NANG NHÁI SÀN MIỆNG

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NANG NHÁI SÀN MIỆNG

I. ĐẠI CƯƠNG: Rana tiếng Latinh có nghĩa là con ếch. Ranula được dịch là nang nhái, là một loại nang nghẽn, lành tính, có hình ảnh là một nang mật độ mềm, thường có màu xanh nhạt gồ lên như bụng con ếch ở vùng sàn miệng. Đôi khi nang lan xuống vùng cổ dễ nhầm với các loại u khác được gặp ở vùng cổ mặt.

II. TẦN XUẤT: Nang nhái tương đối hiếm. Trong một nghiên cứu gồm 1303 nang tuyến nước bọt, chỉ có 42 nang nhái. Tỉ lệ nam/ nữ là 1/ 1,03. Tuổi thường gặp từ 20 đến 40 tuổi.

III. BỆNH SINH: Chấn thương hoặc nhiễm trùng trước đây của ống tuyến nước bọt dưới lưỡi gây tổn thương và tắc nghẽn ống tuyến. Điều này gây tăng áp lực mô chung quanh và phản ứng thoát chất nhầy của tuyến nước bọt dưới lưỡi (extravasation of saliva hoặc mucus escape reaction MER) và hình thành nang giả (pseudocyst).

- Nhà tài trợ nội dung -

Plunging ranulas là những nang nhái trong sàn miệng nhưng phát ứiển lớn sâu vào vùng cổ hoặc một nang nằm sâu trong vùng cổ mà không có biểu hiện ở vùng miệng, hiếm hơn nang ở gần tổ chức dưới da.

IV. CHẨN ĐOÁN:

– Thường nang ở nông, đường kính khoảng 1-3cm đường kính, là một khối tròn đều, nhẵn, xanh nhạt hay đỏ tía gồ lên ở một bên sàn miệng. Đôi khi nang vỡ và xẹp hoàn toàn nhưng sau đó nhanh chóng tái phát trở lại

– Khi nang lớn hơn có thể lan qua đường giữa, lên trên và sang bên, gây rối loạn chức năng miệng, đồng thời có thể phát triển xuống dưới qua cơ hàm móng gây phồng vùng dưới hàm hoặc dưới cằm cùng bên.

– Khi nang ở sâu, lan vào trong cổ, bề dày tổ chức bên trên che mất độ trong của nang và làm cho niêm mạc phủ bên trên bình thường. Nang thường thấy ở vùng dưới hàm. vùng dưới cằm, bên cổ, vùng cạnh hầu.

Chẩn đoán phân biệt: Nang dạng bì, dạng thượng bì, nang khe mang, nang ống giáp lưỡi vùng sàn miệng …

Cận lâm sàng:

– X quang để xác định sỏi. Tuy nhiên đa số trường hợp sự tắc nghẽn do các mảnh hữu cơ và Xquang không phát hiện được.

– X quang tuyến nước bọt không được chỉ định

– Siêu âm không có giá ứị

– MRI hiệu quả ửong các trường hợp plunging ranulas

– Thử tế bào để chẩn đoán phân biệt với Papillary cystadenocarcinoma hoặc ung thư tế bào gai của thành nang

V. ĐIỀU TRỊ:

Hiện nay điều trị phẫu thuật vẫn là phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Tùy kích thước và vị trí nang sẽ có các phương pháp phẫu thuật khác nhau.

Kỹ thuật khâu lộn túi: Được chỉ định cho các trường họp nang nhỏ (đường kính dưới 2cm), dễ thấy ở sàn miệng, nang được điều trị lần đầu. Nang được cắt chỏm, hút dịch nhầy, thành nang được khâu vào niêm mạc vói chỉ tiêu như Vicryl.Tuy nhiên kỹ thuật này có tỉ lệ tái phát cao. Để giảm tái phát, khoang nang bị lộ được nhét gạc tẩm Iodoform. Lấy gạc sau 10 ngày. Khi khoang lành thương sẽ đẩy gạc lên. Kháng sinh được dùngltuần hoặc cho đến khi lấy gạc đi.

Cắt bỏ trọn nang: Kỹ thuật này khó, tỉ lệ tái phát cao và có thể không cần thiết vì không loại bỏ được nguyên nhân mà còn có thể gây tổn thương thần kinh lưỡi, tuyến dưới hàm, nhánh tận của dây XII.

Cắt bỏ nang bằng đường ửong miệng gồm nang và tuyến dưới lưỡi cùng bên: Đây là kỹ thuật được khuyến cáo nhiều nhất hiện nay. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các trường hợp nang lớn, nang tái phát, plunging ranulas, nang nhái kết hợp với chấn thương hay phẫu thuật miệng trước đó.

Nếu nang nằm sâu trong cấu trúc cổ, việc lấy hoàn toàn nang không cần thiết vì bản chất của nang là nang giả với thành nang là mô liên kết không có biểu mô lót nên không gây tái phát. Nguồn gốc của nang là do tổn thương và tắc nghẽn của ống tuyến nước bọt dưới lưỡi gây tăng áp lực mô chung quanh và phản ứng thoát chất nhầy hình thành nang giả. Do đó việc lấy đi tuyến dưới lưỡi bằng đường trong miệng để loại bỏ nguồn chất nhầy và làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát.

Lấy nang bằng đường ngoài miệng: Nếu nang nằm gần vùng dưới hàm hay dưới cằm. Qua tổ chức da, mô dưới da, cân cổ nông đến nang.

– Sau phẫu thuật cần thử tế bào để chẩn đoán phân biệt với Papillary cystad-enocarcinoma hoặc ung thư tế bào gai của thành nang.

Chăm sóc sau phẫu thuật: Giữ sạch vệ sinh răng miệng, Súc miệng sau mỗi bữa ăn

Biến chứng: các biến chứng thông thường là:

– Tái phát

– Chấn thương thần kinh lưỡi

– Chấn thương ống Whrton

– Hematoma

– Nhiễm trùng

VI. KẾT LUẬN:

Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị nang nhái. Tuy nhiên phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật bằng đường trong miệng để lấy nang và tuyến nước bọt dưới lưỡi. Việc lấy đi tuyến nước bột dưới lưỡi làm giảm đáng kể tỉ lệ tái phát nang. Sau phẫu thuật cần xét nghiệm tế bào để loại trừ các trường hợp ác tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Byron J. Baily. Head &neck surgery- Otolaiyngology

2. Ryan L Van De Graaff. Nose and Throat Ranulas and Plunging Ranulas: Treatment. (Updated: Feb 24, 2010)

3. Yuka Morita. Treatment of ranula-excision of the sublingual gland versus marsupialization. Auris Nasus Larynx. 2003 Aug;30 (3): 311-4. Head Neck.2010 Jan 6

4. John D Harrison.Modem management and pathophysiology of ranula. Laryngoscope. 2009 Oct 29

5. Shiang-Fu Huang. Transoral approach for plunging ranula-10-Year experience. Laryngoscope. 2009 Oct 29

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com