THÈM ĂN VÀ SỰ KIỂM SOÁT

blank
Đánh giá nội dung:

                                                        M.M.Meguid, A.Laviano

Sự thèm ăn và cảm giác no là các yếu tố quyết định cho lượng thực phẩm vào cơ thể. Hãy cũng tìm hiểu cơ chế của nó như thế nào, Các chât điều hòa thần kinh của cảm giác thèm ăn và no, vai trò hệ thống của vùng hạ đồi trong quá trình điều khiển lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

1.Hiểu đúng cảm giác no và sự thèm ăn

Để duy trì sự sống và tăng trưởng, cảm giác thèm ăn là tác nhân kích thích chính khởi đầu nên quá trình ăn khi cơ thể cần năng lượng, khi năng lượng dự trũ thiếu hụt và khi thể trọng giảm. Tuy nhiên, nếu không có đối trọng có tác dụng kích thích ngược lại là cảm giác no nhằm giới hạn lượng thức ăn tiêu thụ , thì sự thèm ăn dẫn tới việc nạp năng lượng thức ăn không ngừng. Do đó cơ chế sinh lý điều hòa toàn bộ sự thèm ăn nối liền với nhau và thống nhất mật thiết với nhau ở mức độ tế bào vùng hạ đồi, bằng cách đó điều khiển lượng thức ăn tiêu thụ, cân bằng năng lượng và thể trọng.

- Nhà tài trợ nội dung -

Trong điều kiện bình thường , chúng ta có thể cân đối năng lượng cung cấp với năng lượng tiêu hao. Do đó tồn tại một hệ thống điều hòa hữu hiệu.

  • Đói: Thể hiện một nhu cầu cần cung cấp năng lượng
  • Cảm giác thèm ăn: một cảm giác cơ bản được tạo ra từ nhận thức bởi vì nó thể hiện sự thèm muốn một loại thức ăn nào đó

Những cảm giác cơ bản này được điều khiển và điều hòa bởi một hệ thống thể dịch thần kinh rất phức tạp có trung tâm hòa nhập chính nằm ở nhân bán cầu não của vùng hạ đồi.

2.Các chất điều hòa thần kinh của cảm giác thèm ăn và no

Một mô hình có thể chấp nhận được hiện nay về sự điều khiển thần kinh trung ương mặc nhiên công nhận sự cung cấp năng lượng được điều khiển chủ yếu trong vùng hạ đồi nơi sự cung cấp năng lượng được điều khiển chủ yếu trong vùng hạ đồi nơi mà tín hiệu ngoại biên vận chuyển thông tin về tình trạng năng lượng và béo phì. Trong vùng hạ đồi, vùng thần kinh đặc biệt chuyển đổi những tín hiệu đầu vào này thành những đáp ứng thần kinh, tín hiệu thần kinh chuyển thành các đáp ứng hành vi làm thay đổi tốc độ chuyển hóa và lượng thức ăn tiêu thụ.

2.1Các tín hiệu ngoại biên

 Các tín hiệu ngắnCác tín hiệu trung bìnhCác tín hiệu dài
Tác nhân kích thíchGhrelin Tín hiệu năng lượng
Kháng kích thíchCCK Thần kinh phế vị hướng tâm  sắp đặt sự căng phồng cơ họcPYY 3-36 Nồng độ dưỡng chất trong huyết tươngLeptin Insulin Tín hiệu năng lượng
Bảng 1: Các tác nhân kích thích và kháng kích thích thần kinh nội tiết và thể dịch của lượng thực phẩm đưa vào cơ thể

  • Các tín hiệu ngắn bao gồm:

                   –Hormon đường ruột Ghrelin( tín hiệu đói)

                   – peptid tá tràng cholecystokinin(CKK tín hiệu no liên quan tới bữa ăn.

  • Các tín hiệu trung bình bao gồm:

-Hormon tổng hợp ỏ ruột kết nối PYY3-36 ngăn cản cảm giác thèm ăn giữa các bữa ăn.

-Nồng độ các dưỡng chất trong máu.

  • Các tín hiệu dài bao gồm:

Hormon leptin của mô mỡ , hoạt động duy trì lượng mỡ trong cơ thể không đổi.

-Hormon insulin của tụy, không chỉ điều hòa đường máu mà còn kết hợp leptin để điều hòa thể trọng lâu dài.

-Các tín hiệu về năng lượng

Các tín hiệu ngắn và trung bình

Cơ quan tiêu hóa tạo ra nhiều peptid  đáp ứng lại tình trạng nhịn đói và ăn được điều khiển trực tiếp vùng hạ đồi. Ghrelin là một peptid thần kinh được phóng thích từ dạ dày đáp ứng lại nhịn ăn  và kích thích tiêu thụ thức ăn, khởi đầu toàn bộ quá trình ăn uống. Ngược lại, CKK là một tín hiệu của cảm giác no khởi đầu toàn bộ quá trình ngưng ăn . Nó hoạt động trực tiếp ở não để giảm lượng thức ăn tiêu thụ, và cũng làm nhạy thần kinh phế vị hướng tâm thành dạng kích thích cơ học và tạo khả năng kích thích cơ học chấm dứt bữa ăn. Các tế bào nhạy với glucose hiện diện ở nội tiết tụy, gan , tá tràng và được phân bố các dây thần kinh bởi các thần kinh phế vị hướng tâm nhô ra thông qua dây thần kinh phế vị đến não.Các thụ thể cơ quan nhạy cảm glucose trung tâm cũng tồn tại và có thể đáp ứng với chất đổi cũng như nồng độ insulin và glucagon.Nồng độ glucose ảnh hưởng đến lượng thức ăn cung cấp, khởi đầu quá trình tiết ra ghrelin và do đó gây thèm ăn khi hạ đường huyết. Các hormon tuyến sinh dục cũng gây ảnh hưởng thèm ăn và cung cấp thức ăn bằng cách tác động lên vùng dưới đồi điều hòa sự cung cấp thức ăn.

Các tín hiệu dài

Các tín hiệu của tình trạng béo phì thông báo cho vùng hạ đồi các thông tin liên quan của mức độ các mô mỡ. Chúng bao gồm các hormon leptin và insulin . Leptin được tạo ra chủ yếu bởi tế bào mô mỡ và insulin được tiết ra bởi tuyến nội tiết tụy. Hàm lượng insulin và leptin trong huyết tương có tỉ lệ tương xứng với chất béo cơ thể và đến não thông qua các thụ thể đặc biệt nằm ở vách ngăn màng não. Leptin có ảnh hưởng lớn đến năng lượng tiêu hao, khi hàm lượng leptin trong hệ tuần hoàn tăng lên làm ức chế năng lượng cung cấp. Tương tự như các thay đổi trong khối mỡ, thay đổi trong chuyển hóa năng lượng cũng ảnh hưởng lên sự cung cấp năng lượng theo cách không phụ thuộc vào leptin thông qua tín hiệu năng lượng.Nhiều nghiên cứu cho thấy tồn tại sự điều khiển chuyến hóa năng lượng cung cấp, trong đó sự phân chia sinh hóa giữa quá trình oxy hóa và tổng hợp acid béo mô tả tín hiệu chính biểu thị tình trạng đồng hóa hay dị háo năng lượng và chuyển tiếp đến não thông qua dây thần kinh phế vị hướng tâm.

3.Chu trình truyền tín hiệu ngoại biên đến não.

Các tín hiệu ngoại truyền đến nhân cung của hành não vùng hạ đồi chuyển thành đáp ứng thần kinh thông qua các nhóm thần kinh đặc hiệu. Trong điều kiện bình thường chúng tương tác với 2 loại nhóm thần kinh riêng biệt.

Những neuron hình thành 2 chu trình, chu trình thứ nhất kích thích còn chu trình thứ hai ức chế sự cung cấp năng lượng. Kết quả là khi có nhu cầu cung cấp năng lượng, các tín hiệu về năng lượng và chất béo hoạt hóa chu trình NPY/AgRP( Chuỗi thèm ăn) đồng thời ngăn cản chu trình POMC ( chuỗi cảm giác no). Khi cần hạn chế nhu cầu cung cấp năng lượng , các tín hiệu ngoại biên ngăn cản chu trình NPY/AgRP Trong lúc đồng thời kích thích các neuron POMC tăng điều chỉnh các yếu tố liên quan đến chu trình POMC.