PHÒNG NGỪA SAU PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP

blank
Đánh giá nội dung:

PHÒNG NGỪA SAU PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP

Phơi nhiễm xảy ra do kim hoặc do các vật sắc nhọn bị vấy máu/ dịch tiết người bệnh đâm phải hoặc do mắt, mũi, miệng, da không lành lặn tiếp xúc với máu/ dịch tiết của người bệnh.

QUY TRÌNH DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM HIV :

Quy trình xử trí sau phơi nhiễm :

- Nhà tài trợ nội dung -

Bao gồm các bước sau :

1. Xử lý vết thương tại chỗ.

2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm).

3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.

4. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.

6. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.

7. Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.

1. Xử lý vết thương tại chỗ:

– Tổn thương da chảy máu :

❖ Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.

❖ Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn vết thương.

❖ Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.

– Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.

– Phơi nhiễm qua miệng, mũi:

❖ Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %.

❖ Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.

2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản :

Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.

3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm :

– Có nguy cơ :

❖ Tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu : kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.

❖ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.

❖ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không), nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.

– Không có nguy cơ : máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.

4. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm:

– Người bệnh đã được xác định HIV (+ ): tm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV.

– Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.

– Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp

đang làm nhiệm vụ, đối tượng trốn thoát).

5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm :

– Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.

– Nếu ngay sau khi bị phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV(+): đã bị nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.

– Nếu HIV (-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng

6. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm :

– Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, C.

– Người bị phơi nhiễm cần được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ.

– Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên

phát: sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch v.v…

– Tư vấn phòng lây nhiễm cho người khác : người bị phơi nhiễm có thể làm

lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm

– Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý.

7. Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm :

Chỉ định : Tiến hành điều trị bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt từ 2 – 6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ.

– Nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (+): tiếp tục điều trị theo hướng dẫn.

– Nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (-): có thể xem xét dừng điều trị. Nếu nghi ngờ nguồn gây phơi nhiễm có yếu tố nguy cơ lây nhiễm và đang ở trong giai đoạn cửa sổ thì tiếp tục điều trị theo hướng dẫn.

– Nếu người bị phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (+): không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, chuyển đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được theo dõi và điều trị như những người đã nhiễm HIV khác.

– Nếu người bị phơi nhiễm có nguy cơ và xét nghiệm HIV (-): tiếp tục điều trị theo hướng dẫn.

– Phơi nhiễm không có nguy cơ: không cần điều trị.

– Trường hợp không xác định được tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: xử lý như là trường hợp phơi nhiễm với nguồn HIV (+).

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV

Các thuốc sử dụng

Chỉ định

Phác đồ điều trị 2 thuốc (Phác đồ cơ bản)

AZT + 3TC hoặc d4T + 3TC Tên thuốc :

AZT : Zidovudine 300mg, 2 lần/ ngày. 3TC : Lamivudine 150mg, 2 lần/ ngày.

Tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ.
Tác dụng như :
Hạ bạch cầu, thiếu máu, đau đầu, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, tăng men gan, phát ban, thoái hóa mỡ.

d4T: Stavudine 30mg, 2 lần/ ngày

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Phác đồ điều trị 3 thuốc

AZT + 3TC hoặc d4T + 3TC công với: LPV/r.
Tên thuốc :
LPV/r : Lopinavir/ ritonavir
Liều dung : 400mg/100mg, 2 lần/ ngày.

Trong trường hợp nguồn gây phơi nhiễm đã và đang điều trị ARV và nghi có kháng thuốc.
Tác dụng phụ :
Không dung nạp tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phát ban, đau đầu, tăng đường máu, rối loạn phân bố mỡ, chuyển hóa mỡ.

Thời gian điều trị

4 tuần

8. Kế hoạch theo dõi:

– Theo dõi tác dụng phụ của ARV.

– Người được điều trị ARV dự phòng cần được tư vấn là có thể thuốc ARV gây ra các tác dụng phụ, không ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua, và đến các cơ sở y tế ngay khi có các tác dụng phụ nặng.

– Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 4 tuần.

– Xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng.

– Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.

QUY TRÌNH QUẢN LÝ PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP

* HIV bệnh nhân nguồn dương tính hoặc nghi ngờ hoặc không rõ: cần điều trị sau phơi nhiễm. Trường hợp bệnh viện không xét nghiệm được HIV, nhân viên cần được uống thuốc điều trị sau phơi nhiễm các liều đầu tiên trong khi gửi xét nghiệm HIV đến các trung tâm khác.

** Phác đồ điều trị sau phơi nhiễm: phác đồ kháng vi rút cơ bản phối hợp 2 thuốc (ví dụ Lamzidivir 2 viên/ngày) hoặc mở rộng 3 thuốc.

Tiêm ngừa vacxin viêm gan B và kháng huyết thanh HBIg trong vòng 24 giờ sau tai nạn nếu nhân viên chưa có kháng thể HBV.

Tài liệu tham khảo :

– Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS của BYT số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009.

– Chương trình và tài liệu đào tạo Kiểm soát nhiễm khẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở – Bộ Y Tế.

– Công văn số 1313/YTDP- AIDS v/v Hướng dẫn xử lý phơi nhiễm HIV tại cộng đồng và do nghề nghiệp – Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com