Thuốc Panadol: Công dụng; liều dùng; chỉ định và chống chỉ định

blank
Đánh giá nội dung:

Panadol là thuốc gì? Công dụng; liều dùng; chỉ định; chống chỉ định bacsidanang.com

Tên biệt dược: Panadol, Panadol Extra, Panadol Viên sủi, Panadol Trẻ em viên nhai…

Tên hoạt chất: Paracetamol

Tác dụng của Panadol

Tác dụng của thuốc Panadol là gì?

Panadol chứa paracetamol là một chất giảm đau, hạ sốt. Thuốc có hiệu quả hạ sốt và giảm bớt các chứng đau nhẹ đến vừa như:

  • Đau đầu, đau nửa đầu
  • Đau cơ, đau viêm xương khớp
  • Đau bụng kinh
  • Đau họng
  • Đau cơ xương
  • Sốt và đau sau khi tiêm vắc xin
  • Đau răng, đau sau khi nhổ răng hoặc các phẫu thuật nha khoa

Một số công dụng khác của panadol không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Panadol cho người lớn như thế nào?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm Panadol với hàm lượng paracetamol khác nhau, bạn nên đọc kỹ trước khi sử dụng.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 500–1000mg paracetamol/lần, trong vòng 4–6 giờ. Không sử dụng quá 4000mg/ngày.

Liều dùng thuốc Panadol cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em từ 6–11 tuổi: uống 250–500mg/lần trong vòng 4–6 giờ.

Liều tối đa hàng ngày: 60mg/kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10–15 mg/kg cân nặng dùng trong 24 giờ.

Trẻ em dưới 6 tuổi: khuyến khích không dùng thuốc.

Cách dùng thuốc Panadol

Bạn nên dùng thuốc Panadol như thế nào?

Bạn không nên dùng thuốc chung với các biệt dược khác cũng có thành phần paracetamol.

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần dùng thuốc là 4 giờ.

Đối với trẻ em từ 6–11 tuổi, thời gian tối đa sử dụng Panadol khi không có chỉ định của bác sĩ là 3 ngày.

Bạn không nên uống thuốc Panadol quá liều vì có thể dẫn đến ngộ độc và tổn thương gan.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp những tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Panadol?

Theo kết quả của các thử nghiệm lâm sàng, Panadol thường ít gây tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng phụ xảy ra với tần suất thấp như:

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Panadol, bạn nên lưu ý điều gì?

Bạn không nên sử dụng thuốc nếu như:

  • Bạn đã từng bị dị ứng với các thuốc có chứa paracetamol hoặc bất kỳ thành phần nào khác.
  • Bạn đang sử dụng các thuốc khác cũng chứa paracetamol.
  • Bạn có tiền sử bệnh gan, thận hay nghiện rượu.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Panadol trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Các nghiên cứu trên người và động vật vẫn chưa xác định được bất kỳ nguy cơ nào của paracetamol đối với thai kỳ hoặc sự phát triển phôi thai.

Nghiên cứu trên người với paracetamol không xác định được bất cứ nguy cơ nào đối với phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, paracetamol qua được hàng rào nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ. Để an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Panadol.

Tương tác thuốc

Thuốc Panadol có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Panadol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Panadol (hay paracetamol) có thể xảy ra tương tác với những thuốc sau:

  • Amitriptyline
  • Amlodipine
  • Amoxicillin
  • Aspirin
  • Atorvastatin
  • Caffeine
  • Clopidogrel
  • Codeine
  • Diazepam
  • Diclofenac
  • Furosemide
  • Gabapentin
  • Ibuprofen
  • Lansoprazole
  • Levofloxacin
  • Levothyroxine
  • Metformin
  • Naproxen
  • Omeprazole
  • Pantoprazole
  • Prednisolone
  • Pregabalin
  • Ramipril
  • Ranitidine
  • Sertraline
  • Simvastatin
  • Tramadol

Thuốc Panadol có thể tương tác với các thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Panadol?

Các tình trạng sức khỏe như nghiện rượu, các bệnh về gan, bệnh phenylketone niệu (PKU) sẽ ảnh hưởng từ vừa đến nghiêm trọng đến người sử dụng các sản phẩm có chứa paracetamol.

Bảo quản thuốc Panadol

Bạn nên bảo quản thuốc Panadol như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc Panadol ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Dạng bào chế

Thuốc Panadol có những dạng bào chế và hàm lượng nào?

Trên thị trường có một số sản phẩm Panadol như:

  • Viên nén, dùng đường uống: 500mg. Có dạng kết hợp paracetamol với caffein để giảm cảm giác buồn ngủ khi sử dụng.
  • Panadol viên sủi: 500mg.
  • Viên nhai (trẻ em): 120mg.

Các bài viết của Bacsidanang.com Group chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 

Bacsidanang.com – Trang web cung cấp những thông tin chính thống về sức khỏe và địa chỉ khám bệnh tin cậy ở Đà Nẵng. Email:bacsidanang@gmail.com.”

Group: bacsidanang.com