RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

blank
Đánh giá nội dung:

RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

1. ĐẠI CƯƠNG RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

– Là tình trạng bất thường về cấu trúc giải phẫu vùng khớp thái dương hàm.

– Có thể bẩm sinh hoặc mắc phải.

2. CÁC THỂ LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP:

- Nhà tài trợ nội dung -

2.1. Thiếu sản lồi câu:

2.1.1. Lâm sàng:

– Xảy ra một bên hoặc hai bên.

– Hàm dưới kém phát triển, xương hàm nhỏ, khớp cắn loại II.

– Thiểu sản một bên làm bên làm biến dạng mặt: dẹp → mặt bên lành, cằm lệch về bên bệnh đặc biệt lúc há miệng.

– Thường không đau.

2.1.2. Cận lâm sàng:

X-Quang (hàm chếch, Schuller), CT scanner: lồi cầu nhỏ, ngắn, khuyết Sigma nông.

2.2. Quá sản lồi câu, bướu ở khớp:

2.2.1. Lâm sàng:

– Thường xảy ra một bên.

– Mặt không cân xứng, cằm lệch.

– Nhô hàm dưới, cắn chéo và cắn hở.

– Giới hạn cử động xương hàm dưới, có thể khít hàm.

– Thường không đau.

2.2.2. Cận lâm sàng:

Tia X, CT scanner, MRI, siêu âm.

– Quá sản lồi cầu: đầu lồi cầu phì đại, cổ lồi cầu dài, đôi khi thấy phì đại toàn bộ cành lên xương hàm dưới.

– U bướu: hình ảnh khối u bướu ( bướu sụn xương, bướu nhầy, bướu sợi, bướu màng bao khớp…).

2.3. Lồi cầu chẻ đôi:

2.3.1. Lâm sàng:

– Thường ở một bên.

– Không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi có tiếng kêu, thường không đau.

2.3.2. Cận lâm sàng:

Tia X: hình ảnh đầu lồi cầu chẻ làm đôi.

3. Chẩn đoán:

Chủ yếu dựa vào phim (X-Quang, CT scanner.. .,siêu âm)

4. Điều trị:

4.1. Mục đích:

– Tạo khớp cắn thuận lợi, không đau khi vận động hàm.

– Thẩm mỹ khuôn mặt hài hòa.

4.2. Điều trị cụ thể:

– Chỉ can thiệp phẫu thuật tạo hình lồi cầu, cắt bỏ u nang khi mất thẩm mỹ khuôn mặt hoặc ảnh hưởng khớp cắn, vận động hàm.

– Làm giải phẫu bệnh trong trường hợp có u nang.

5. Theo dõi, tái khám:

5.1. Tiêu chuẩn nhập viện:

– Sự bất thường làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.

– Có chỉ định phẫu thuật.

5.2. Tiêu chuẩn xuất viện:

– BN không đau khớp, tổng trạng ổn định, không có sự viêm nhiễm.

– Vận động hàm thuận lợi.

– Đạt thẩm mỹ khuôn mặt hài hòa.

5.3. Tái khám:

– Tái khám sau vài tuần để kiểm tra có tình trạng nhiễm khuẩn, dính khớp hay không.

– Trong trường hợp u lành tính, tái khám sau 3 tháng để phòng ngừa tái phát.

– Trong trường hợp u ác tính, tư vấn và giải thích BN tiếp tục điều trị hóa trị,xạ trị hay hóa trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Tử Hùng (2004). “Cắn khớp học”. Nhà xuất bản Y học.

2. Lê Văn Sơn (2013). “Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt”. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

3. Robert O.Uppgard (1999). “Taking control of TMJ”. New Harbinger Publications.

4. Edward F.Wright (2009). “Manual of temporomandibular disorders”, second edition. John-Wiley & Sons Publications.

5. Jeffrey P.Okeson, (2012),“Management of temporomandibular disordes & occlusion”, seven edition, Elsevier Health Sciences Publisher.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com