Đau thần kinh tọa là cảm giác đau nhói dọc theo đường đi của dây thần kinh kéo dài từ thắt lưng xuống các ngón chân. Cơn đau có thể biến đổi từ nhẹ đến dữ dội, đôi khi cảm giác như bị giật điện. Một trong những nguyên nhân khiến cơn đau thần kinh tọa ngày càng trầm trọng là tư thế sinh hoạt sai cách.
1. Tư thế sinh hoạt hằng ngày giúp giảm đau thần kinh tọa
Tư thế sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng đau thần kinh tọa. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý đến những tư thế trong sinh hoạt hằng ngày như đứng, nâng đồ, ngồi hay nằm ngủ.
1.1. Tư thế nằm
Theo Bách khoa toàn thư, 90% những cơn đau âm ỉ đến từ đau thần kinh tọa bắt nguồn từ thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ dây thần kinh. Ngoài ra, tình trạng hẹp ống sống, gãy xương hoặc chấn thương, viêm khớp, thừa cân,… cũng là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa thường dẫn đến mất ngủ hoặc giấc ngủ không ngon, nguyên nhân đến từ các cơn đau, tê chạy dọc từ thắt lưng tới ngón chân, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Hiện các nghiên cứu về tư thế ngủ tốt nhất cho người bị đau thần kinh tọa vẫn còn hạn chế. Theo Tổ chức giấc ngủ, tư thế nằm tốt nhất cho bệnh nhân bị đau thần kinh tọa phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng người bệnh. Bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia, thử nhiều tư thế ngủ khác nhau, từ đó tìm ra tư thế thích hợp và thoải mái nhất.
Đối với một số người bị đau dây thần kinh tọa, ngủ nghiêng một bên có thể làm giảm tình trạng đau. Các chuyên gia khuyên những người bị đau thần kinh tọa khi ngủ nghiêng nên hơi gập đầu gối và kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối.
Nếu nằm ngửa khi ngủ giúp người bị đau thần kinh tọa giảm triệu chứng đau và thoải mái hơn, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối.
1.2. Tư thế đứng
Khi đứng, ta cần chia trọng lượng đều nhau cho cả hai chân, để chân cách nhau khoảng rộng bằng hông, đầu gối cong nhẹ, lưng phải có đường cong sinh lý tự nhiên và giữ cho đầu cân đối. Tránh tư thế đứng chân thấp chân cao, lưng khom, đầu chúi về trước.
1.3. Tư thế nâng đồ
Tư thế nâng vật đúng cách rất quan trọng để tránh chấn thương cho cơ, khớp và đĩa đệm ở lưng dưới. Khi nâng vật từ mặt đất, hãy cúi người xuống ngang với vật, sau đó khuỵu đầu gối, đừng cong lưng. Sau khi nâng vật lên, giữ vật gần ngực và duỗi chân đứng dậy. Đừng quên điều hòa nhịp thở trong quá trình này để kích hoạt cơ bụng. Nếu thực hiện đúng cách, bạn sẽ giảm nguy cơ bị đau cơ, khớp và đĩa đệm, nhất là đau thần kinh tọa.
1.4. Tư thế ngồi
Khi ngồi, cột sống chúng ta có thể bị cong nhẹ hơn so với khi đứng. Theo thời gian, tình trạng này có thể tạo áp lực lên phần dây thần kinh tọa và đĩa đệm ở lưng dưới, gây đau lưng.
Để giảm áp lực lên dây thần kinh tọa khi ngồi, hãy ngồi thẳng, vai về sau và lưng đẩy xuống. Hai chân cách nhau rộng bằng hông, chân chạm xuống sàn. Lưng nên giữ đúng đường cong tự nhiên và có thể dùng một cái gối nhỏ hoặc khăn cuốn tròn đặt vào khoảng cách giữa lưng và ghế tựa.
Một điều đáng lưu ý, phái nam thường có thói quen để ví tiền ở túi quần phía sau, đây là nguyên nhân có thể gây ra đau thần kinh tọa. Do vậy, không nên bỏ ví tiền hoặc đồ vật trong túi quần phía sau để tránh nguy cơ đau thần kinh tọa.
2. Điều trị đau thần kinh tọa không dùng thuốc, không phẫu thuật
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đau thần kinh tọa mức độ nhẹ có nguy cơ diễn tiến thành đau thần kinh tọa mạn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn, mất nhiều thời gian, chi phí.
Bệnh nhân nếu có những triệu chứng đau nhói, ê ẩm từ vùng thắt lưng lan xuống ngón chân, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần cần nhanh chóng đến gặp các chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngày nay, Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là phương pháp điều trị được các chuyên gia đánh giá cao vì khả năng tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Bằng thao tác tay nhẹ nhàng, các Chiropractor nắn chỉnh các khớp sai lệch về đúng vị trí của chúng, giải phóng rễ dây thần kinh bị chèn ép, giảm đau tự nhiên.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2006, phòng khám ACC với hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau cổ vai gáy, đau đầu gối…
Ngoài ra, để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, các bác sĩ tại ACC còn bổ sung vào phác đồ điều trị của bệnh nhân các bài tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng như Trị liệu DTS kéo dãn giảm áp, Trị liệu vận động tích cực ATM2, sóng xung kích Shockwave, Tia laser cường độ cao thế hệ IV, Trị liệu phục hồi chức năng Pneumex Pneuback,…
Bằng việc kết hợp Chiropractic, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trong điều trị các vấn đề cơ xương khớp, trong đó có đau thần kinh tọa, phòng khám ACC đã chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân.
Điển hình là trường hợp cô Huỳnh Thị Sơn (68 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai), được chẩn đoán lệch đĩa đệm và chỉ định phẫu thuật. May sao, con gái cô biết đến phòng khám ACC có phương pháp chữa trị đau xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật, nên đã thuyết phục cô Sơn thử cách điều trị này.
Tại ACC, cô Sơn được bác sĩ Edouard Sabourdy chẩn đoán bị lệch đĩa đệm kèm đau thần kinh tọa rất nặng, đốt L5 và S1 bị thoái hóa nghiêm trọng đến nỗi dính lại với nhau. Ngay sau đó, bác sĩ Edouard đưa ra phác đồ điều trị cho cô Sơn bao gồm Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu như ion điện xung, máy kéo giãn áp cột sống DTS,… giúp giảm đau hiệu quả, giải phóng áp lực lên cột sống, tái tạo và phục hồi các mô bị tổn thương.
Hiện tại, cô Sơn đã có thể đi lại dễ dàng, sinh hoạt như người bình thường, thậm chí có thể thoải mái lên xuống cầu thang. Cô Sơn cũng gửi lời khuyên đến những ai đang bị đau lưng, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm, “Bà con cô bác khi được chỉ định mổ, khoan nóng vội mà hãy cho bản thân một cơ hội chữa trị bằng phương pháp không phẫu thuật, nhỡ đâu may mắn phù hợp với mình thì sao”.
Đau thần kinh tọa nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bằng việc duy trì tư thế trong sinh hoạt hằng ngày đúng cách và kiên trì điều trị, người bệnh sẽ sớm có cơ hội lấy lại cuộc sống bình thường. Nếu cần tư vấn, hãy LIÊN HỆ NGAY với phòng khám ACC để được hỗ trợ nhé!