RỐI LOẠN NGÔN NGỮ TIẾP NHẬN
Lưu ý: cũng được xem như là rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận – diễn đạt hỗn hợp
I. ĐẠI CƯƠNG:
– Trẻ em bị các rối loạn tiếp nhận – diễn đạt hỗn hợp biểu lộ những suy giảm trong việc diễn đạt và tiếp nhận (hiểu hoặc nhận thức) ngôn ngữ nói. Các khó khăn về diễn đạt tương tự như ở trẻ bị các rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, bao gồm những hạn chế về vốn từ vựng, tính phức tạp của câu nói, và kết cấu ngôn ngữ. Tuy nhiên, các vấn đề diễn đạt nhìn chung ít liên quan hơn so với những khó khăn về sự tiếp nhận.
– Trẻ em có các vấn đề về sự tiếp nhận có thể có những thiếu hụt về các kỹ năng xử lý âm thanh cơ bản, ví dụ như khả năng phân biệt âm thanh, phát hiện các thay đổi tốc độ âm thanh, mối quan hệ giữa âm thanh và các biểu tượng, và trí nhớ đối với các chuỗi âm thanh.
– Chúng có thể chậm trong học các ý nghĩa của từ, đặc biệt là những từ không thông dụng hoặc trừu tượng. Chúng có thể không hiểu các câu hỏi hoặc những lời nhận xét của người khác và có thể hiểu sai những hướng dẫn và lời giải thích phức tạp. Chúng có thể gặp khó khăn khi dõi theo các cuộc đối thoại hoặc học đọc. Do những thất bại về sự lĩnh hội, trẻ em bị các rối loạn hỗn hợp có thể biểu hiện những phản ứng không lô-gic hoặc không phù hợp. Hơn thế nữa, những vấn đề lĩnh hội của chúng có thể đưa đến không nhận thức được và thay vào đó có thể quy nhầm cho sự không chú ý, bướng bỉnh, hoặc các vấn đề hành vi khác.
II. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THEO ICD-10:
F80.1 Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt (như tiêu chuẩn của Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở phần trên)
F80.2 Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
Lưu ý: Rối loạn này cũng được xem như là rối loạn hỗn hợp tiếp nhận/diễn đạt
A. Khả năng hiểu ngôn ngữ, khi được đánh giá bằng các trắc nghiệm đã được chuẩn hóa, dưới giới hạn 2 độ lệch chuẩn theo tuổi của trẻ.
B. Các kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận với chỉ số IQ phi ngôn ngữ, thấp hơn tối thiểu 1 độ lệch chuẩn khi được đánh giá bằng các trắc nghiệm đã được chuẩn hóa.
C. Không có các rối loạn thần kinh, rối loạn giác quan, hoặc bệnh lý nội khoa tác động trực tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ nói, cũng như không có rối loạn phát triển lan tỏa.
D. Tiêu chuẩn loại trừ: Chỉ số IQ phi ngôn ngữ dưới 70 trên một trắc nghiệm đã được chuẩn hóa.
III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
– Câm chọn lọc: Trong rối loạn ngôn ngữ diễn đạt và câm chọn lọc, ngôn ngữ tiếp nhận và các biểu hiện phi ngôn ngữ thường tương tự nhau về mức độ và cao hơn các kỹ năng ngôn ngữ diễn đạt rõ rệt.
– Chậm phát triển tâm thần: biểu hiện bị suy giảm về cơ bản ở 3 lĩnh vực ngôn ngữ tiếp nhận, ngôn ngữ diễn đạt, và các khả năng phi ngôn ngữ, liên quan đến những trông đợi theo độ tuổi.
– Những thiếu hụt về ngôn ngữ tiếp nhận cũng có thể rõ ràng trong những trường hợp suy giảm thính lực, môi trường thiếu yếu tố kích thích sự phát triển thể chất và trí tuệ, hoặc rối loạn phát triển lan tỏa.
– Chẩn đoán phân biệt cần chú ý đến các vấn đề khác kèm theo. Rối loạn phát âm là một chẩn đoán có thể xảy ra đồng thời khi các khó khăn về việc tạo ra lời nói âm thanh đi kèm với rối loạn phát triển ngôn ngữ. Trẻ em đang ở độ tuổi đi học được nhận biết có rối loạn ngôn ngữ hoặc rối loạn đọc nên được tầm soát những khó khăn trong lĩnh vực khác do 2 rối loạn thường xuất hiện cùng lúc. Tương tự, trẻ em có các chẩn đoán rối loạn tâm thần, đặc biệt là ADHD, nên được tầm soát rối loạn ngôn ngữ do rối loạn này có tỷ lệ trẻ em được đưa đến đánh giá tâm thần khá cao biểu lộ các rối loạn ngôn ngữ chưa được phát hiện trước đây đi kèm theo.
– Rối loạn tư duy và triệu chứng của tâm thần phân liệt: Một đứa trẻ có rối loạn hỗn hợp tiếp nhận-diễn đạt có thể bộc lộ ngôn ngữ vô tổ chức, đặc biệt là trong những trường hợp lo âu tăng cao. Chẩn đoán thường được làm sáng tỏ bằng cách đánh giá lại khi trẻ bớt lo âu và bằng cách chú ý cẩn thận đến sự hiện diện hoặc không hiện diện của các triệu chứng kèm theo.
– Các rối loạn phát triển ngôn ngữ cũng xuất hiện ở những trẻ đến từ những môi trường ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Một thách thức khó khăn cho chẩn đoán đó là phân biệt những lỗi ngôn ngữ là một phần bình thường của việc tiếp thu một ngôn ngữ mới mà từ đó được chỉ định có rối loạn.
– Những trường hợp rối loạn hỗn hợp tiếp nhận-diễn đạt mắc phải thường được xác định một cách điển hình bởi sự khởi phát đột ngột, trùng hợp với một chấn thương thần kinh được nhận biết.
– Trong những trường hợp nghi ngờ có hội chứng Landau-Kleffner, điện não đồ giấc ngủ thường được dùng để ghi nhận hoạt động sóng não bất thường và để phân biệt rối loạn do các tình trạng thoái lui khác (ví dụ, rối loạn tan rã thời thơ ấu).
IV. CẬN LÂM SÀNG:
– Trắc nghiệm trí tuệ đã được chuẩn hóa
– Kiểm tra thính lực
– Điện não đồ
– MRI, CT sọ não
V. ĐIỀU TRỊ:
Dạng phát triển
– Trị liệu ngôn ngữ: can thiệp ngôn ngữ có thể thúc đẩy sự tiến bộ ngắn hạn hướng tới các mục tiêu giao tiếp cụ thể.
– Trẻ chưa đi học bị các rối loạn tiếp nhận-diễn đạt nhận được các can thiệp được thiết kế để thúc đẩy không chỉ các kết quả về ngôn ngữ nói mà còn các giao tiếp về xã hội và các kỹ năng đọc viết sớm. Trẻ mẫu giáo bị các rối loạn ngôn ngữ được dạy một vài kỹ năng trước đọc quan trọng, có thể ngăn ngừa sự thất bại đọc sớm có liên hệ với các vấn đề học tập và tâm lý xã hội sau này.
– Người ta ngày càng chú ý hơn đến việc tạo điều kiện cho trẻ cùng trang lứa, các bậc cha mẹ, và giáo viên học các phương pháp để thúc đẩy các tương tác giao tiếp thường xuyên, tự nhiên, và tối ưu với trẻ có các rối loạn ngôn ngữ. Ở trường học có những nỗ lực trong việc kết hợp các hình thức can thiệp khác nhau được yêu cầu bởi một đứa trẻ có một rối loạn ngôn ngữ (ví dụ, can thiệp ngôn ngữ, trợ giúp đọc riêng biệt, hỗ trợ giáo dục đặc biệt, hoặc các can thiệp hành vi).
– Các rối loạn ngôn ngữ cũng có thể đòi hỏi phải sửa đổi các can thiệp khác mà chủ yếu dựa vào ngôn ngữ như một phương tiện (ví dụ, liệu pháp tâm lý hoặc sự thay đổi nhận thức hành vi). Sự nhận thức có thể được hỗ trợ bởi sự đơn giản hóa từ vựng, cấu trúc câu, các câu hỏi, và các hướng dẫn bằng lời nói và bằng sự lập đi lập lại các thông tin lời nói theo yêu cầu. Sự bù đắp cho những khó khăn về diễn đạt có thể đạt được bằng cách sử dụng các chế độ phản ứng không lời để bổ sung các phản ứng bằng lời nói.
Dạng mắc phải
– Can thiệp ngôn ngữ: 3 giai đoạn
• Giai đoạn 1: thúc đẩy và tăng cường sự phục hồi chức năng tự nhiên thường xuất hiện sau chấn thương thần kinh.
• Giai đoạn 2: tập trung vào việc huấn luyện lại các kỹ năng ngôn ngữ chức năng và thích ứng.
• Giai đoạn 3: trẻ được tái hòa nhập dần dần vào môi trường gia đình, trường học và các tình huống giao tiếp.
– Liệu pháp tâm lý nhận thức – hành vi
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.