THÔNG TIM THĂM DÒ HUYẾT ĐỘNG VÀ ĐO KHÁNG LỰC MẠCH MÁU PHỔI
1. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH
• Chỉ định:
– Cần đánh giá kháng lực mạch máu phổi trước can thiệp hay phẫu thuật đối với các tật tim bẩm sinh có luồng thông trái phải với:
+ Áp lực ĐMP cao (áp lực động mạch phổi > 2/3 áp lực động mạch chủ).
+ BN có tím trung ương, tím liên tục hoặc khi gắng sức.
– Cần đánh giá chiều và lưu lượng luồng thông trái – phải hoặc phải trái.
– Cần chẩn đoán thêm các sang thương phối hợp khác mà siêu âm tim không thể giải thích hết.
– Cần đánh giá hình ảnh mạch máu phổi.
• Chống chỉ định:
– Bệnh lý toàn thân nặng như: nhiễm trùng huyết hay đang nhiễm trùng nặng, rối loạn động cầm máu.
– Dị ứng với thuốc cản quang (nếu chụp mạch máu phổi).
– Suy tim nặng với áp lực cuối tâm trương thất trái > 25 mmHg (đối với chụp mạch máu phổi).
2. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
• Các xét nghiệm:
– Siêu âm tim thành ngực: có 2 bản do 2 người khác nhau thực hiện. Yêu cầu siêu âm tim cần mô tả đầy đủ chi tiết như siêu âm tim khác.
– X-quang phổi.
– ECG.
– CTM.
– Nhóm máu ABO, Rh.
– TS.
– Đông máu toàn bộ.
– Chức năng gan.
– Chức năng thận.
– Ion đồ máu.
– HBsAg, Anti-HBs, Anti-HCV.
– Huyết thanh chẩn đoán giang mai.
– Test nhanh HIV.
• Kiểm tra:
– Tiền sử dị ứng, đặc biệt với thuốc cản quang.
– Khám gây mê.
• Công tác điều dưỡng:
– Nhập viện trước thủ thuật 1 ngày, dặn nhịn ăn, làm vệ sinh. Giải thích và trấn an bệnh nhân.
– Ngày làm thủ thuật: lập đường truyền TM, truyền dung dịch có Dextrose để tránh hạ đường huyết.
– Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ cho thủ thuật
+ Ống thông MP, JR 4 hoặc 5F, pigtail.
+ Ống thông Berman hoặc swan- ganz.
+ Dây dẫn standard.
3. THỰC HIỆN THỦ THUẬT
• Gây mê nếu cần.
• Vệ sinh vùng bẹn 2 bên.
• Gây tê tại chỗ bằng lidocain 2%.
• Chích TM đùi, luồn sheath 4F hoặc 5F. Chích ĐM đùi, luồn sheath 4F hoặc 5F.
• Không cần chích heparin nếu thời gian thực hiện thủ thuật < 30 phút.
• Chích kháng sinh cefazolin 1 g (20 – 30 mg/kg) liều 1. Lặp lại liều 2 sau 6 – 8 giờ.
• Đưa ống thông MP hoặc JR hoặc Berman + dây dẫn thường (standard wire) hoặc guide ái nước vào từ đường tĩnh mạch chủ dưới- nhĩ phải- thất phải – động mạch phổi – nhánh động mạch phổi. Lấy máu để thử saturation và đo áp lực ở các vị trí này. Đánh giá hình ảnh dạng sóng (wave form) áp lực ở các vị trí này.
• Đưa pigtail + guide standard vào động mạch chủ để đo áp lực và lấy máu thử saturation.
• Có thể lấy máu theo thứ tự trên hoặc theo thứ tự ngược lại. Đảm bảo thời gian lấy máu qua các vị trí trên không quá lâu (không quá 5 phút) để tránh sai số.
• Dùng catrheter swan-ganz để đo cung lượng tim bằng phương pháp pha loãng nhiệt.
• Tính cung lượng tim bằng phương trình Fick:
– Cân nặng bệnh nhân (Wt).
– Độ bão hòa oxy máu động mạch (AO2%).
– Độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch (VO2%).
– Đo hemoglobin: Hb.
– Hàm lượng oxy tiêu thụ được ước lượng là: 3 ml/kg hoặc ước lượng bằng 125 mg/phút/m2 da.
– CO = Wt x 3 (ml/kg)/[(AO2% – VO2%) x 1.36 x Hb x 10].
– Chỉ số tim CI = CO/BSA (BSA: diện tích da) hoặc
– CI = 125 ml/phút/m2 da/O2 content.
– O2 content = (AO2% – VO2%) x 1.36 Hb x 10.
– Thể tích mỗi nhát bóp SV = CO/HR; HR: tần số tim trong một phút.
– Kháng lực mạch phổi PVR = (PAP – PCWP)/CO x 80 (dynes.second.cm-5).
– PAP: áp lực động mạch phổi trung bình.
– PCWP: áp lực động mạch phổi bít.
– Kháng lực mạch hệ thống SVR = (SAP – RAP)/CO x 80 (dynes.second.cm-5).
– SAP: huyết áp trung bình.
– RAP: áp lực trung bình nhĩ phải.
• Cách tính luồng thông phải trái:
– Qs = lượng oxy tiêu thụ/(AO2 – PAO2) x CO.
– Qs = lượng oxy tiêu thụ/(PVO2 – PAO2) x CO.
– Qp/Qs = (SAO2 – SmVO2)/(SPVO2 – SPAO2).
– Trong đó mVO2 = (3 SVC O2 + IVC O2)/4.
• Có thể thực hiện thủ thuật tương tự khi làm test oxy liều cao và test Illoprost khí dung.
• Chụp mạch máu phổi bằng pigtail 4F hoặc 5F với lượng cản quang 1 – 2 ml/kg, thời gian chụp 1 – 2 giây. Có thể chụp chọn lọc ở từng nhánh mạch máu phổi riêng. Chú ý thì trở về ở tĩnh mạch phổi để tim xem những bất thường như hồi lưu bất thường hoặc hẹp. Chỉ nên chụp mạch máu phổi sau khi đã đo đầy đủ các thông số.
4. SAU THỦ THUẬT
• Rút sheath, khâu và băng ép cầm máu.
• Bất động chân bên thực hiện thủ thuật 24 giờ.
• Cho ăn lại sau 4 giờ hoặc khi bệnh nhân tỉnh táo.
5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT
• Không được chụp buồng thất trái hoặc động mạch phổi với cản quang đậm đặc ở BN có suy tim trái nặng, có áp lực cuối tâm trương thất trái > 25 mmHg.
• Không nên chụp mạch máu trước khi lấy máu và đo áp lực vì thuốc cản quang có thể ảnh hưởng đến giá trị của những thông số này.
• Việc đo mức độ tiêu thụ oxy ở trẻ em rất khó thực hiện, do đó chỉ dựa vào công thức để ước lượng. Vì vậy, kết quả Qp, Qs, Rp, Rs có thể có sai số do ước lượng, nhưng chỉ số Qp/Qs và Rp/Rs sẽ không bị ảnh hưởng bởi sai số do ước lượng này.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.