Viêm đường tiết niệu sinh dục do chlamydia là một bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục do tác nhân gây bệnh là Chlamydia trachomatis. Đây là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến. Biểu hiện của bệnh thường rất kín đáo, người bệnh rất khó nhận biết là mình đã bị mắc bệnh. Một số người tuy mắc bệnh nhưng hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng. Bệnh rất khó điều trị, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây các biến chứng và hậu quả rất nặng nề về sinh sản cho cả nam và nữ. Đây là những lý do chính khiến cho sự lan truyền của bệnh rất mạnh trong cộng đồng và sự tái đi tái lại của bệnh.
Theo thống kê, ở Mỹ, mỗi năm, khoảng 3 triệu người Mỹ bị nhiễm chlamydia. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ đang trong độ tuổi hoạt động tình dục, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm 75% số ca nhiễm bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh là chủng vi khuẩn Chlamydia tracomatis. C. Tracomatis có nhiều chủng khác nhau nhưng các chủng gây bệnh phổ biến nhất vẫn là các chủng D, C, F, G, H, I, J, và K.
Thời gian ủ bệnh khoảng 3-14 ngày.
Đường lây bệnh chủ yếu nhất là đường quan hệ tình dục và cử chỉ thân mật khác giữa bộ phận sinh dục, vùng trực tràng và miệng. Bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh qua đường âm đạo. Ở trẻ sơ sinh C.Tracomatis có thể gây viêm phổi hoặc viêm mắt nặng.
Dấu hiệu và triệu chứng
Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh (75% ở nữ giới và 50% nam giới) không có biểu hiện triệu chứng. Số còn lại tuy có biểu hiện triệu chứng nhưng chúng thường rất nhẹ và thoảng qua, đôi khi làm người bệnh không chú ý đến. Các triệu chứng bệnh thường khác nhau ở nam và nữ
Ở nam giới khoảng 50% các trường hợp có biểu hiện hội chứng đường tiết niệu dưới như viêm niệu đạo, viêm mào tinh hòan, viêm tuyến tiền liệt. Biểu hiện chủ yếu là tiểu buốt, đau vùng bụng dưới, đau tức tinh hoàn và tiết dịch niệu đạo. Đối với nam thanh niên, đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm mào tinh hoàn.
Ở phụ nữ, khoảng 25% các trường hợp có biểu hiện tiểu buốt, tiểu đau, đau vùng bàng quang, đau khi quan hệ tình dục và ra khí hư. 40% các trường hợp nhiễm C. Tracomatis không được điều trị, gây biến chứng viêm vùng chậu như viêm tử cung- viêm phần phụ
Sàng lọc và chẩn đoán
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sàng lọc phát hiện bệnh làm giảm đáng kể tỉ lệ các biến chứng của bệnh đặc biệt là ở phụ nữ. Đối với những phụ nữ trẻ cần khám sàng lọc hàng năm cho đến năm 26 tuổi, còn đối với những phụ nữ lớn tuổi thì cần khám phát hiện sàng lọc khi có các yếu tố nguy cơ như:
- Có bạn tình mới
- Có nhiều bạn tình
- Thói quen quan hệ tình dục không dùng bao cao su
- Khi đã bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
- Có bạn tình đang bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các xét nghiệm sàng lọc chủ yếu như sau:
- Xét nghiệm NAAT (nucleic acid amplification test). Bệnh phẩm có thể là nước tiểu hoặc dịch niệu đạo (nam giới) hay dịch âm đạo (nữ giới).
- Xét nghiệm an unamplified nucleic acid hybridization test, an enzyme immunoassay (or direct fluorescent antibody test) : Bệnh phẩm là dịch tiết đường sinh dục
- Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn: Bệnh phẩm là các dịch tiết đường sinh dục.
Ngày này các xét nghiệm NAAT có sử dụng phản ứng khuyếch đại gen (PCR) với bệnh phẩm là nước tiểu là một xét nghiệm ít xâm lấn và có giá trị phát hiện bệnh cao. So với nuôi cấy vi khuẩn và các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên thì NAAT có khả năng phát hiện bệnh cao gấp 2 lần. Tuy nhiên xét nghiệm này chỉ có khả năng phát hiện vi khuẩn chứ không có khả năng đánh giá sự nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh.
Biến chứng
Khi bị nhiễm bệnh nếu không được điều trị bệnh có thể gây các biến chứng như sau:
- Bệnh viêm tiểu khung (PID). PID là viêm tử cung và ống dẫn trứng. Mặc dù có thể không có dấu hiệu và triệu chứng, PID có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung, gồm cả cổ tử cung. PID không được điều trị có thể gây áp xe ở ống dẫn trứng và buồng trứng. Nhiễm trùng này có thể để lại sẹo, dẫn đến vô sinh. Các hậu quả kéo dài khác bao gồm đau tiểu khung mạn tính và viêm kéo dài. Mỗi năm, khoảng 1 triệu phụ nữ Mỹ bị PID. Và nhiễm chlamydia là nguyên nhân của khoảng một nửa số trường hợp này. Tới 40% số phụ nữ không được điều trị nhiễm chlamydia đã bị PID. Khoảng 20% số phụ nữ PID bị vô sinh, gần 20% bị đau vùng tiểu khung mạn tính và gần 10% có thai ở 1 trong 2 ống dẫn trứng.
- Viêm tinh hoàn. Nhiễm chlamydia có thể gây viêm tinh hoàn, là ống cuộn bên cạnh mỗi tinh hoàn. Viêm tinh hoàn có thể gây sốt, đau và sưng bìu.
- Viêm tuyến tiền liệt. Nhiễm chlamydia có thể lan tới tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau trong và sau khi quan hệ tình dục, sốt và gai rét, tiểu tiện đau và đau lưng dưới.
- Viêm trực tràng. Nếu bạn quan hệ tình dục theo đường hậu môn, nhiễm chlamydia có thể gây viêm trực tràng. Viêm trực tràng gây đau trực tràng và tiết dịch nhầy.
- Nhiễm khuẩn mắt. Sờ vào mắt bằng tay có dính dịch tiết nhiễm khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn mắt. Nếu không được điều trị, nhiễm khuẩn mắt có thể gây mù.
- Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Nhiễm chlamydia có thể truyền qua đường âm đạo sang trẻ khi sinh, gây viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn mắt có thể dẫn tới mù.
Điều trị
Lựa chọn số 1: Có thể lựa chọn một trong 2 loại thuốc như Azithromycin 1 g, uống một liều duy nhất; hay Doxyciline 100 mg, uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày.
Lựa chọn số 2: Có thể chọn một trong các thuốc như: Erythromycin base 500 mg, uống 4 lần mỗi ngày; erythromycin ethylsuccinate 800 mg uống 4 lần mỗi ngày; ofloxacin 300 mg uống 2 lần mỗi ngày; hoặc levofloxacin 500 mg uống 1 lần mỗi ngày. Thời gian dùng thuốc trong 7 ngày.
Chú ý
Doxycycline, erythromycin estolate, ofloxacin và levofloxacin là các thuốc chống chỉ định trong trường hợp có thai.
Trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú có thể lựa chọn các thuốc như Erythromycin base, erythromycin ethylsuccinate, và azithromycin. Ngoài ra có thể dùng amoxicillin 500 mg, uống 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày.
Cần khám điều trị bệnh cho cả vợ hoặc chồng hay đối tác tình dục.
Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi cả hai kết thúc được điều trị hoặc ít nhất 7 ngày nếu như dùng azithromycine liều duy nhất.
Nuôi cấy làm xét nghiệm lại ít nhất 3 tuần sau điều trị nếu cần
Phòng tránh
Cách tin cậy nhất để phòng tránh nhiễm chlamydia là không quan hệ tình dục. Không làm được điều đó, bạn có thể:
- Dùng bao cao su. Dùng bao cao su nhựa đối với nam hoặc bao cao su polyurethan đối với nữ trong mỗi lần quan hệ tình dục. Bao cao su, được dùng đúng cách trong mỗi lần giao hợp, làm giảm nhưng không loại bỏ được nguy cơ nhiễm trùng.
- Hạn chế bạn tình. Có nhiều bạn tình làm cho bạn có nguy cơ cao bị nhiễm chlamydia hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Sàng lọc thường xuyên các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn có quan hệ tình dục, nhất là khi có nhiều bạn tình, hãy nói với bác sĩ về cách bạn được sàng lọc nhiễm chlamydia và các bệnh nhiễm trùng khác.
- Ngừng rửa bằng vòi hoa sen. Phụ nữ không nên dùng vòi hoa sen vì nó làm giảm lượng vi khuẩn có ích trong âm đạo, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.