Thuốc Nhóm thuốc bisphosphonate: Công dụng; liều dùng; chỉ định và chống chỉ định

blank
Đánh giá nội dung:

Nhóm thuốc bisphosphonate là thuốc gì? Công dụng; liều dùng; chỉ định; chống chỉ định bacsidanang.com

Tìm hiểu chung

Nhóm thuốc bisphosphonate là gì?

Bisphosphonate là một nhóm thuốc hoạt động bằng cách làm chậm quá trình hủy xương. Chúng làm giảm nguy cơ gãy xương hông và cột sống. Tái tạo xương là một quá trình chậm, nhưng ở nhiều người, mật độ xương gia tăng có thể thấy rõ trong 5 năm điều trị.

Các thuốc bisphosphonate được dùng để điều trị loãng xương, thiếu xương (osteopenia), bệnh Paget và một số ung thư xương nhất định.

- Nhà tài trợ nội dung -

Các thuốc này hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình cơ thể phá hủy các mô xương. Trong một số trường hợp, chúng có thể ngừng quá trình này hoàn toàn.

Một số hoạt chất thuộc nhóm thuốc gồm bisphosphonate:

Các chế phẩm chứa axit zoledronic được dùng bằng cách tiêm tĩnh mạch (IV) mỗi năm một lần. Các bisphosphonate khác có ở dạng thuốc viên.

Cách dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn nên dùng các thuốc bisphosphonate như thế nào?

Bisphosphonate có thể được dùng ở dạng thuốc uống, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm.

Bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý ngừng dùng thuốc.

Điều trị lâu dài đôi khi có thể dẫn đến tác dụng phụ, nên bác sĩ có thể đề nghị tạm ngưng điều trị sau 3-5 năm. Hiệu quả của thuốc kéo dài rất lâu, vì vậy không cần phải lo lắng bệnh sẽ tái phát hay nghiêm trọng hơn.

Các dùng thuốc đường uống

Các thuốc bisphosphonate đường uống thường được cơ thể hấp thụ kém và có thể gây kích thích cổ họng (ợ nóng), vì vậy điều quan trọng là bạn phải tuân thủ cẩn thận các hướng dẫn sử dụng thuốc:

  • Nên dùng thuốc lúc đói với một hoặc hai ly nước lọc. Các loại thức uống khác có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu thuốc đúng cách.
  • Bạn không nên ăn, uống bất cứ thứ gì ngoài nước lọc, cũng như dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung nào khác trong ít nhất 30 phút sau khi dùng bisphosphonate. Điều này sẽ đảm bảo thuốc được hấp thụ hiệu quả.
  • Bạn sẽ cần ngồi thẳng, đứng hoặc đi lại trong một giờ sau đó để ngăn thuốc chảy ngược từ dạ dày lên miệng và gây ợ nóng.
  • Không nên nằm xuống sau khi uống bisphosphonate cho đến khi bạn ăn.

Cách dùng thuốc đường tĩnh mạch

Nếu bạn không thể dung nạp bisphosphonate bằng đường uống, bác sĩ có thể đưa thuốc vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch (truyền tĩnh mạch) hoặc dưới dạng tiêm:

  • Pamidronate được dùng dưới dạng tiêm truyền – thường mất khoảng một giờ và có thể lặp lại sau mỗi 3 tháng.
  • Zoledronate cũng được dùng dưới dạng tiêm truyền – thường mất 20 phút trở lên nhưng chỉ được tiêm mỗi năm một lần.
  • Ibandronate có thể được dùng bằng đường uống (hàng tháng) hoặc tiêm tĩnh mạch (cứ sau 3 tháng). Việc tiêm thuốc sẽ mất vài giây.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc bisphosphonate là gì?

Bisphosphonates thường được dung nạp tốt. Nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa với các chế phẩm dạng uống sẽ giảm đi rất nhiều nếu bạn cẩn thận làm theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Phát ban ngứa hoặc nhạy cảm ánh sáng (phát ban khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời)
  • Đau miệng
  • Triệu chứng giống cúm (phổ biến hơn ở điều trị tiêm tĩnh mạch)
  • Đau xương (phổ biến hơn với điều trị tiêm tĩnh mạch)
  • Đau cơ
  • Đau đầu

Bạn nên báo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào gặp phải trong quá trình điều trị. Họ có thể cân nhắc ngưng dùng thuốc.

Ba tác dụng phụ rất hiếm gặp của thuốc gồm:

  • Hoại tử xương hàm là tình trạng vết thương không lành hoàn toàn sau thủ thuật nha khoa xâm lấn. Một vùng xương sẽ lộ ra ngoài và chết. Bạn sẽ có nguy cơ mắc tác dụng phụ này hơn nếu bị ung thư, đang điều trị hóa trị, nhiễm trùng răng nghiêm trọng hoặc đang điều trị nha khoa.
  • Một số chuyên gia cho rằng nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn ở những người dùng bisphosphonate dạng uống trong hơn 3-5 năm. Tuy nhiên, trong hầu hết tình huống, lợi ích của việc điều trị lớn hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào.
  • Một số người dùng bisphosphonate có thể bị gãy xương một phần hoặc hoàn toàn ở khu vực trên, bên ngoài của xương đùi. Bác sĩ thường phát hiện gãy một phần thông qua chụp hình chẩn đoán đặc biệt. Thời gian bạn dùng thuốc lâu, nguy cơ mắc tác dụng phụ này càng tăng. Thậm chí, nó có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn cũng đang điều trị steroid hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận trong thời gian dùng thuốc để đảm bảo lợi ích của việc điều trị vẫn lớn hơn các rủi ro. Hầu hết các chuyên gia hạn chế điều trị bằng bisphosphonate dạng uống trong 5 năm (hoặc 3 năm đối với zoledronate tiêm tĩnh mạch) để giảm thiểu rủi ro của các tác dụng phụ hiếm gặp. Tuy nhiên, một số người sẽ cần điều trị lâu hơn.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng các thuốc bisphosphonate, bạn cần lưu ý gì?

Đừng dùng bisphosphonate nếu bạn:

  • Bị dị ứng với chúng
  • Có các rối loạn ở thực quản, bao gồm rách, thủng hoặc hẹp thực quản và khó nuốt
  • Bị bệnh thận nặng
  • Không thể ngồi thẳng trong ít nhất 30 phút
  • Có lượng canxi trong máu thấp

Để tránh kích thích dạ dày và thực quản, bạn phải ngồi thẳng, đứng hoặc đi lại trong ít nhất 30 phút sau khi uống bisphosphonate.

Lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Thực tế, loãng xương thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi, do đó có rất ít bằng chứng về việc sử dụng bisphosphonate cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bisphosphonate có thể đi qua nhau thai vào thai nhi và cũng có thể truyền vào sữa mẹ với số lượng nhỏ. Không có nhiều bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc đới với trẻ. Tuy nhiên, để phòng ngừa, bác sĩ ngừng việc điều trị bằng bisphosphonates ít nhất 3 tháng trước khi sinh và trong khi cho con bú.

Tương tác

Thuốc bisphosphonate có thể tương tác với các thuốc nào?

Các thuốc có thể tương tác với bisphosphonate gồm:

  • Các dạng của canxi, bao gồm canxi gluconate, thuốc kháng axit như canxi citrate hoặc canxi carbonate, hoặc thực phẩm bổ sung canxi
  • Các chất bổ sung sắt như sắt sunfat hoặc sắt gluconate
  • Các loại thuốc có chứa magiê như magiê hydroxit hoặc magiê + nhôm
  • Thuốc lợi tiểu như furosemide hoặc axit ethacrynic
  • Thuốc kháng sinh như amphotericin B, amikacin hoặc gentamicin

Bisphosphonate có thể tương tác với đồ uống nào?

Bisphosphonate dường như không tương tác với các đồ uống có cồn. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Do đó, bạn nên ngưng hoặc hạn chế uống rượu.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc bisphosphonate như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm hoặc nhiệt độ cao.

Dạng bào chế

Thuốc bisphosphonate có những dạng nào?

Bisphosphonate có ở dạng:

  • Viên uống
  • Dung dịch tiêm truyền

Các bài viết của Bacsidanang.com Group chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 

Bacsidanang.com – Trang web cung cấp những thông tin chính thống về sức khỏe và địa chỉ khám bệnh tin cậy ở Đà Nẵng. Email:bacsidanang@gmail.com.”

Group: bacsidanang.com