Saponin trong nhân sâm có công dụng gì?

blank
4.9/5 - (34 bình chọn)

Saponin là một Glycosyd tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật. Tiền tố latinh sapo có nghĩa là xà phòng; và thực tế thường gặp từ “saponification” có nghĩa là sự xà phòng hóa, Saponin có trong các loại thảo mộc, như rau, đậu và các loại thảo dược. Đặc biệt saponin trong các sản phẩm nhân sâm có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

Công dụng của Saponin

Saponin được xem là một dưỡng chất “đặc trưng” cho nhân sâm. Saponin càng nhiều, hàm lượng càng cao thì nhân sâm càng quý, càng chất lượng. Vậy Saponin có tác dụng thế nào với sức khỏe con người cùng bacsidanang.com tìm hiểu nhé!

Saponin có trong nhân sâm thì đặc biệt hơn các loại thực vật thông thường ở cấu tạo hoá học đặc biệt. Vì vậy, để phân biệt, Saponin trong nhân sâm còn được gọi là Ginsenoside. Đây là từ ghép của nhân sâm (Ginseng)  và Glicozit (Glycoside).

- Nhà tài trợ nội dung -

Tác dụng chính của saponin

Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chứng minh chúng có tác dụng:

  1. Ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu.
  2. Ngăn ngừa ung thư.
  3. Tăng cường sức khỏe của xương.
  4. Kích thích hệ miễn dịch.
Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người
Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người

Tác dụng giảm Cholesterol của Saponin

Saponin gắn kết với muối mật và cholesterol trong đường ruột. Muối mật hình thành các mixen nhỏ với cholesterol tạo thuận lợi cho sự hấp thụ của nó. Saponin gây giảm cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn tái hấp thu của nó.

Giảm nguy cơ ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin có tính chống ung thư và chống gây đột biến tế bào, có thể giảm nguy cơ ung thư ở người, bằng cách ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.

Saponin phản ứng với các tế bào giàu cholesterol của các tế bào ung thư, do đó hạn chế sự tăng trưởng và khả năng tồn tại của các tế bào ung thư. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện saponin có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Saponin giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Các saponin có thể chống lại nhiễm trùng bởi ký sinh trùng. Trong hệ tiêu hóa của người, saponin cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại và bảo vệ vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể.

Saponin là chất chống oxy hóa

Phần không đường của saponin cũng hoạt động trực tiếp như một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch.

Giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Các cơ chế tương tự mà saponin có thể làm giảm cholesterol liên kết với acid mật thực sự có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Theo Viện Linus Pauling, một số axit mật thứ cấp thúc đẩy ung thư đại tràng. Vi khuẩn trong ruột sản xuất axit mật thứ cấp từ các axit mật chính. Bằng cách gắn vào acid mật chính, saponin làm giảm lượng acid mật thứ cấp mà vi khuẩn đường ruột có thể sản xuất, do đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

Viện Linus Pauling cũng cho biết rằng, trong thí nghiệm dùng saponin làm thức ăn cho chuột trong phòng thí nghiệm, số lượng của các tổn thương tiền ung thư trong chuột được giảm hẳn. Một kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 1995 nhận thấy các saponin ức chế tăng trưởng tế bào khối u và hoạt động tế bào khối u giảm và phụ thuộc vào nồng độ của saponin. Nồng độ saponin càng cao, tốc độ tăng trưởng tế bào ung thư và hoạt động của nó giảm càng mạnh.

Các cơ chế tương tự mà saponin có thể làm giảm cholesterol liên kết với acid mật thực sự có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Các cơ chế tương tự mà saponin có thể làm giảm cholesterol liên kết với acid mật thực sự có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

Saponin trong nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm Hàn Quốc được coi là một trong những loại sâm có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Trong đó Saponin là hoạt chất chính tạo nên những công dụng kỳ diệu của sâm Hàn Quốc. Có nhiều loại thực, động vật có chứa saponin, vì vậy để phân biệt hoạt chất này trong nhân sâm, các nhà khoa học còn gọi nó là các hoạt chất Ginsenoside.

Nhân sâm ở mỗi quốc gia khác nhau nhau có thành phần khác nhau, bao gồm cả hoạt chất saponin. Trong nhân sâm Hàn Quốc có tới 24 hoạt chất Saponin, trong khi con số này chỉ có 14 ở Mỹ, 15 ở Trung Quốc, sâm ở Nhật Bản có hàm lượng thấp nhất, chỉ có 8 loại saponin.

Bên cạnh đó, nhân sâm tươi có 24 loại Ginsenosides, hồng sâm (sâm tươi 6 tuổi qua 4 lần hấp sấy) có tới 32 – 34 loại Ginsenosides, và hắc sâm (nhân sâm qua 9 lần hấp sấy) hiện đang có thành phần và hàm lượng Ginsenoside cao nhất, gấp từ 7 – 31 lần so với nhân sâm tươi

Saponin trong nhân sâm có công dụng gì? chỉ định và chống chỉ định

Thành phần và tác dụng đặc trưng của từng loại Saponin

  1. Saponin Ro:Có tác dụng phân giải rượu qua đó chống viêm gan và  phục hồi hư tổn gan.
  2. Saponin Rb1: Có thể kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương vì vậy mà làm dịu cơn đau, khả năng bảo vệ tế bào gan.
  3. Saponin Rb2: Ngăn ngừa hạn chế  bệnh tiểu đường, phòng chống xơ cứng gan, và đẩy nhanh khả năng hấp thụ của tế bào gan.
  4. Saponin Rc: Làm dịu cơn đau, mặt khác làm tăng tốc độ tổng hợp protein.
  5. Saponin Rd: Tác dụng đẩy nhanh hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
  6. Saponin Re: Giúp bảo vệ gan rất tốt đặc biệt là khả năng làm tăng tốc độ tổng hợp của các tế bào tủy.
  7. Saponin Rf: Làm dịu cơn đau trong các tế bào não.
  8. Saponin Rg1:  Nâng cao tập trung hệ thần kinh và chống mệt mỏi, stress
  9. Saponin Rg2: Hạn chế sự gắn kết các tiểu cầu máu, phụ hồi trí nhớ.
  10. Saponin Rg3: Hạn chế quá trình chuyển giao ung thư và bảo vệ gan.
  11. Saponin Rh1: Bảo vệ gan,hạn chế  khối u, ngăn chặn gắn kết tiểu cầu máu.
  12. Saponin Rh2: Ức chế các tế bào ung thư và hạn chế khối u phát triển.

Vậy Saponin có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người, đặc biệt saponin trong nhân sâm đã được nhiều người biết và sử dụng từ lâu thông tin về các sản phẩm nhân sâm với hàm lượng saponin cao bạn có thể tham khảo tại: nhathuocdanang.com