QUY TRÌNH LẤY DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN QUA NỘI SOI ỐNG MỀM

blank
Đánh giá nội dung:

QUY TRÌNH LẤY DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN QUA NỘI SOI ỐNG MỀM

I. MỞ ĐẦU:

– Dị vật đường tiêu hóa (ĐTH) trên là một vấn đề khá phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước ửên thế giới, là nguyên nhân thường gặp trong cấp cứu về tiêu hóa với tần suất đứng hàng thứ hai sau xuất huyết tiêu hóa. Đa số các dị vật (80-90%) có thể tự thoát ra ngoài theo đường tự nhiên mà không cần can thiệp, còn lại khoảng 10% – 20% các trường hợp cần phải can thiệp không phẫu thuật và khoảng 1% trường hợp cần phải phẫu thuật. Các trường hợp dị vật không tự thoát được có thể gây ra các biến chứng tắc nghẽn, tổn thương ống tiêu như loét, xuất huyết tiêu hóa, thủng thực quản, áp – xe trung thất… nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng và tử vong.

– Có nhiều phương pháp điều tiị lấy dị vật ra khỏi ĐTH trên như mổ mở, các thủ thuật nội soi ổ bụng, nội soi bằng ống cứng và nội soi bằng ống mềm. Hiện nay, với sự phát triển của ngành nội soi cũng như sự phát triển của các trang thiết bị và dụng cụ nội soi ống mềm, việc lấy dị vật ở ĐTH trên đã trở nên nhẹ nhàng, an toàn, hiệu quả cao hơn và có thể lấy được hầu hết các loại dị vật.

- Nhà tài trợ nội dung -

II. Chỉ định:

Tất cả các bệnh nhân (BN) được chẩn đoán dị vật ĐTH trên trước hoặc sau khi nội soi

III. Tai biến:

Xuất huyết, thủng, tai biến liên quan đến nội soi, vô cảm…

IV. Quy trình thủ thuật:

1. Chuẩn bị bệnh nhân trước thủ thuật:

– Bệnh nhân nhịn ăn uống (8-12g trước thủ thuật càng tốt).

– Kiểm tra chỉ định và chống chỉ định.

– X-quang: xác định vị trí, tính chất dị vật, biến chứng nếu có thể được trước khi soi.

– Giải thích cho bệnh nhân và gia đình.

– Ký cam kết thủ thuật.

2. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ:

– Kẹp gắp dị vật: mở rộng, lực kẹp mạnh, nhiều loại kẹp khác nhau (khác ở đầu kẹp)

– Thòng lọng: dị vật có gai, có mấu.

– Rọ: dị vật tròn, cứng

– Ballon: khối thức ăn mủn, dùng căng thành thực quản, phối hợp với cap

– Dụng cụ đặc biệt để bảo vệ: Overtube, cap, cap-dù

– Phương pháp xe chỉ luồn kim (dị vật có lỗ)

Có nhiều loại dị vật khác nhau, mỗi loại dị vật đòi hỏi dụng cụ phù hợp

3. Qui trình thủ thuật:

a) Tê vùng hầu họng, có thể tiền mê, gây ngủ.

b) Nội soi chẩn đoán, đánh giá dị vật:

+ Có cần lấy không ? 80 % dị vật có thể tự thoát.

+ Có tổn thương do lấy dị vật hay không ? Chú ý dị vật nhọn, sắc, lớn

+ Có tổn thương bên dưới không ? ung thư hay hẹp làm tắc thực quản

+ Lấy dị vật bằng cách nào?

+ Bằng dụng cụ gì ?

Pin: Pin nút áo là dị vật hay gặp ở các thợ điện tử và ở trẻ em Pin có thể gây tác hại rất lớn qua 3 cơ chế:

– Phỏng tại chỗ do dòng điện

– Viêm sước do chất ăn mòn

– Hoại tử do chèn ép

Do đó, pin cần lấy ra sớm. Nếu pin đã xuống dạ dày thì có thể ra ngoài nhanh. Có thể cần cho thêm nhuận trường để tống ra nhanh hơn.

Cách xử

– Tốt nhất là dùng rọ. Trong trường hợp rọ không mở được ứên thực quản, có thể đẩy pin rớt xuống dạ dày để dễ lấy hơn.

– Trong trường hợp không có rọ, có thể dùng overtube và kéo pin ra với ballon.

– Một cách khác có thể dùng được là dùng loại kẹp 3 chân để lấy polyp cũng có kết quả tốt nếu pin không lớn lắm. Neu pin lớn 15-20mm, có thể chế tạo 1 vợt với thòng lọng gắn với một đoạn bao cao su.

Khối thức ăn – Khối thịt

Nếu khối thịt còn chắc: dùng thòng lọng hay kẹp gắp dị vật

Nếu khối thức ăn đã mủn ra: có thể dùng ballon chích xơ để lôi cả khối thức ăn ra ngoài.

Cũng có thể đẩy khối thức ăn xuống dạ dày bằng chính ống soi

Trường hợp này hay xảy ra ở người già hay những người có hẹp thực quản. Để tránh biến chứng viêm phổi, có thể cần phải gây mê toàn thân và đặt nội khí quản để ngăn ngừa thức ăn rơi vào đường thở.

Xương – Kim – Tăm

+ Tốt nhất là dùng kẹp gắp dị vật

+ Các lưu ý:

– Nếu dị vật ở quanh chỗ quai động mạch chủ: nên báo bác sĩ trực ngoại lồng ngực và nên rút xương ở phòng mổ để phòng ngừa biến chứng xuất huyết

– Nếu xương quá lớn, nên dùng overtube hay cap để bảo vệ niêm mạc và để kéo dị vật ra dễ dàng hơn

– Nên dùng kẹp gắp ở đầu nhọn

– Trong nhiều trường hợp, đầu nhọn của dị vật đã găm vào thành, cần chú ý lấy dị vật ra cẩn thận, không kéo đại sẽ gây rách niêm mạc.

+ Trường hợp đặc biệt: Chìa khóa thì lấy bằng cách xỏ chỉ

+ Kim tây: Nên lấy ở phần cuối với mủ bảo vệ hay ống bảo vệ

+ Đối với các dị vật nhọn, nguy cơ thủng rất cao. Trong trường hợp xác định xuyên thành trên nội soi, lỗ thủng nhỏ, ta có thể điều trị bảo tồn bằng cách cho nhịn ăn, truyền dịch và kháng sinh. Cho thủng có thể tự lành

Hạt trái cây

Hạt nhãn – Hạt mít: Nên chờ xem có tự xuống được không cách lấy tốt nhất là bằng rọ

Giun:

– Rất dễ lấy bằng kẹp gắp dị vật

– Kẹp sinh thiết không đủ lớn để gắp giun

– Thòng lọng sẽ làm đứt giun ra nhiều đoạn

– Rọ rất khó để đưa giun vào trong

– Để lấy giun cần gắp ngang thân, cần thao tác thật nhanh đối với các trường hợp giun ở bóng Vater.

c) Nội soi kiểm ứa tổn thương sau lấy dị vật.

d) Phát hiện và theo dõi xử lý biến chứng.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com