KHUYẾN CÁO XỬ TRÍ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN (JACC/AHA 2013)

blank
Đánh giá nội dung:

KHUYẾN CÁO XỬ TRÍ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN (JACC/AHA 2013)

Khuyến cáo PCI mạch vành tiên phát:

Class I

1. Thực hiện PCI tiên phát trên bệnh nhân STEMI với triệu chứng thiếu máu <12h.(A)

- Nhà tài trợ nội dung -

2. Thực hiện PCI tiên phát trên bệnh nhân STEMI với triệu chứng thiếu máu <12h và có chống chỉ định với TSH bất kể thời gian trì hoãn từ cơ sở y tế ban đầu.(B)

3. Thực hiện PCI tiên phát trên bệnh nhân STEMI có shock tim hoặc suy tim cấp nặng bất kể thời điểm xuất hiện NMCT.(B)

Class IIa

1. Nên thực hiện PCI tiên phát trên bệnh nhân STEMI trong vòng 12-24h khởi phát nếu có bằng chứng lâm sàng và/hoặc ECG của tình trạng thiếu máu đang diễn tiến.(B)

Class III: có hại

1. Không nên PCI nhánh động mạch không gây nhồi máu cùng thời điểm PCI tiên phát trên BN STEMI có huyết động ổn định.(B)

Khuyến cáo về việc hút huyết khối:

Class IIa

1. Nên thực hiện hút huyết khối bằng tay trên bệnh nhân PCI tiên phát.(B)

Khuyến cáo sử dung stent trên BN STEMI:

Class I

1. Đặt stent (BMS hoặc DES) có lợi trên BN STEMI.(A)

2. Nên sử dụng BMS trên bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao, không có khả năng tuân thủ liệu pháp ức chế tiểu cầu kép trong 1 năm hoặc dự định thực hiện thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật trong năm tới.(C)

Class III: Có hại

1. Không nên dùng DES trong PCI tiên phát trên bệnh nhân STEMI không có khả năng trì hoãn hoặc tuân thủ liệu pháp ức chế tiểu cầu kép trong thời gian dài vì có thể gây huyết khối trong stent do ngưng sớm 1 trong 2 thuốc.(B)

Khuyến cáo liệu pháp ức chế tiểu cầu để hỗ trợ PCI tiên phát:

1. Dùng ASA 162-325mg trước PCI tiên phát.(B)

Sau PCI, sử dụng ASA liên tục vô hạn định.(A)

2. Dùng một liều nạp thuốc ức chế thụ thể P2Y12 càng sớm càng tốt hoặc tại thời điểm PCI tiên phát cho BN STEMI. Có thể chọn:

o Clopidogrel 600mg (B)

o Prasugrel 60mg (B)

o Ticagrelor 180mg (B)

3. Sử dụng thuốc ức chế thụ thể P2Y12 trên BN STEMI sau đặt stent (BMS hoặc DES) với liều duy trì:

o Clopidogrel 75mg/ngày (B)

o Prasugrel 10mg/ngày (B)

o Ticagrelor 90mg/ngày (B)

Class IIa

1. Nên sử dụng ASA 81mg/ngày thay cho liều duy trì cao hơn sau PCI tiên phát.(B)

2. Nên khởi đầu điều trị với thuốc đối kháng thụ thể GP IIb/IIIa như: abciximab (A), liều cao bolus tirofiban (B) hoặc bolus liều gấp đôi eptifibatide (B) ngay thời điểm PCI tiên phát (có hoặc không có đặt stent hoặc đã dùng Clopidogrel) trên một sốt bệnh nhân chọn lọc đã dùng UFH.

Class IIb

1. Có thể sử dụng thuốc đối kháng thụ thể GP IIb/IIIa (TM) trên xe cấp cứu, phòng cấp cứu đối với bệnh nhân STEMI dự định PCI tiên phát.(B)

2. Có thể sử dụng abciximab tiêm vào động mạch vành trên BN STEMI được PCI.(B)

3. Cân nhắc tiếp tục duy trì thuốc ức chế thụ thể P2Y12 hơn 1 năm trên BN STEMI được đặt DES.(C)

Class III: Có hại

1. Không nên dùng Prasugrel trên bệnh nhân có tiền sử đột quỵ hoặc cơn thoáng thiếu máu não.(B)

Khuyến cáo liệu pháp kháng đông hỗ trợ PCI mạch vành tiên phát:

Class I

1. Đối với BN STEMI được PCI tiên phát, thuốc kháng đông được khuyến cáo:

– UFH với liều nạp để duy trì hiệu quả kháng đông, hiệu chỉnh liều với thuốc đối kháng thụ thể GP IIb/IIIa (C)

o Không sử dụng đối kháng thụ thể GP IIb/IIIa: 70-100 U/kg sau đó duy trì để đạt APTT

o Sử dụng đối kháng thụ thể GP Ilb/IIIa: 50-70 U/kg sau đó duy trì để đạt APTT

– Bivalirudin được sử dụng khi đã hoặc chưa dùng UFH trước đó: 0.75 mg/kg bolus tĩnh mạch sau đó 1.75 mg/kg/h, có thể thêm 0.3 mg/kg tĩnh mạch nếu cần

o Giảm liều 1mg/kg/h nếu eGFR<30 ml/phút

Class IIa

1. Trên bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao được PCI tiên phát, nên sử dụng bivalirudin đơn trị liệu ưu tiên hơn phối hợp UFH và đối kháng thụ thể GP IIb/IIIa. (B)

Class III: có hại

1. Fondaparinux không được dùng như là thuốc kháng đông duy nhất trong PCI tiên phát vì nguy cơ huyết khối catheter. (B)

Khuyến cáo dùng TSH trong vòng 120 phút trong trường hợp dư đoán trì hoãn PCI:

Class I

1. Trong trường hợp không có chống chỉ định, TSH nên được sử dụng trên BN STEMI có triệu chứng thiếu máu cơ tim trong vòng 12h khi được dư trù không thê thực hiện được PCI tiên phát trong vòng 120 phút kê từ lúc nhập viện.(A)

Class IIa

1. Trong trường hợp không có chống chỉ định và BN không có khả năng PCI,

TSH có thể sử dụng cho BN STEMI nếu lâm sàng hoặc ECG có bằng chứng thiếu máu đang diễn tiến trong vòng 12-24h bắt đầu triệu chứng có ảnh hưởng lên 1 vùng cơ tim lớn hoặc có huyết động không ổn định. (C)

Class III

1. Không sử dụng TSH cho bệnh nhân ST chênh xuống ngoại trừ NMCT vùng sau thực hoặc có đi kèm ST chênh lên aVR.(B)

Khuyến cáo liệu pháp ức chế tiểu cầu trong hỗ trợ TSH:

Class I

1. Sử dụng trên BN STEMI dùng TSH: 300mg nếu BN <75 tuổi.(A)

ASA 162-325mg và Clopidogrel 75mg nếu BN > 75 tuổi.(A)

2. ASA tiếp tục sử dụng vô hạn định.(A)

Clopidogrel 75mg/ngày tiếp tục sử dụng ít nhất 14 ngày (A) và lên đến 1 năm

(C) trên BN STeMi dùng TsH

Class IIa

1. Có thể sử dụng ASA 81mg/ngày thay cho liều duy trì cao hơn trên bệnh nhân sau sử dụng TSH.(B)

Khuyến cáo liệu pháp kháng đông trong hỗ trơ TSH:

Class I

1. Thuốc kháng đông nên được sử dụng trong suốt thời gian nằm viện, ít nhất là 48h và lên đến 8 ngày đối với bệnh nhân STEMI dùng TSH.(A)

– UFH : liều bolus TM hiệu chỉnh theo cân nặng và truyền liên tục, duy trì aPTT 1.5-2 lần bình thường, trong vòng 48h hoặc tới khi đã tái lưu thông MV thành công.(C)

– Enoxaparin: sử dụng dựa vào tuổi, cân cặng, chức năng thận, với liều bolus tĩnh mạch, 15phút sau tiêm dưới da, duy trì suốt thời gian nằm viện, lên đến 8 ngày hoặc đến khi tái lưu thông thành công.(A)

– Fondaparinux: tiêm tĩnh mạch liều bolus, sau đó 1 lần mỗi ngày liều tiêm dưới da nếu Clcre > 30ml/p/1.73, trong thời gian nằm viện, lên đến 8 ngày hoặc tái lưu thông MV thành công. (B)

KHUYẾN CÁO CAN THIỆP TRÌ HOÃN

Khuyến cáo CMV trên bệnh nhân đã dùng TSH hoăc chưa đươc tái lưu thông ĐMV

Class I

1. CMV và dự định PCI để tái lưu thông MV trên bệnh nhân có bất kì một trong những biểu hiện sau:

– Shock tim hoặc suy tim cấp nặng đang diễn tiến.(B)

– Đã có kết quả test không xâm lấn với nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao.(B)

– Triệu chứng thiếu máu kéo dài hoặc mới khởi phát với mức độ gắng sức tối thiểu trong thời gian nằm viện.(C)

Class IIa

1. CMV và dự định can thiệp nên thực hiện trên bệnh nhân có bằng chứng tái lưu thông thất bại hoặc tắc nghẽn trở lại sau điều trị TSH trong thời gian sớm nhất có thể .(B)

2. Nên CMV trên BN ổn định sau điều trị TSH trong thời gian sớm nhất có thể, lí tưởng là trong vòng 24h, nhưng không nên thực hiện trong vòng 2-3h sau dùng TSH.(B)

Khuyến cáo can thiệp đỏng mạch thủ phạm gây nhồi máu trên BN đã dùng

TSH hoăc chưa đươc tái lưu thông MV

Class I

1. PCI động mạch thủ phạm của vùng cơ tim bị nhồi máu ở BN có bất kì một trong các biểu hiện sau:

– Shock tim hoặc suy tim cấp nặng đang diễn tiến.(B)

– Đã có kết quả test không xâm lấn với nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao.(C)

– Triệu chứng thiếu máu kéo dài hoặc mới khởi phát với mức độ gắng sức tối thiểu trong thời gian nằm viện.(C)

Class IIa

1. PCI MV trì hoãn nên thực hiện trên BN có bằng chứng tái lưu thông thất bại hoặc tắc nghẽn trở lại sau điều trị TSH, trong thời gian sớm nhất có thể .(B)

2. PCI MV trì hoãn động mạch thủ phạm của vùng nhồi máu nên thực hiện ở BN STEMI ổn định sau điều trị TSH trong thời gian sớm nhất có thể, lí tưởng trong vòng 24h, nhưng không nên trong vòng 2-3h sau điều trị TSH.(B)

Class IIb

1. PCI động mạch thủ phạm của vùng nhồi máu ở BN STEMI đã ổn định >24h có thể được cân nhắc như là một phần của chiến lược điều trị sau này.(B)

Class III: không có lợi

1. Không nên PCI trì hoãn chỗ tắc hoàn toàn trên động mạch thủ phạm của cùng nhồi máu ở BN STEMI >24h không triệu chứng với 1 hoặc 2 nhánh MV bị tổn thương, huyết động và điện giải đồ ổn định đồng thời không có bằng chứng của TMCT.(B)

Khuyến cáo PCI MV không phải là thủ phạm gây ra nhồi máu trước ra viện

Class I

1. PCI động mạch không chi phối vùng nhồi máu được chỉ định làm ở thời điểm khác PCI tiên phát trên BN còn triệu chứng TMCT kéo dài.(C)

Class IIa

1. Nên PCI động mạch không chi phối vùng nhồi máu tại thời điểm PCI tiên phát trên BN có test không xâm lấn nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao.(B)

Khuyến cáo liệu pháp ức chế tiểu cầu hỗ trợ PCI sau dùng TSH:

Class I

1. Sau PCI, ASA dùng vô hạn định.(A)

2. Clopidogrel:

– Liều nạp 300mg cho trước hoặc tại thời điểm PCI trên BN chưa dùng liều nạp hoặc PCI trong vòng 24h dùng TSH.(C)

– Liều nạp 600mg cho trước hoặc tại thời điểm PCI trên BN chưa dùng liều nạp hoặc pCi >24h dùng TSH.(C)

– Liều 75mg/ngày sau PCI.(C)

Class IIa

1. Sau PCI, ASA nên dùng liều 81mg/ngày thay vì dùng liều cao hơn duy trì.(B)

2. Prasugrel, liều nạp 60mg nên sử dụng trên BN chưa dùng liều nạp Clopidogrel tại thời điểm dùng TSH. Không nên sử dụng Prasugrel dưới 24h sau dùng TSH chọn lọc fibrin hoặc trên 48h sau dùng TSH không chọn lọc fibrin.(B)

3. Prasugrel nên dùng liều 10mg/ngày đề duy trì sau PCI.(B)

Class III: có hại

1. Prasugrel không nên sử dụng trên bệnh nhân có tiền sử đột quỵ hoặc TIA.(B)

Khuyến cáo liệu pháp kháng đông hỗ trơ PCI sau dùng TSH:

Class I

1. Với BN STEMI được PCI sau dùng TSH đã dùng UFH tĩnh mạch, nên bolus UFH tĩnh mạch để hỗ trợ PCI, có hiệu chỉnh liều với thuốc đối kháng thụ thể GP IIb/IIIa nếu dùng.(C)

2. Với BN STEMI được PCI sau dùng TSH đã dùng Enoxaparin, nếu liều tiêm dưới da cuối trong vòng 8h, dùng thêm enoxaparin nếu liều tiêm dưới da cuối từ 8-12h với liều 0.3mg/kg TM.(B)

Class III: Có hại

1. Fondaparinux không nên dùng như là thuốc kháng đông duy nhất để hỗ trợ PCI, cần sử dụng thêm 1 thuốc kháng yếu tố IIa vì nguy cơ huyết khối catheter.(C)

Khuyến cáo CABG trên BN STEMI:

Class I

1. Chỉ định CABG khẩn trương trên BN STEMI với giải phẫu MV không khả năng PCI đang hoặc tái diễn tình trạng thiếu máu, shock tim, suy tim cấp hoặc những nguy cơ cao khác.(B)

2. Khuyến cáo CABG trên BN STEMI để điều trị tái thông đồng thời biến chứng cơ học.(B)

Class IIa

1. Nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ tuần hoàn cơ học trên BN STEMI có huyết động không ốn định cần CABG khẩn trương.(C)

Class IIb

1. Cân nhắc CABG cấp cứu trong vòng 6h từ khi khởi phát triệu chứng trên BN STEMI không shock tim và không có dự định PCI hay dùng TSH.(C)

Khuyến cáo chon lưa thời điểm CABG khẩn trương liên quan với việc sử dụng thuốc ức chế tiểu cầu

Class I

1. ASA không nên ngưng trước CABG khẩn trương.(C)

2. Nếu có thể thực hiện được, Clopidogrel hoặc Ticagrelor nên ngưng ít nhất 24h trước CABG khẩn trương có sử dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể.(B)

3. Thuốc đối kháng thụ thể GP IIb/IIIa tác dụng ngắn (Eptifibatide, Tirofiban) nên ngưng ít nhất 2-4h trước CABG khẩn trương.(B)

4. Abciximab nên ngưng ít nhất 12h trước CABG khẩn trương.(B)

Class IIb

1. Cân nhắc CABG không sử dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể khi đã dùng Clopidogrel hoặc Ticagrelor trong vòng 24h đặc biệt khi lợi ích của việc tái lưu thông là vượt trội so với nguy cơ chảy máu.(B)

2. Cân nhắc CABG khẩn trương trong vòng 5 ngày sử dụng Clopidogrel hoặc 7 ngày sử dụng Prasugrel đặc biệt khi lợi ích của việc tái lưu thông là vượt trội so với nguy cơ chảy máu.(C)

KHUYẾN CÁO THUỐC ĐIỀU TRỊ

Beta blockers: ( ức chế beta)

ClassI:

1. Thuốc ức chế beta đường uống nên khởi đầu trong 24 giờ đầu tiên cho bệnh nhân bị STEMI mà không có bất kỳ những điều sau đây: dấu hiệu suy tim, bằng chứng của giảm cung lượng tim, nguy cơ thúc đẩy choáng tim, chống chỉ định của sử dụng ức chế beta đường uống khác (khoảng PR kéo dài hơn 0.24 giây, Block nhĩ thất độ 2, độ 3, hen hoặc bệnh đường dẫn khí phản ứng). ( B)

2. Ức chế beta nên được tiếp tục trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện cho tất cả bệnh nhân STEMI không có chống chỉ định cho việc sử dụng thuốc. (B)

3. BN có chống chỉ đinh ban đầu với ức chế beta trong vòng 24 giờ đầu tiên STEMI nên được đánh giá lại để xác định khả năng sử dụng thuốc tiếp theo.( C)

Class IIa:

1. Có thể sử dụng thuốc ức chế beta tĩnh mạch ở BN có biểu hiện STEMI có tăng huyết áp hoặc có thiếu máu cục bộ tiếp diễn và không có chống chỉ định sử dụng thuốc.( B)

Thuốc ức chế hệ Renin- Angiotensin-Aldosterone (RAA)

Class I

1. Thuốc ức chế men chuyển nên được cho trong vòng 24h đầu cho tất cả các bệnh nhân STEMI thành trước, có suy tim, phân suất tống máu ( EF) < 40%, không có chống chỉ định.( A)

2. Thuốc ức chế thụ thể nên được cho bệnh nhân có chỉ định hoặc không dung nạp thuốc ức chế men chuyển.( B)

3. Thuốc kháng aldosterone nên cho bệnh nhân : STEMI và không có chống chỉ định, đã điều trị với ức chế men chuyển và ức chế beta, có phân suất tống máu < 40% và có triệu chứng suy tim hoặc đái tháo đường.( B)

Class IIa:

1. Ức chế men chuyển thích hợp cho tất cả bệnh nhân STEMI và không có chống chỉ định. ( A)

Điều tri Lipid:

Class I:

1. Điều trị Statin liều cao nên được khởi đầu hoặc tiếp tục ở tất cả bệnh nhân bị STEMI không có chống chỉ định ( B)

Class IIa:

1. Nên có xét nghiệm lipid máu nhanh chóng ở bệnh nhân bị STEMI, tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu của bệnh. ( C)

Khuyến cáo điều tri shock tim:

Class I

1. Khuyến cáo tái lưu thông MV cấp cứu bằng PCI hoặc CABG trên BN shock tim do suy bơm sau STEMI bất kể thời gian trì hoãn từ khi NMCT.(B)

2. Nếu không có chống chỉ định, thuốc TSH nên được dùng trên BN STEMI có shock tim không phù hợp với PCI hoặc CABG.(B)

Class IIa

1. Có thể sử dụng bóng nội động mạch chủ (IABP) trên BN shock tim do STEMI chậm đáp ứng với điều trị nội.(B)

Class IIb

1. Cân nhắc luân phiên thay thế dụng cụ trợ thất để hỗ trợ tuần hoàn trên BN shock tim kéo dài.(B)

Xuất viện:

Class I

1. Chỉ định đặt ICD trước khi ra viện trên BN biểu hiện nhịp nhanh thất/rung thất tái diễn >48h sau STEMI chứng tỏ rối loạn nhịp này không phải là thoáng qua hoặc có thể phục hồi được, do nhồi máu hoặc do rối loạn điện giải.(B)

Class I

1. Chỉ định tạo nhịp tạm thời trên bệnh nhân nhịp chậm có triệu chứng không đáp ứng với điều trị nội.(C)

Khuyến cáo xử trí viêm màng ngoài tim sau STEMI:

Class I

1. Khuyến cáo nên sử dụng ASA trong điều trị VMNT sau STEMI.(B)

Class IIb

1. Có thể sử dụng acetaminophen, colchicine hoặc thuốc giảm đau có nguồn gốc á phiện trong trường hợp ASA liều cao không hiệu quả.(C)

Class III

1. Glucocorticoids và NSAIDs có thể có hại trong điều trị VMNT sau STEMI.(B)

Biến chửng huyết khối thuyên tắc: Khuyến cáo dùng kháng đông:

Class I

1. AVK nên dùng trên BN STEMI có rung nhĩ CHADS2 score >2, van tim cơ học, thuyên tắc tĩnh mạch hoặc có tình trạng tăng đông.(C)

2. Thời gian sử dụng liệu pháp 3 thuốc chống sự thành lập huyết khối AVK, ASA và kháng thụ thể P2Y12 nên hạn chế ngắn nhất có thể để giảm thiểu nguy cơ chảy máu.(C)

Class IIa

1. AVK nên sử dụng trên BN STEMI với huyết khối thất trái kém di động không triệu chứng thuyên tắc.(C)

Class IIb

1. Cân nhắc liệu pháp kháng đông trên BN STEMI có vô động hoặc loạn động vùng mỏm tim.(C)

2. Cân nhắc sử dụng AVK điều chỉnh INR 2-2.5 trên BN STEMI dùng ức chế tiểu cầu kép.(C)

Khuyến cáo sử dung test không xâm lấn khảo sát thiếu máu cơ tim trước khi xuất viện:

Class I

1. Nên thực hiện test không xâm lấn trước khi ra viện để khảo sát sự hiện diện và lan rộng của vùng nhồi máu trên bệnh nhân chưa CMV và không có nguy cơ cao để CmV.(B)

Class IIb

1. Cân nhắc thực hiện test không xâm lấn trước khi ra viện để đánh giá chức năng của vùng không nhồi máu có hẹp MV trên hình ảnh CMV trước đó.(C)

2. Cân nhắc thực hiện test không xâm lấn trước ra viện để hướng dẫn chế độ vận động sau khi ra viện.(C)

Class I

1. Nên đo chức năng tâm thu thất trái trên BN STEMI.(C)

Class I

1. Bệnh nhân với chức năng tâm thu thất trái giảm trước đây có khả năng cần đặt ICD nên được đánh giá lại EF sau > 40 ngày xuất viện.(B)

Kế hoạch chăm sóc sau xuất viện:

Class I

1. Thiết kế hệ thống chăm sóc ngoại viện, hệ thống chuyển viện để ngăn ngừa tái nhồi máu cho tất cả BN STEMI.(B)

2. Phục hồi chức năng tim mạch dựa vào chế độ vận động, kế hoạch phòng ngừa thứ phát được khuyến cáo trên tất cả BN STEMI.(B)

3. Cung cấp kế hoạch rõ ràng, chi tiết, dựa vào y học chứng cứ để hỗ trợ điều trị thuốc, chế độ ăn và vận động hợp lý kèm kế hoạch phòng ngừa tái nhồi máu cho BN STEMI.(C)

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com