SỎI NIỆU ĐẠO: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU ĐẠO
5/5 - (4 bình chọn)

Sỏi niệu đạo đa phần là từ bàng quang và sỏi từ đường tiết niệu trên di chuyển xuống dưới rồi kẹt lại ở niệu đạo. Bệnh lý này thường gặp ở nam giới, thường bệnh nhân vào viện với tình trạng bí tiểu cấp, các vị trí thường sỏi kẹt lại: xoang tuyến tiền liệt, hố thuyền niệu đạo, hành niệu đạo gốc dương vật. Ở nữ giới thì sỏi niệu đạo chủ yếu là do túi thừa.

Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu đạo cũng đơn giản hơn so với sỏi ở đường tiết niệu trên, điều trị ít xâm lấn có nhiều lợi ích, giảm sang chấn niệu đạo.

Cơ chế hình thành sỏi niệu đạo

Từ đường niệu trên di trú xuống như đã nói ở trên.

- Nhà tài trợ nội dung -

Sỏi niệu đạo có thể được hình thành tại chổ do túi thừa ở gốc dương vật hoặc do chít hẹp.

Tiến triển

Bệnh nhân có sỏi niệu đạo thường nhập viện trong tình trạng bí tiểu cấp và xử trí sỏi ngay. Nhưng nhiều trường hợp sỏi niệu đạo không gây bí tiểu, sỏi nằm tại chổ gây phản ứng viêm, phù nề, viêm loét niêm mạc rồi dần dần gây viêm xơ hẹp niệu đạo.

Thăm khám

Bệnh sử

Bí tiểu cấp: đặc trưng, bệnh nhân đột ngột bí tiểu nên nhập cấp cứu.

Sỏi kẹt gây tiểu rĩ, tiểu ngắt quãng, tiểu máu, tiểu đau.

Khám lâm sàng

Đau tức vùng hạ vị, sờ thấy cầu bàng quang.

Tiểu lắt nhắt: cảm giác muốn đi tiểu tiểu thường xuyên, tiểu nhiều lần, mỗi lần chỉ được một ít, thỉnh thoảng bị tắc tiểu.

Tiểu máu, tiểu đục.

Thăm khám khám dương vật có thể sờ thấy được sỏi (khi sỏi nằm ở niệu đạo dương vật).

Dấu chạm sỏi (+/-) khi đặt sonde Beniqué (ít dùng).

Cận lâm sàng

Phát hiện sỏi, tình trạng bàng quang, các bất thường khác ở bàng quang, tuyến tiền liệt.

Nhiều trường hợp sỏi không triệu chứng được phát hiện tình cờ khi khám siêu âm kiểm tra thường quy hoặc siêu âm bụng vì một lý do khác.

  • X quang KUB

Xác định vị trí sỏi cản quang, cho biết kích thước số lượng và hình dáng của sỏi, rất có giá trị vì hầu hết sỏi hệ tiết niệu ở Việt nam là sỏi cản quang.

  • Chụp hệ CT hệ niệu có thuốc (nếu cần)

– Hình dáng thận, đài bể thận, niệu quản.

– Vị trí của sỏi trong đường tiết niệu.

– Mức độ giãn nở của đài bể thận, niệu quản.

– Chức năng bài tiết chất cản quang của thận từng bên.

ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU ĐẠO

Chẩn đoán sỏi niệu đạo

Chẩn đoán xác định:

– Sờ thấy sỏi kẹt ở niệu đạo dương vật.

– Thăm khám bằng thông kim loại có thể có dấu hiệu chạm sỏi.

– Phát hiện sỏi cản quang ở niệu đạo trên các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Chẩn đoán phân biệt:

Sỏi bàng quang.

– Khối u: tuyến tiền liệt, bàng quang.

– Dị vật niệu đạo, hẹp niệu đạo.

Chẩn đoán biến chứng:

gặp trong trường hợp đến muộn

Biến chứng nhiễm trùng:

Viêm loét xì dò niệu đạo, abscess tầng sinh môn, hoại thư Fournier…

Biểu hiện lâm sàng: sốt cao lạnh run, sưng tấy nhiều vùng tầng sinh môn tiểu đục, công thức máu có bạch cầu tăng cao, CRP tăng. Hiện diện bạch cầu, hồng cầu trong nước tiểu.

Cấy nước tiểu (+).

Siêu âm, CT: abscess tầng sinh môn.

Suy thận

Lâm sàng: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, mệt, khó thở.

Cận lâm sàng đánh giá chức năng thận (ure máu, creatine máu, kali máu tăng).

Điều trị sỏi niệu đạo

Mục đích

  • Lấy sạch sỏi
  • Giải quyết tình trạng bế tắc, nhiễm trùng.
  • Dự phòng sỏi tái phát.
  • Hạn chế tối đa thương tổn niệu đạo (đề phòng hẹp niệu đạo sau này).

Nguyên tắc điều trị

  • Lấy sạch sỏi: ưu tiên phương pháp ít xâm lấn.
  • Giải quyết nguyên nhân gây sỏi niệu đạo (nếu có).
  • Phòng ngừa hẹp niệu đạo muộn.

Điều trị sỏi niệu đạo

Điều trị sỏi

  • Nếu sỏi kẹt niệu đạo gây bí tiểu thì phải can thiệp cấp cứu ngay.
  • Nếu sỏi ở hố thuyền: xẻ phía bụng lỗ sáo lấy sỏi trực tiếp.
  • Sỏi từ gốc dương vật trở lên thì đẩy sỏi vào trong loàng bàng quang dưới áp lực nước, rồi tán sỏi trong bàng quang bằng laser.
  • Đối với sỏi hình thành do nguyên nhân tại chỗ (hẹp, dò, dị vật, túi thừa) cần xử trí nguyên nhân và đồng thời lấy sỏi.

Điều trị nguyên nhân gây sỏi:

  • Túi thừa niệu đạo: phẫu thuật cắt túi thừa.
  • Hẹp niệu đạo: xẻ rộng niệu đạo, tạo hình niệu đạo.

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Bệnh học Nội khoa, 2008. Bộ Môn Nội – Trường Đại học Y Dược Huế, NXB Y học.

2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu của Hội thận tiết niệu Việt Nam (VUNA) 2013.

3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu của Hiệp Hội Niệu khoa Châu Âu (EAU) 2021.