu cơ cao, liên quan đến pH nước tiểu cao hơn như chanh dây, xoài, đu đủ …
Sản phẩm bổ sung
- Mục tiêu hợp lý là giữ cho nồng độ cystine dưới khoảng 240 mg/L và pH nước tiểu khoảng 7, để duy trì độ hòa tan. Nếu pH nước tiểu dưới 7, có thể sử dụng kiềm kali với liều lượng 10-20 meq ba lần mỗi ngày để nâng cao độ pH. Trong khi kiềm hóa nước tiểu đối với cystine là một phần không thể thiếu trong quản lý dự phòng sỏi tái phát.
- Thuốc Acetazolamide có hiệu quả trong việc làm tăng pH nước tiểu ở những bệnh nhân hình thành sỏi cystine đã dùng kali citrate nhưng tần suất tái phát nhanh. Tuy nhiên Cần thận trọng khi kê đơn acetazolamide vì nó có thể được dung nạp kém và có thể hình thành sỏi canxi phosphate.
Sỏi struvite
Chẩn đoán
- Phân tích máu đòi hỏi phải đo creatinine, và nước tiểu đòi hỏi phải đo pH nước tiểu lặp lại và nuôi cấy nước tiểu.
Dinh dưỡng
- Chế độ ăn dự phòng tình trạng nhiễm trù đường tiết niệu dưới là phương pháp chính trong dự phòng sỏi struvite tái phát.
- Các pản phẩm chứa probiotic có vai trò trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới như sữa chua không đường, kim chi…
- Bổ sung nhiều chất lỏng cho cơ thể, đặc biệt là nước. Uống nước giúp làm loãng nước tiểu và giúp bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Nhờ đó cho phép loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu một cách dễ dàng.
- Dùng các thực phẩm có khả năng chống nhiễm khuẩn tiết niệu hiệu quả như nam việt quất, tỏi, sữa chua không đường, trái cây họ cam quýt, kiwi…
- Một số thực phẩm giúp làm giảm PH nước tiểu như protein động vật, một số trái cây như cam, kiwi, nước ép nam việt quất, thậm chí là café và trà.
Vận Động
Tiền sử sỏi đường tiết niệu. Bệnh nhân cần tích cực vận động, hạn chế lối sống tĩnh tại, hạn chế các bệnh lý chuyển hóa. Đối với mỗi cá nhân có bệnh lý, yếu tố nguy cơ cần được gặp chuyên gia vận động để được tư vấn kế hoạch vận động phù hợp. Tuy nhiên, theo các đối tượng, độ tuổi, quy tắc chung các bài tập như sau.
Aerobic | Kháng lực | Linh hoạt | |
Tần suất | Hàng ngày | >= 3 ngày/tuần | >= 3 ngày/tuần |
Cường độ | Mức độ trung bình đến mức độ mạnh | Sử dụng trọng lượng cơ thể làm kháng lực hoặc 8- 15 submaximal repetition of an exercise to the point of moderate fatigue with good mechanical form | N/A |
Thời gian | >=60 phút/ngày | >=60 phút/ngày | >=60 phút/ngày |
Loại hình | Các hoạt động thú vị và phù hợp với sự phát triển gồm chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe đạp, và các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, hoặc quần vợt | Các hoạt động thể chất tăng cường cơ bắp như leo cây, kéo co..) hoặc có cấu trúc (nâng tạ,..) | Các hoạt động như chạy bộ, nhảy dây, bóng rổ, quần vợt, nhảy lò cò…. |
Đối với người già, trên 50 tuổi cần được đánh giá nguy cơ tim mạch, Nguy cơ té ngã
Trước khi tập luyện và có các quy tắc chung như sau:
Aerobic | Kháng lực | Linh hoạt | |
Tần suất | >= 5 ngày/tuần cho cường độ trung bình; >=3 ngày cho cường độ mạnh; hoặc kết hợp 3-5 ngày/tuần tập cường độ trung bình và mạnh | >= 2 ngày/tuần | >= 2 ngày/tuần |
Cường độ | Trên thang điểm 0-10 cho mức độ gắng sức của cơ thể ; 5-6 cho cường độ trung bình và 7-8 cho cường độ mạnh | Mức nhẹ (40-50% 1 RM) cho người mới bắt đâu, tiến tới mức trung bình và mạnh (60-80% 1-RM) | Kéo dãn đến mức cảm thấy căng cứng hoặc hơi khó chịu |
Thời gian | 30-60 phút/ngày với bài tập cường độ trung bình; 20- 30 phút/ngày với bài tập cường độ mạnh hoặc kết hợp | 8-10 bài tập cho nhóm cơ chính; 1- 3 hiệp với 8-12 lần lặp lại mỗi hiệp | Giữ trạng thái căng 30-60s |
Loại hình | Đi bộTập thể dục dưới nước và tập thể dục chu kỳ tĩnh có thể có lợi cho những người có khả năng chịu đựng hạn chế đối với các hoạt động chịu trọng lực | Chương trình tập tạ, hoặc các bài tập thể dục thể thao với sức nặng, leo cầu thang và các hoạt động tăng cường khác sử dụng nhóm cơ chính | Bất kỳ hoạt động thể chất nào nhằm duy trì và tăng tính linh hoạt bằng cách sử dụng các chuyển động chậm kết thúc ở các động tác kéo dãn tĩnh cho từng nhóm cơ |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1. ACSM’s guidelines for exercise testing and prescription 2.https://d56bochluxqnz.cloudfront.net/documents/full-guideline/EAU-Guidelines- on-Urolithiasis-2022_2022-03-24-142444_crip.pdf
- 2. EAU guidelines on urolithiasis 2022