Bệnh lý sỏi niệu quản, điều trị sỏi niệu quản ở Đà Nẵng ít xâm lấn đâu là lựa chọn số 1

blank
5/5 - (6 bình chọn)

Trong tất cả sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản hay thường gặp và nguy hiểm nhất. Điều trị sỏi niệu quản ở Đà Nẵng ít xâm lấn đang là lựa chọn của nhiều bệnh nhân.

Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu niệu quản bị tắc do sỏi thì thận sẽ giãn dần, ứ nước, ứ mủ và thận bị hủy hoại dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý sỏi niệu quản

Cơn đau quặn thận: xuất hiện đột ngột, sau khi gắng sức, khởi phát ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới, cường độ đau thường mạnh, không có tư thế giảm đau. Có thể phân biệt hai trường hợp

- Nhà tài trợ nội dung -
  • Cơn đau của thận do sự tắt nghẽn bể thận và đài thận: đau ở hố thắt lưng phía dưới xương sườn 12, lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.
  • Cơn đau của niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc theo đường đi của niệu quản, xuống dưới đến hố chậu bộ phận sinh dục và mặt trong đùi.

• Triệu chứng kèm theo hay gặp là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Có thể có sốt, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp.

Chẩn đoán

• Triệu chứng lâm sàng

• Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp hệ tiết niệu, UIV, CT-scanner…

•Các xét nghiệm sinh hóa: 10 thông số nước tiểu, chức năng thận…

Các phương pháp điều trị bệnh lý sỏi niệu quản – Điều trị sỏi niệu quản ở Đà Nẵng

• Với sỏi nhỏ 3-4 mm có thể dùng thuốc , theo dõi 1-2 tuần.

• Với các sỏi lớn gây giãn đài bể thận niệu quản, có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị : Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser hoặc xung hơi, mổ lấy sỏi… 

điều trị sỏi niệu quản ở Đà Nẵng

Phương pháp tán sỏi nội soi laser

Theo sự phát triển của tiến bộ khoa học, nhiều kỹ thuật công nghệ đã được áp dụng vào điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu như: tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích, tán sỏi nội soi bằng máy siêu âm, tán sỏi nội soi bằng xung hơi và gần đây người ta áp dụng công nghệ laser vào điều trị sỏi.

Phương pháp tán sỏi bằng laser tức là người ta dùng năng lượng laser để phá vỡ viên sỏi. Cụ thể là sử dụng Holmium laser là hệ thống laser ở trạng thái đặc, được hoạt động với chiều dài sóng 2140 nm. Holmium laser được hấp thụ cao trong nước, vì thế khi tán sỏi người ta cho chảy liên tục nước muối đẳng trương trong hệ thống nội soi.

Laser không gây tổn thương niệu quản, thận khi khoảng cách từ đầu tán laser đến thành niệu quản là hơn 1mm, đầu tán laser với các kích cỡ khác nhau và cường độ phát laser có thể thay đổi giúp cho khả năng phá vỡ sỏi dễ dàng hơn rất nhiều. Vì thế phương pháp tán sỏi bằng Holmium laser đang được đánh giá là an toàn, hiệu quả và là lựa chọn hàng đầu của người bệnh.

So với các phương pháp khác, phương pháp tán sỏi bằng laser có những ưu điểm vượt trội

  • Có thể tán được tất cả các loại sỏi từ các sỏi xù xì, xốp, mềm đến các viên sỏi, nhân sỏi rất rắn
  • Tán được các viên sỏi có kích thước lớn
  • Ít gây tổn thương đến niệu quản, thận, bể thận, tổ chức xung quanh vị trí viên sỏi nằm
  • Thời gian tán sỏi nhanh, trung bình 30 phút
  • Hậu phẫu nhẹ nhàng, sau tán sỏi người bệnh có thể ăn uống ngay
  • Thời gian nằm viện ngắn trung bình 1 – 2 ngày

Chỉ định của phương pháp tán sỏi nội soi laser

1. Với hệ thống nội soi ống cứng và bán cứng sử dụng năng lượng laser, chỉ định tốt nhất cho các sỏi niệu quản 1/3 dưới và 1/3 giữa. Đối với các sỏi niệu quản 1/3 trên do quá trình tán sỏi luôn có dòng nước được bơm vào nên có thể có một số mảnh sẽ di chuyển lên thận, trong những trường hợp này chúng ta sẽ phải kết hợp với tán sỏi ngoài cơ thể để giải quyết hết các mảnh

2. Với hệ thống nội soi ống mềm chúng ta có thể tán được cả các viên sỏi trong thận, bể thận

Chống chỉ định của phương pháp tán sỏi nội soi laser

1. Những bệnh nhân có nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, với những bệnh nhân này chúng tôi sẽ tiến hành điều trị thuốc kháng sinh chống viêm trước sau đó mới tiến hành tán sỏi

2. Những bệnh nhân có rối loạn đường máu:

– Với những bệnh nhân bị bệnh máu thì phải hội chẩn với các bác sĩ huyết học điều trị ổn định đông máu trước

– Với những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông sau mổ tim mạch thì cần phải hội chẩn với các bác sĩ tim mạch và hồi sức để lựa chọn các loại thuốc thích hợp và các khoảng thời gian thích hợp để tiến hành tán sỏi an toàn   

Phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản tái phát

Có nhiều cách để phòng ngừa sỏi tái phát

  • Chữa trị các bệnh toàn thân gây sỏi: bệnh cường tuyến cận giáp trạng, bệnh Gout…
  • Chữa trị tốt bệnh viêm đường tiết niệu
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, uống nhiều nước (Ngày uống 2 – 3 lít)
  • Ăn nhiều rau tươi
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất oxalate, những thực phẩm chứa chất purine
  • Không nên ăn mặn, ăn ít thịt động vật

Sau khi điều trị sỏi đường tiết niệu nên tuân thủ chế độ khám kiểm tra của bác sĩ để phát hiện sỏi tái phát sớm, điều trị sẽ dễ hơn, ít tốn kém hơn.