118 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NAM HỌC VÀ Y HỌC SINH SẢN THEO CHƯƠNG TRÌNH HỌC 6 THÁNG
Câu 1. Tinh dịch chứa các thành phần sau, ngoại trừ ?
A. Chất nhày bôi trơn
B. Nước
C. Chất đệm
D. Testosterone
Trả lời:
Câu 2. Nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ trai?
A. Tăng sản thượng thận bẩm sinh
B. Hội chứng Kallmann
C. Suy sinh dục nguyên phát
D. Suy tuyến yên
Trả lời:
Câu 3. Mức độ phổ biến của bệnh lý tinh hoàn không xuống bìu ở trẻ đủ tháng là ?
A. 3-5%
B. 5-10%
C. 10-15%
D. 15-20%
Trả lời:
Câu 4. Chẩn đoán xác định hội chứng Klinefelter dựa vào phương pháp nào sau đây?
A. Xét nghiệm nhiêm sắc thể đồ
B. Thăm khám lâm sàng tinh hoàn nhỏ, vú to, tinh hoàn lạc chỗ
C. Xét nghiệm nội tiết tố, hormone sinh dục giảm
D. Xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng.
Trả lời:
Câu 5. Testoterone được tổng hợp từ tế bào nào trong cơ thể?
A. Leydig
B. Sertoli
C. Tế bào dòng tinh
D. Tế bào cơ
Trả lời:
Câu 6. Nguyên nhân vô sinh nam sau tinh hoàn?
A. Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên
B. Viêm niệu đạo mãn tính do Chlamydia
C. Viêm tinh hoàn sau quai bị
D. Hội chứng Kallman
Câu 7. Các chất chỉ điểm khối u tinh hoàn bao gồm ?
A. AFP, LDH, β-hCG.
B. Testosterone, β-hCG, PSA.
C. AFP, PSA, β-hCG.
D. Inhibin, AFP, LDH.
Câu 8. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn tới tình trạng azoospermia do tắc nghẽn?
A. Hội chứng Klinefelter
B. Viêm tinh hoàn do quai bị
C. Đột biến gen CFTR
D. Đột biến vi mất đoạn AZF
Câu 9. Sự tổng hợp Testoterone chịu sự điều khiển trực tiếp bởi Hormon nào?
A. LH
B. FSH
C. Prolactin
D. Estrogen
Câu 10. Chẩn đoán tinh hoàn không xuống bìu chủ yếu dựa vào?
A. Siêu âm tinh hoàn
B. Khám lâm sàng
C. MRI ổ bụng
D. Nội soi ổ bụng
Câu 11. Tác nhân phổ biến nhất gây viêm tiền liệt tuyến ?
A. Chlamydia
B. Neisseria Gonococcus
C. E. Coli
D. Pseudomonas aeruginosa
Câu 12. Testosterone là hormone có bản chất?
A.Peptide
B.Amino acid
C.Lipid
D.Carbonhydrat
Câu 13. Giãn tĩnh mạch tinh độ 2 tương ứng?
A. Giãn tĩnh mạch phát hiện trên siêu âm Doppler
B. Sờ thấy búi tĩnh mạch giãn khi làm nghiệm pháp Valsalva.
C. Sờ thấy búi tĩnh mạch giãn khi nghỉ ngơi nhưng không nhìn thấy.
D. Búi tĩnh mạch giãn có thể sờ và nhìn thấy khi nghỉ ngơi.
Câu 14. Nguồn động mạch cấp máu chính cho tinh hoàn là?
A. Động mạch tinh trong
B. Động mạch tinh ngoài
C. Động mạch cơ bìu
D. Động mạch ống dẫn tinh
Câu 15. Trên thế giới vô sinh không có tinh trùng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số nam giới?
A. 1%
B. 5%
C. 10%
D. 20%
Câu 16. Chỉ định phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh giãn trong trường hợp?
A. Giãn tĩnh mạch tinh gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng
B. Giãn tĩnh mạch tinh làm giảm kích thước tinh hoàn > 30% so với bên không giãn
C. Giãn tĩnh mạch tinh kèm theo bệnh nhân có đau tức nhiều
D. Cả 3 phương án trên
Câu 17. Chỉ định điều trị tinh hoàn không xuống bìu bằng ngoại khoa ?
A. Tinh hoàn lạc chỗ
B. Thoát vị bẹn kèm theo.
C. Hội chứng Prune – Belly
D. Tất cả các phương án trên
Câu 18. Nguyên nhân tại tinh hoàn dẫn tới vô sinh không có tinh trùng?
A. Lạm dụng Testosterone ngoại sinh
B. Viêm teo tinh hoàn 2 bên do quai bị
C. Bất sản ống dẫn tinh 2 bên
D. Hội chứng Prader – Willy
Câu 19. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới WHO tỉ lệ vô sinh trên toàn cầu chiếm tỉ lệ?
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 40%
Câu 20. Phương án nào sau đây điều trị vô sinh Azoospermia do tắc nghẽn?
A. Điều trị nội tiết
B. Phẫu thuật cắt nang ống Muller
C. Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh giãn
D. Phẫu thuật hạ tinh hoàn
Câu 21. Đột biến gene nào có thể dẫn tới bệnh xơ nang phổi và bất sản ống dẫn tinh?
A. Đột biến gene Kall
B. Đột biến gene CFTR
C. Đột biến gene Androgen receptor
D. Đột biến gene HOXA 10
Câu 22. Trữ đông tinh trùng thường được chỉ định?
A. Trước khi phẫu thuật cắt tinh hoàn.
B. Trước khi điều trị hóa chất hoặc xạ trị.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 23. Đặc điểm xét nghiệm cận lâm sàng nào sau đây gợi ý bênh nhân vô sinh có hội chứng Klinefelter ?
A. FSH tăng, Testosterone giảm
B. FSH giảm, Testosterone giảm
C. FSH tăng, Testosterone tăng
D. FSH giảm, Testosterone tăng
Câu 24. Các yếu tố để tiên lượng một trường hợp vô sinh nam ?
A. Thời gian vô sinh
B. Vô sinh nguyên phát hay thứ phát
C. Tuổi và tình trạng vợ
D. Tất cả các phương án trên
Câu 25. Nguyên nhân dẫn tới Azoospermia không do tắc nghẽn thường gặp nhất là ?
A. Chấn thương tinh hoàn
B. Giãn tĩnh mạch tinh
C. Các bệnh di truyền
D. Rối loạn nội tiết
Câu 26: Để điều trị vô sinh không có tinh trùng nguyên nhân trước tinh hoàn liệu pháp nào sau đây không được khuyến cáo?
A. Liệu pháp Testosterone thay thế
B. Liệu pháp Gonadotropin
C. Liệu pháp GnRH
D. Liệu pháp đối kháng estrogen
Câu 27. Chức năng của hệ sinh sản ở nam giới, ngoại trừ?
A. Sản sinh tinh trùng
B. Vận chuyển và duy trì chức năng tinh trùng
C. Nuôi dưỡng và phát tiển phôi
D. Sản sinh hormone
Câu 28. Tiêu chẩn vàng để đánh giá tinh hoàn không xuống bìu thể không sờ thấy?
A. Siêu âm tinh hoàn
B. CT-scaner ổ bụng
C. Nội soi ổ bụng
D. Test hCG
Câu 29. Hội chứng Klinefelter có công thức nhiễm sắc thể nào sau đây?
A. 46,XY/46,XXY
B. 46, XY/47,XXY
C. 46, XXY/48,XXYY
D. 46,XY/46,XYY
Câu 30. Cận lâm sàng được lựa chọn đầu tiên trong chẩn đoán xoắn tinh hoàn là?
A. Tổng phân tích nước tiểu
B. Siêu âm tinh hoàn
C. Xạ hình tinh hoàn
D. Cộng hưởng từ tinh hoàn
Câu 31. Nguyên nhân dẫn tới hội chứng kháng androgen?
A. Đột biến gene trên NST giới tính
B. Đột biến gene trên NST thường
C. Đột biến trên cả NST giới tính và NST thường
D. Đột biến chuyển đoạn trên NST giới tính
Trả lời: Hội chứng kháng androgen là một tình trạng đột biến của gen nằm trên đoạn gần của nhánh dài NST X, và di truyền theo đặc tính gen lặn. Điều này dẫn đến tình trạng tế bào không đáp ứng một phần hay đáp ứng hoàn toàn của tế bào với các androgen làm ngăn trở sự nam hóa cơ quan sinh dục của thai nhi. Vì vậy, câu trả lời chính xác cho câu hỏi của bạn là A. Đột biến gene trên NST giới tính.
Câu 32. Các thể lâm sàng của tinh hoàn không xuống bìu, ngoại trừ?
A. Tinh hoàn ẩn
B. Ung thư tinh hoàn
C. Tinh hoàn lạc chỗ
D. Tinh hoàn lò xo.
Câu 33. Tế bào nào sau đây không phải là tế bào tiền thân của tinh trùng?
A. Tinh nguyên bào
B. Tinh bào I
C. Tinh bào II
D. Tế bào Sertoli
Câu 34. Hội chứng Kallmann gặp ở?
A. Chỉ giới nam
B. Chỉ giới nữ
C. Gặp ở nữ nhiều hơn nam
D. Gặp ở cả 2 giới.
Trả lời: Hội chứng Kallmann là một dạng bệnh thiểu năng sinh dục bẩm sinh do cơ thể sản xuất thiếu một số hormone định hướng sự phát triển giới tính. Đây là một rối loạn di truyền (bất thường về gen), làm cản trở quá trình dậy thì (chậm hoặc không dậy thì) và suy giảm chức năng khứu giác (không nhận biết được mùi). Hội chứng này hiếm gặp, xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, với tỷ lệ 1/30.000 nam và 1/120.000 nữ. Do đặc tính di truyền, hội chứng Kallmann xuất hiện ngay từ khi mới sinh. Vì vậy, câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là D. Gặp ở cả 2 giới.
Câu 35. Bệnh nhân trên có thể nghĩ tới chẩn đoán nào sau đây?
Bệnh nhân nam 26 tuổi, đến khám với lý do đã lập gia đình 1 năm, quan hệ tình dục đều không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa có con. Vợ 26 tuổi, đã khám sản phụ khoa có rối loạn nội tiết tố nữ, đang trong giai đoạn điều trị. Bệnh nhân đến khám nam khoa lần đầu. Qua thăm khám, bệnh nhân có thể trạng trung bình (cao 165, nặng 60kg), dấu hiệu sinh dục thứ phát (lông mu, lông cơ thể, giọng nói) bình thường. Dương vật bình thường (chiều dài khi kéo căng là 13,2cm). Tinh hoàn 2 bên kích thước hơi nhỏ ~10ml. Ống dẫn tinh 2 bên sờ thấy. Xét nghiệm tinh dịch đồ: Azoospermia (Thể tích: 3,4ml, pH=7,5) Các xét nghiệm nội tiết: LH=12,7 mUI/L, FSH= 36,5mUI/L, Testosterone = 10.5 nmol/L Siêu âm tinh hoàn 2 bên kích thước nhỏ, giảm âm theo dõi tổn thương cũ.
A. Vô sinh do nguyên nhân sau tinh hoàn
B. Vô sinh do nguyên nhân tại tinh hoàn
C. Vô sinh do nguyên nhân trước tinh hoàn
D. Vô sinh không rõ nguyên nhân
Câu 36. Phương pháp án điều cho bệnh nhân trên là ?
Bệnh nhân nam 26 tuổi, đến khám với lý do đã lập gia đình 1 năm, quan hệ tình dục đều không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa có con. Vợ 26 tuổi, đã khám sản phụ khoa có rối loạn nội tiết tố nữ, đang trong giai đoạn điều trị. Bệnh nhân đến khám nam khoa lần đầu. Qua thăm khám, bệnh nhân có thể trạng trung bình (cao 165, nặng 60kg), dấu hiệu sinh dục thứ phát (lông mu, lông cơ thể, giọng nói) bình thường. Dương vật bình thường (chiều dài khi kéo căng là 13,2cm). Tinh hoàn 2 bên kích thước hơi nhỏ ~10ml. Ống dẫn tinh 2 bên sờ thấy. Xét nghiệm tinh dịch đồ: Azoospermia (Thể tích: 3,4ml, pH=7,5) Các xét nghiệm nội tiết: LH=12,7 mUI/L, FSH= 36,5mUI/L, Testosterone = 10.5 nmol/L Siêu âm tinh hoàn 2 bên kích thước nhỏ, giảm âm theo dõi tổn thương cũ.
A. Liệu pháp hCG.
B. mTESE/IVF,ICSI
C. Liệu pháp thay thế testosterone.
D. Thắt tĩnh mạch tinh.
Câu 37. Các gen đột biến gây hội chứng Kallmann, liên quan đến việc quy định tổng hợp hormon nào sau đây?
A. Hormon hướng sinh dục (FSH, LH)
B. Hormon giải phóng gonadotropin (GnRH)
C. Hormon sinh dục (testosterone)
D. Hormon giải phóng gonadotropin và hormon hướng sinh dục (GnRH, FSH, LH)
Trả lời: Hội chứng Kallmann là một rối loạn di truyền ngăn chặn việc bắt đầu hoặc hoàn thành dậy thì. Nguyên nhân cơ bản là do sự sản xuất hoặc hoạt động không đúng của hormon giải phóng gonadotropin (GnRH) do não thất. Do đó, đáp án chính xác cho câu hỏi này là B. Hormon giải phóng gonadotropin (GnRH).
Câu 38. Vi khuẩn nào sau đây thường gặp nhất gây ra tình trạng tắc nghẽn đường dẫn tinh?
A. Mycoplasma
B. Neisseria gonorrhoeae
C. Toxoplasma gondii
D. Ureaplasma
Câu 39. Sản phẩm chuyển hóa của testosterone có hoạt tính mạnh trên các thụ thể androgen là?
A. Estrogen
B. Estradiol
C. Dihydrotestosterone
D. Androstenediol
Trả lời: Sản phẩm chuyển hóa của testosterone có hoạt tính mạnh trên các thụ thể androgen là Dihydrotestosterone (DHT). DHEAS, DHEA và androstenedione đều là tiền chất của testosterone. Vì vậy, đáp án đúng cho câu hỏi này là C. Dihydrotestosterone.
Câu 40. Bệnh nhân trên có thể nghĩ tới chẩn đoán nào?
Bệnh nhân nam 18 tuổi. Nghề nghiêp: Học sinh. Đến khám với lý do bộ phận sinh dục không phát triền Tiền sử bản thân: con trai thứ 2 trong gia đình, sinh thường, không có bệnh lý gì đặc biệt từ nhỏ. Cách 3 tháng bệnh nhân mổ cắt u sọ hầu. Tiền sử gia đình: Bố mẹ khỏe mạnh, các anh chị em ruột đều khỏe mạnh. Khám lâm sàng: Bn cao 160cm, nặng 65kg, thể trạng trung bình, béo bụng, ngửi phân biệt mùi vị bình thường, lớp mỡ trước mu dày, bao quy đầu dài độ 4, dương vật kích thước nhỏ(2 – 2.1 – 1.9 – 4cm), tinh hoàn 2 bên trong bìu, kích thước 2 bên 8 ml, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh 2 bên sờ rõ, bìu mất sắc tố, không có nếp nhăn, lông mu Tanner 1. Xét nghiệm nội tiết: LH – 0.1 mU/ml, FSH – 0.1 mU/ml, Testosterone – 0.087 nmol/l Siêu âm tinh hoàn: Phải: 31 x 16 x 14mm: 4.9ml, Trái: 29 x 16 x 13mm: 4.3ml
A. Suy sinh dục do nguyên nhân sau tinh hoàn
B. Suy sinh dục do nguyên nhân tại tinh hoàn
C. Suy sinh dục do nguyên nhân trước tinh hoàn
D. Suy sinh dục không rõ nguyên nhân
Câu 41. Để chẩn đoán xác định cần chỉ định làm cận lâm sàng nào?
Bệnh nhân nam 18 tuổi. Nghề nghiêp: Học sinh. Đến khám với lý do bộ phận sinh dục không phát triền Tiền sử bản thân: con trai thứ 2 trong gia đình, sinh thường, không có bệnh lý gì đặc biệt từ nhỏ. Cách 3 tháng bệnh nhân mổ cắt u sọ hầu. Tiền sử gia đình: Bố mẹ khỏe mạnh, các anh chị em ruột đều khỏe mạnh. Khám lâm sàng: Bn cao 160cm, nặng 65kg, thể trạng trung bình, béo bụng, ngửi phân biệt mùi vị bình thường, lớp mỡ trước mu dày, bao quy đầu dài độ 4, dương vật kích thước nhỏ(2 – 2.1 – 1.9 – 4cm), tinh hoàn 2 bên trong bìu, kích thước 2 bên 8 ml, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh 2 bên sờ rõ, bìu mất sắc tố, không có nếp nhăn, lông mu Tanner 1. Xét nghiệm nội tiết: LH – 0.1 mU/ml, FSH – 0.1 mU/ml, Testosterone – 0.087 nmol/l Siêu âm tinh hoàn: Phải: 31 x 16 x 14mm: 4.9ml, Trái: 29 x 16 x 13mm: 4.3ml
A. Chụp MRI sọ não
B. CT-scaner ổ bụng
C. Nhiễm sắc thể đồ
D. Chụp MRI đường dẫn tinh
Câu 42. Phương pháp án điều cho bệnh nhân trên?
Bệnh nhân nam 18 tuổi. Nghề nghiêp: Học sinh. Đến khám với lý do bộ phận sinh dục không phát triền Tiền sử bản thân: con trai thứ 2 trong gia đình, sinh thường, không có bệnh lý gì đặc biệt từ nhỏ. Cách 3 tháng bệnh nhân mổ cắt u sọ hầu. Tiền sử gia đình: Bố mẹ khỏe mạnh, các anh chị em ruột đều khỏe mạnh. Khám lâm sàng: Bn cao 160cm, nặng 65kg, thể trạng trung bình, béo bụng, ngửi phân biệt mùi vị bình thường, lớp mỡ trước mu dày, bao quy đầu dài độ 4, dương vật kích thước nhỏ(2 – 2.1 – 1.9 – 4cm), tinh hoàn 2 bên trong bìu, kích thước 2 bên 8 ml, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh 2 bên sờ rõ, bìu mất sắc tố, không có nếp nhăn, lông mu Tanner 1. Xét nghiệm nội tiết: LH – 0.1 mU/ml, FSH – 0.1 mU/ml, Testosterone – 0.087 nmol/l Siêu âm tinh hoàn: Phải: 31 x 16 x 14mm: 4.9ml, Trái: 29 x 16 x 13mm: 4.3ml
A. Liệu pháp hCG.
B. Cắt đốt nội soi ngược dòng.
C. Liệu pháp thay thế testosterone.
D. Liệu pháp clomiphene
Câu 43. Bệnh nhân trên có thể nghĩ tới chẩn đoán nào?
Bệnh nhân nam 30 tuổi, đến khám với lý do mong con đầu, đã lập gia đình 2 năm, quan hệ tình dục đều không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa có con. Vợ 24 tuổi, đã khám sản phụ khoa loại trừ các yếu tố vô sinh do nữ. Bệnh nhân đến khám nam khoa lần đầu. Qua thăm khám, bệnh nhân có thể trạng trung bình (cao 172, nặng 68kg), dấu hiệu sinh dục thứ phát (lông mu, lông cơ thể, giọng nói) bình thường. Dương vật và tinh hoàn Tanner V. Ống dẫn tinh (T) sờ thấy, ống dẫn tinh (P) chỉ sờ thấy 1 đoạn ngắn từ đuôi mào tinh. Xét nghiệm tinh dịch đồ: Azoospermia (Thể tích: 0.8ml, pH=6) Các xét nghiệm nội tiết: LH=3.4 mUI/L, FSH= 7.8mUI/L, Testosterone = 14.2 nmol/L Siêu âm tinh hoàn 2 bên bình thường
A. Vô sinh do nguyên nhân sau tinh hoàn
B. Vô sinh do nguyên nhân tại tinh hoàn
C. Vô sinh do nguyên nhân trước tinh hoàn
D. Vô sinh không rõ nguyên nhân
Câu 44. Để chẩn đoán xác định cần chỉ định làm cận lâm sàng nào?
Bệnh nhân nam 30 tuổi, đến khám với lý do mong con đầu, đã lập gia đình 2 năm, quan hệ tình dục đều không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa có con. Vợ 24 tuổi, đã khám sản phụ khoa loại trừ các yếu tố vô sinh do nữ. Bệnh nhân đến khám nam khoa lần đầu. Qua thăm khám, bệnh nhân có thể trạng trung bình (cao 172, nặng 68kg), dấu hiệu sinh dục thứ phát (lông mu, lông cơ thể, giọng nói) bình thường. Dương vật và tinh hoàn Tanner V. Ống dẫn tinh (T) sờ thấy, ống dẫn tinh (P) chỉ sờ thấy 1 đoạn ngắn từ đuôi mào tinh. Xét nghiệm tinh dịch đồ: Azoospermia (Thể tích: 0.8ml, pH=6) Các xét nghiệm nội tiết: LH=3.4 mUI/L, FSH= 7.8mUI/L, Testosterone = 14.2 nmol/L Siêu âm tinh hoàn 2 bên bình thường
A. Chụp MRI sọ não
B. Xét nghiệm đột biến gen AZF
C. Nhiễm sắc thể đồ
D. Chụp MRI đường dẫn tinh
Câu 45. Phương pháp án điều cho bệnh nhân trên?
Bệnh nhân nam 30 tuổi, đến khám với lý do mong con đầu, đã lập gia đình 2 năm, quan hệ tình dục đều không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa có con. Vợ 24 tuổi, đã khám sản phụ khoa loại trừ các yếu tố vô sinh do nữ. Bệnh nhân đến khám nam khoa lần đầu. Qua thăm khám, bệnh nhân có thể trạng trung bình (cao 172, nặng 68kg), dấu hiệu sinh dục thứ phát (lông mu, lông cơ thể, giọng nói) bình thường. Dương vật và tinh hoàn Tanner V. Ống dẫn tinh (T) sờ thấy, ống dẫn tinh (P) chỉ sờ thấy 1 đoạn ngắn từ đuôi mào tinh. Xét nghiệm tinh dịch đồ: Azoospermia (Thể tích: 0.8ml, pH=6) Các xét nghiệm nội tiết: LH=3.4 mUI/L, FSH= 7.8mUI/L, Testosterone = 14.2 nmol/L Siêu âm tinh hoàn 2 bên bình thường
A. Liệu pháp hCG.
B. Cắt đốt nội soi ngược dòng.
C. Liệu pháp thay thế testosterone.
D. PESA, MESA/IVF,ICSI.
Câu 46. Ở trẻ em, nguyên nhân gây tràn dịch màng tinh hoàn thường gặp nhất là:
A. Nhiễm khuẩn
B. U tinh hoàn
C. Còn ống phúc tinh mạc
D. Chấn thương tinh hoàn
Câu 47. Chức năng của tế bào Sertoli là?
A. Biệt hóa tinh trùng
B. Bảo vệ tinh trùng
C. Bài tiết FSH
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 48. Tinh hoàn không xuống bìu để lại những hậu quả nào?
A. Teo tinh hoàn
B. Ung thư tinh hoàn
C. Vô sinh nam giới
D. Tất cả các phương án trên
Câu 49. Đặc điểm nội tiết tố của người mắc hội chứng Kallmann?
A. GnRH, FSH, LH giảm, testosterone tăng
B. GnRH, FSH, LH tăng, testosterone tăng
C. GnRH, FSH, LH tăng, testosterone giảm
D. GnRH, FSH, LH giảm, testosterone giảm
Câu 50. Cơ quan nào đóng vai trò quyết định thể tích tinh dịch mỗi lần xuất ra ở nam giới bình thường?
B. Túi tinh
C. Tinh hoàn
D. Tuyến hành niệu đạo
Câu 51. Cận lâm sàng nào sau đây dùng để chẩn đoán nguyên nhân vô sinh không có tinh trùng trước tinh hoàn?
A. MRI lồng ngực
B. MRI sọ não
C. MRI ống dẫn tinh và túi tinh
D. MRI ổ bụng
Câu 52. Nguyên nhân phát sinh hội chứng Klinefelter là do đâu?
A. Do bố bị mắc hội chứng Klinefelter truyền bệnh cho con.
B. Do mẹ bị mắc hội chứng Klinefelter truyền bệnh cho con.
C. Do tinh trùng hoặc trứng của bố hoặc mẹ phân li bất thường.
D. Do thai tiếp xúc với tác nhân gây đột biến.
Câu 53. Nguyên nhân nào sau đây gây tình trạng xuất tinh ngược dòng?
A. Các bệnh lý thần kinh
B. Các phẫu thuật sau phúc mạc
C. Các thuốc gây rối loạn chức năng cổ bàng quang
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 54. Tiên lượng của hội chứng Kallmann là?
A. Giảm tuổi thọ
B. Vô sinh nguyên phát
C. Vô sinh thứ phát
D. Điếc bẩm sinh
Câu 55. Hội chứng XYY còn gọi là hội chứng nào sau đây?
A. Hội chứng siêu nam.
B. Hội chứng Kallmann
C. Hội chứng rối loạn phát triển giới
D. Hội chứng Klinefelter.
Câu 56. Người nam, mắc hội chứng kháng androgen có công thức nhiễm sắc thể như thế nào?
A. 46,XX
B. 46,XY
C. 46,XYY
D. 46,XXY
Câu 57. Gen KAL1 (ANOS1) đột biến gây hội chứng Kallmann thuộc nhiễm sắc thể nào sau đây?
A. Nhiễm sắc thể giới tính Y
B. Nhiễm sắc thể giới tính X
C. Nhiễm sắc thể số 8
D. Nhiễm sắc thể số 3
Trả lời: Đáp án đúng là B. Nhiễm sắc thể giới tính X. Khi hội chứng Kallmann do đột biến gen ANOS1 gây ra, tình trạng này có kiểu di truyền lặn liên kết X. Gen ANOS1 nằm trên nhiễm sắc thể X, là một trong hai nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 58. Phương pháp điều trị vô sinh không có tinh trùng nguyên nhân sau tinh hoàn?
A. Điều trị bằng Cabergoline
B. Liệu pháp hCG
C. Phẫu thuật khôi phục đường dẫn tinh
D. Liệu pháp Testosterone.
Câu 59. Hội chứng nào sau đây cần chẩn đoán phân biệt với hội chứng kháng androgen hoàn toàn?
A. Hội chứng Klinefelter
B. Hội chứng Jacob
C. Hội chứng người nam 46,XX
D. Hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh
Trả lời: Hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH) cần được chẩn đoán phân biệt với hội chứng kháng androgen hoàn toàn. Vì vậy, đáp án đúng là D. Hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh. Hội chứng này là một tình trạng di truyền do sự thiếu hụt của một trong những enzyme cần thiết để sản xuất hormone cortisol và aldosterone trong tuyến thượng thận. Điều này dẫn đến sự tăng sản của hormone nam giới (androgen) và có thể gây ra các biến đổi về giới tính ở cả nam và nữ.
Câu 60. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nào sau đây gợi ý tình trạng vô sinh không có tinh trùng nghi ngờ do tắc nghẽn?
A.Thể tích tinh dịch < 1.5ml, PH > 7.0, tinh hoàn 2 bên teo nhỏ
B. Thể tích tinh dịch < 1.5ml, PH < 7.0, tinh hoàn 2 bên teo nhỏ
C. Thể tích tinh dịch < 1.5ml, PH < 7.0, tinh hoàn kích thước bình thường
D. Thể tích tinh dịch = 3.5ml, PH = 7.5, kích thước tinh hoàn nhỏ
Câu 61: Testosterone được sản xuất từ cơ quan nào?
A. Tinh hoàn
B. Tuyến yên
C. Tuyến tụy
D. Tinh hoàn và vỏ thượng thận
Câu 62: Testosterone tác động lên hệ cơ quan nào trong cơ thể?
A. Hệ cơ xương
B. Hệ sinh dục
C. Hệ nội tiết
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 63: Theo Hội y học giới tính thế giới (ISSM), xuất tinh sớm nguyên phát được định nghĩa là có thời gian xuất tinh (IELT)?
A. < 30 giây
B < 1 phút
C < 2 phút
D < 3 phút
Câu 64: Theo phân loại của Waldinger (2006), xuất tinh sớm bao gồm?
A. Xuất tinh sớm nguyên phát, xuất tinh sớm thứ phát.
B. Xuất tinh sớm nguyên phát, xuất tinh sớm thứ phát, xuất tinh sớm cảm quan.
C. Xuất tinh sớm nguyên phát, xuất tinh sớm thứ phát, xuất tinh sớm chủ quan, xuất tinh sớm không ổn định.
D. Xuất tinh sớm nguyên phát, xuất tinh sớm thứ phát, xuất tinh sớm chủ quan, xuất tinh sớm không ổn định, xuất tinh sớm có điều kiện.
Câu 65: Thuốc đầu tay được khuyến cáo trong điều trị xuất tinh sớm?
A. Paroxetine
B. Setraline
C. Dapoxetine
D. Fluoxetine
Câu 66. Bệnh nhân nam 28 tuổi, đã lập gia đình, đến khám vì lý do xuất tinh sớm với thời gian xuất tinh < 1 phút từ những lần đầu tiên quan hệ tình dục. Ham muốn tình dục và khả năng cương dương bình thường. Thăm khám không phát hiện bệnh lý nào phối hợp. Phương án điều trị nào sau đây có hiệu quả nhất?
A. Dapoxetine theo nhu cầu
B. Các thuốc SSRI tác dụng chậm liều hàng ngày
C. Tư vấn tâm lý
D. Các thuốc PDE5-i
Câu 67: Chống chỉ định của liệu pháp thay thế testosterone là?
A. Ung thư tiền liệt tuyến
B. Đái tháo đường type II
C. Bệnh mạch vành
D. Loãng xương
Câu 68. Các triệu chứng gợi ý tới suy sinh dục ở giai đoạn tiền dậy thì là?
A. Tinh hoàn nhỏ, hay mệt mỏi, béo phì
B. Tinh hoàn nhỏ, ngực to, lông mu thưa
C. Giảm hoặc không có ham muốn tình dục, béo phì, rối loạn cương dương
D. Giảm hoặc không có ham muốn tình dục,hay mệt mỏi, ngực to
Câu 69. Hãy nêu chẩn đoán cho bệnh nhân dưới?
Bệnh nhân nam 48 tuổi, đã lập gia đình, có 2 con, đến khám vì lý do xuất tinh sớm trong 1 năm nay với IELT= 3-4 phút, thời gian trước IELT= 10-15 phút. Ngoài ra bệnh nhân có các triệu chứng của rối loạn cương dương (cương khó, độ cứng không đạt, khó khăn trong việc duy trì độ cương, dễ mềm khi đang quan hệ tình dục). Tình trạng rối loạn cương diễn ra 2 năm nay, biểu hiện rõ ràng hơn trong 1 năm nay.
A. Xuất tinh sớm nguyên phát
B. Xuất tinh sớm thứ phát
C. Xuất tinh sớm chủ quan
D. Xuất tinh sớm không ổn định
Câu 70: Để điều trị xuất tinh sớm phương án điều trị nào sau đây phù hợp với bệnh nhân trên?
Bệnh nhân nam 48 tuổi, đã lập gia đình, có 2 con, đến khám vì lý do xuất tinh sớm trong 1 năm nay với IELT= 3-4 phút, thời gian trước IELT= 10-15 phút. Ngoài ra bệnh nhân có các triệu chứng của rối loạn cương dương (cương khó, độ cứng không đạt, khó khăn trong việc duy trì độ cương, dễ mềm khi đang quan hệ tình dục). Tình trạng rối loạn cương diễn ra 2 năm nay, biểu hiện rõ ràng hơn trong 1 năm nay.
A. Dapoxetine theo nhu cầu
B. Dùng kem Lidocaine
C. Tư vấn tâm lý
D. Điều trị rối loạn cương dương trước.
Câu 71: Hội chứng đường tiểu dưới gồm những triệu chứng nào?
A. Triệu chứng kích thích và tắc nghẽn
B. Triệu chứng tắc nghẽn và sau tiểu
C. Triệu chứng kích thích và sau tiểu
D. Triệu chứng kích thích, tắc nghẽn, và sau tiểu
Trả lời: Hội chứng đường tiểu dưới (LUTS) rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Triệu chứng của đường tiểu dưới thường được chia thành nhóm triệu chứng về tống xuất (tắc nghẽn) và nhóm triệu chứng về chứa đựng (kích thích). Triệu chứng tống xuất (tắc nghẽn đường tiểu) bao gồm: Dòng tiểu yếu đi, tiểu khó, tiểu ngắt quãng. Triệu chứng kích thích bao gồm: Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, són tiểu và tiểu đêm. Vì vậy, câu trả lời đúng nhất là A. Triệu chứng kích thích và tắc nghẽn.
Câu 72: Thụ thể thần kinh Alpha-1 được phân bố tại?
A. Dương vật
B. Tuyến tiền liệt
C. Cơ bàng quang
D. Tất cả đáp án trên
Câu 73: Thuốc nào sau đây không dùng để điều trị rối loạn cương dương?
A. Sildenafil
B. Papaverin
C. Alprostadil
D. Dapoxetine
Câu 74: Các thuốc ức chế PDE5-i chống chỉ định tuyệt đối khi dùng phối hợp với?
A. Thuốc chẹn alpha
B. Thuốc ức chế men chuyển
C. Thuốc chẹn kênh calci
D. Thuốc nhóm nitrate
Câu 75: Bộ câu hỏi nào sau đây không dùng để đánh giá mức độ nặng cũng như đáp ứng điều trị của bệnh nhân rối loạn cương dương?
A. PEDT
B. IIEF
C. SEP2
D. GAQ
Trả lời: PEDT (Premature Ejaculation Diagnostic tool) là bộ câu hỏi xác định người đàn ông có vấn đề về xuất tinh hay không1.
Câu 76: Chu kỳ đáp ứng tình dục ở người bao gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Trả lời: Có 4 giai đoạn đáp ứng tình dục bao gồm ham muốn, kích thích, cực khoái và thỏa mãn2.
Câu 77: Trong các thuốc nhóm ức chế PDE5, thuốc nào được khuyến cáo dùng liều nhỏ duy trì hàng ngày để điều trị rối loạn cương dương ?
A. Sildenafil
B. Tadalafil
C. Vardenafil
D. Avanafil
Trả lời: Trong các thuốc nhóm ức chế PDE5, thuốc Tadalafil được khuyến cáo dùng liều nhỏ duy trì hàng ngày để điều trị rối loạn cương dương. Tadalafil, liều thấp 2,5-5 mg, được dùng hàng ngày, uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày, không liên quan đến thời gian hoạt động tình dục. Liều dùng hàng ngày có thể cho những bệnh nhân cần điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Vậy nên, câu trả lời cho câu hỏi của bạn là B. Tadalafil.
Câu 78: Thiết bị hút chân không là lựa chọn tốt nhất để điều trị rối loạn cương dương trong các trường hợp?
A. Bệnh nhân lớn tuổi
B. Quan hệ tình dục không thường xuyên
C. Có các bệnh lý phối hợp, hoặc chống chỉ định với các phương pháp điều trị khác
D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 79: Chống chỉ định sử dụng các thiết bị hút chân không để điều trị rối loạn cương trong trường hợp?
A. Bệnh mạch vành
B. Rối loạn đông máu
C. Đái tháo đường
D. COPD
Trả lời: Áp lực hút của máy nếu quá lớn sẽ gây xuất huyết dưới da, vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân có rối loạn đông máu.
Câu 80: Một bệnh nhân nam 22 tuổi, đi khám với phàn nàn xuất tinh trước khi mình mong muốn trong khoảng 2 tháng trở lại. Thời gian xuất tinh khoảng 7-10 phút. Qua thăm khám không phát hiện các bệnh lý phối hợp. Phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất ?
A. Dapoxetine theo nhu cầu
B. Các thuốc SSRI tác dụng chậm liều hàng ngày
C. Tư vấn tâm lý
D. Các thuốc PDE5-i
Câu 81: Bệnh lý tiết niệu có thể là yếu tố nguy cơ của rối loạn cương dương, ngoại trừ:
A. LUTS
B. Hội chứng đau vùng chậu mạn tính
C. Sỏi thận
D. Viêm bàng quang kẽ
Câu 82: Thuốc ức chế PDE-5 điều trị RLCD có tác dụng cải thiện LUTS là vì?
A. LUTS do rối loạn cương gây nên
B. Thuốc có thể cùng tác động lên thụ thể Alpha-1 nằm ở dương vật và tuyến tiền liệt
C. Thuốc làm điều hòa hoạt động của cơ bàng quang
D. Thuốc làm giảm co thắt cơ cổ bàng quang
Trả lời: Các chất ức chế Phosphodiesterase5 (PDE5-Is) như Tadalafil có thể làm giãn cơ trơn của niệu đạo và tuyến tiền liệt qua cơ chế tác động vào đường dẫn tín hiệu nitric oxide cyclic-guanine monophosphate (NO/cGMP). Vì tính chất này, tadalafil đã được FDA chấp thuận điều trị LUTS/BPH, rối loạn cương dương (ED) và tăng huyết áp động mạch phổi và PDE5-Is đã được công nhận trong các hướng dẫn do Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản (JUA) và Hiệp hội Nhi khoa Châu Âu (EAU).3
Câu 83: Tác dụng không mong muốn khi sử dụng liệu pháp sóng xung kích để điều trị rối loạn cương dương ?
A. Đau đầu
B. Đỏ bừng mặt
C. Đau mỏi cơ
D. Rối loạn sắc tố võng mạc
Trả lời: Liệu pháp sóng xung kích có hiệu quả cao hơn khi điều trị rối loạn cương dương do mạch máu. Cụ thể, là sự kích thích làm tăng sản xuất nitric oxide – chất có tác dụng làm giãn mạch máu, đưa máu vào dương vật nhiều hơn. Ngoài ra, sóng xung kích còn hoạt hóa con đường cascade nội bào (intracellular cascade pathways) giúp tăng giải phóng yếu tố tăng sinh mạch máu. Vì thế, dẫn tới hình thành thêm các vi mạch giúp lượng máu bơm vào dương vật tăng lên và cải thiện khả năng cương cứng của dương vật. Tuy nhiên, hiệu quả của liệu pháp sóng xung kích với các nguyên nhân khác của rối loạn cương dương vẫn còn được xem xét.
Câu 84: Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng chất ức chế PDE5, ngoại trừ ?
A. Đau đầu
B. Đỏ bừng mặt
C. Đau mỏi cơ
D. Rối loạn sắc tố võng mạc
Câu 85: Các công cụ nào sau đây được dùng để đánh giá khả năng xuất tinh của nam giới:
A. IELT, MELT, AELT, OELT
B. IELT, IIEF, PEDT, AELT
C. AELT, MELT, IIEF, PEDT
D. AELT, IIEF, OELT, IELT
Câu 86: Trong các thuốc nhóm ức chế PDE5, thuốc nào khởi phát tác dụng nhanh nhất ?
A. Sildenafil
B. Tadalafil
C. Vardenafil
D. Avanafil
Trả lời: Avanafil có thể bắt đầu tác dụng sau 30 phút và có thể được dùng 15 phút trước khi giao hợp1. Trong khi đó, Sildenafil bắt đầu tác dụng sau 120 phút. Vì vậy, Avanafil (D) khởi phát tác dụng nhanh nhất trong các thuốc nhóm ức chế PDE5 trên.
Câu 87: Theo EAU 2018, suy sinh dục được phân loại thành?
A. Suy sinh dục nguyên phát, suy sinh dục thứ phát
B. Suy sinh dục nguyên phát, suy sinh dục thứ phát, suy sinh dục hỗn
C. Suy sinh dục nguyên phát, suy sinh dục thứ phát, suy sinh dục hỗn hợp, suy sinh dục tại cơ quan đích
D. Suy sinh dục nguyên phát, suy sinh dục thứ phát, suy sinh dục hỗn hợp, suy sinh dục vô căn
Trả lời: Theo hướng dẫn điều trị của Hội Niệu khoa Châu Âu (EAU), suy sịnh dục nam có thể được phân loại dựa trên nguyên nhân tiềm tàng thành nguyên phát, nếu là hậu quả của rối loạn chức năng tinh hoàn, hoặc thứ phát nếu do rối loạn chức năng tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.
Suy sinh dục nguyên phát còn được gọi là thiểu năng sinh dục cường gonadotropin, do tuyến yên cố gắng đáp ứng với tình trạng rối loạn chức năng tinh hoàn bằng cách tăng cường kích thích trung ương. Ngược lại, trong thiểu năng sinh dục thứ phát, tinh hoàn không được kích thích đủ bởi gonadotropin, thường có mức gonadotropin thấp xuống không tương xứng hoặc bình thường.
Vì vậy, đáp án chính xác là A. Suy sinh dục nguyên phát, suy sinh dục thứ phát.
Câu 88: Nhận định nào sau đây về khả năng đáp ứng tình dục là chính xác?
A. Đều diễn ra lần lượt theo 4 giai đoạn của chu kỳ đáp ứng tình dục
B. Giai đoạn cực khoái thường xảy ra đồng thời ở hai giới
C. Thời gian trơ sau khi cực khoái ở hai giới là như nhau
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 89: Thuốc có tác dụng phụ gây rối loạn phóng tinh nhiều nhất?
A. Alfuzosin
B. Doxazosin
C. Tamsulosin
D. Terazosin
Trả lời: Nguồn tham khảo: Huang, Shih-Tsung. “Impacts of medical treatments for lower urinary tract symptoms suggestive to benign prostatic hyperplasia on male sexual functions.” Urological Science 27.1 (2016): 3-7.4
Câu 90: Vấn đề cần lưu ý khi điều trị thuốc nhóm PDE5 và chẹn alpha l?
A. Tiểu không tự chủ
B. Rối loạn xuất tinh
C. Hạ huyết áp tư thế
D. Đau nhức xương khớp
Câu 91: Các triệu chứng suy giảm Testosterone gồm?
A. Giảm ham muốn tình dục
B. Mệt mỏi
C. Rối loạn cương dương
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 92: Triệu chứng nào xuất hiện đầu tiên khi suy giảm Testosterone?
A. Rối loạn cương dương
B. Giảm ham muốn tình dục
C. Xuất tinh sớm
D. Xuất tinh chậm
Câu 93: Suy sinh dục nam được định nghĩa là?
A. Định lượng testosterone trong máu giảm
B. Suy giảm chức năng của tinh hoàn
C. Một hội chứng gây ra bởi sự thiếu hụt androgen có tác động đến nhiều cơ quan và làm suy giảm chất lượng cuộc sống
D. Suy giảm chức năng tình dục ở nam giới
Câu 94: Đặc điểm của testosterone đường uống?
A. Đáp ứng lâm sàng rất tốt
B. Gây kích ứng dạ dày
C. Duy trì nồng độ testosterone ổn định trong máu
D. Không ảnh hưởng đến chức năng gan
Câu 95: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn tới tình trạng suy sinh dục thứ phát?
A. Tinh hoàn ẩn
B. Hội chứng người nam mang NST 46 XX
C. Hội chứng Kallmann
D. U tế bào Leydig
Câu 96: Một trong những nguyên nhân gây suy sinh dục thứ phát thường gặp nhất ?
A. Cường giáp
B. U tuyến thượng thận
C. Cường prolactin máu
D. Xoắn tinh hoàn
Câu 97: Yếu tố nào sau đây không dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn ở nữ giới?
A. Mãn kinh
B. Do thuốc
C. Hưng cảm
D. Rối loạn lo âu
Câu 98: Chống chỉ định điều trị của liệu pháp thay thế testosterone?
A. Suy tuyến yên
B. Dậy thì muộn
B. Dậy thì muộn
D. Hiếm muộn ở nam giới
Câu 99: Bệnh La Peyronie thường xảy ra ở lứa tuổi nào?
A. 10 – 15 tuối
B. 20 – 30 tuổi
C. 30 – 40 tuổi
D. 40 – 70 tuổi
Câu 100: Các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy giảm testosterone ở nam giới ?
A. Suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, bệnh mạch vành
B. Động kinh, sử dụng ma túy, rối loạn thần kinh thực vật
C. Hút thuốc lá, COPD, sỏi thận
D. Béo phì, đái tháo đường type II, hội chứng chuyển hóa
Câu 101: Bệnh lý di truyền dẫn tới suy sinh dục nguyên phát ?
A. Hội chứng Kallmann
B. Hội chứng Klinefelter
C. Hội chứng Prader-Willie
D. Hội chứng Russel-Silver
Câu 102: Rối loạn tình dục nào ít phổ biến nam giới?
A. Rối loạn cương dương
B. Xuất tinh sớm
C. Giảm ham muốn
D. Đau khi quan hệ
Câu 103: Bệnh nhân trên nghĩ tới chẩn đoán ?
Bệnh nhân nam 26 tuổi, đi khám với lý do dương vật kích thước nhỏ. Qua thăm khám thấy dương vật kích thước nhỏ, lông sinh dục thưa, tinh hoàn hai bên kích thước 2ml. Xét nghiệm nồng độ Testosterone = 7.51 ng/dL , LH = 20,62mU/mL và FSH = 50,21mU/mL.
A. Suy sinh dục nguyên phát
B. Suy sinh dục thứ phát
C. Suy sinh dục hỗn hợp
D. Suy sinh dục do cơ quan đích
Câu 104: Xét nghiệm nào tiếp theo để xác định nguyên nhân ?
Bệnh nhân nam 26 tuổi, đi khám với lý do dương vật kích thước nhỏ. Qua thăm khám thấy dương vật kích thước nhỏ, lông sinh dục thưa, tinh hoàn hai bên kích thước 2ml. Xét nghiệm nồng độ Testosterone = 7.51 ng/dL , LH = 20,62mU/mL và FSH = 50,21mU/mL
A. Chụp MRI sọ não
B. Định lượng hormone tuyến giáp
C. Nhiễm sắc thể đồ x
D. Định lượng số vòng lặp CAG của gene mã hóa AR(androgen receptor)
Câu 105: Phương pháp điều trị cho bệnh nhân trên ?
Bệnh nhân nam 26 tuổi, đi khám với lý do dương vật kích thước nhỏ. Qua thăm khám thấy dương vật kích thước nhỏ, lông sinh dục thưa, tinh hoàn hai bên kích thước 2ml. Xét nghiệm nồng độ Testosterone = 7.51 ng/dL , LH = 20,62mU/mL và FSH = 50,21mU/mL
A. hCG hoặc GnRH x
B. Thuốc ức chế PDE5
C. Liệu pháp thay thế testosterone
D. Clomiphene hoặc Tamoxiphene
Câu 106: Các yếu tố nào sau đây cần theo dõi khi điều trị thay thế testosterone?
A. Hematocrit, hemoglobin, PSA
B. FT3, FT4, TSH
C. Urea, creatinin, Uric acid
D. GnRH, LH, FSH
Câu 107: Vai trò của bạn tình trong điều trị xuất tinh sớm ở nam giới ?
A. Hỗ trợ trong việc chẩn đoán
B. Hỗ trợ trong lựa chọn phương pháp điều trị
C. Hỗ trợ theo dõi điều trị
D. Cả 3 phương án trên
Câu 108: Chống chỉ định tuyệt đối khi điều trị liệu pháp thay thế Testosterone?
A. Hct ≥ 55%
B. Có triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu nặng ở các bệnh nhân u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
C. Suy tim NYHA I/II
D. COPD
Câu 109: Các yếu tố nguy cơ dấn tới cong dương vật mặc phải ?
A. Đái tháo đường
C. Thuốc lá, bia rượu
D. Cả 3 phương án trên
Câu 110: Cận lâm sàng cần làm để đánh giá bệnh nhân rối loạn cương dương trước khi điều trị?
A. Nội tiết tố
B. Siêu âm Doppler mạch máu dương vật
C. Chụp mạch
D. Tinh dịch đồ
Câu 111: Một trong những nguyên nhân của xuất tinh sớm đó là?
A. Sự suy giảm các chất trung gian trong hệ dẫn truyền Serotonin
B. Sự suy giảm các chất trung gian trong hệ dẫn truyền Epinerphrine
C. Sự suy giảm các chất trung gian trong hệ dẫn truyền Dopamine
D. Sự suy giảm các chất trung gian trong hệ dẫn truyền Acetylcholine
Câu 112: Thuốc nào sau đây không được khuyến cáo trong điều trị xuất tinh sớm?
A. Lorazepam
B. Clomipramine (TCA)
C. Kem Lidocaine
D. Dapoxetine
Cậu 113: Theo DSM-V, thời gian tối thiểu để chẩn đoán XTS là?
A. 1 tháng
B. 3 tháng
C. 6 tháng
D. 12 tháng
Trả lời: Các tiêu chí xuất tinh sớm theo DSM-5 (The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition ) đang được nhiều tác giả sử dụng gồm:
- Trong tất cả hoặc hầu hết (75-100%) các lần quan hệ, thì xuất tinh xảy ra trong vòng 1 phút sau khi dương vật thâm nhập âm đạo và trước khi bản thân mong muốn.
- Các rối loạn trên đã kéo dài trong ít nhất 6 tháng .
- Tình trạng trên là nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng cho bản thân
Câu 114: Thuốc được cấp phép sử dụng trong điều trị XTS là ?
A. Priligy (Dapoxetin ở dạng muối hydrochlorid)
B. EMLA
C. Zoloft
D. Alprostadil
Câu 115: Khi đánh giá nam giới xuất tinh sớm, thông tin nào sau đây cần phải khai thác?
A. Thời gian khởi phát xuất tinh sớm
B. Tình trạng quan hệ tình dục
C. Thời gian quan hệ tình dục
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 116: Thuốc nào trong nhóm PDE5 không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn giàu chất béo?
A. Avanafil
B. Vardenafil
C. Tadalafil
B. Sildenafil
Câu 117: Dapoxetine được khuyến cáo trong điều trị xuất tinh sớm với liều khởi đầu là?
A. 20mg
B. 30mg
C. 60mg
D. 100mg
Câu 118: Khi thăm khám bệnh nhân rối loạn cương dương trên lâm sàng cần chú ý tới?
A. Các dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, thần kinh
B. Các dấu hiệu của suy sinh dục
C. Các bất thường tuyến tiền liệt
D. Tất cả các phương án trên
- https://bacsidanang.com/cong-cu-chan-doan-xuat-tinh-som-pedt/ [↩]
- https://bacsidanang.com/sinh-ly-tinh-duc-va-cac-giai-doan-cua-mot-cuoc-yeu/ [↩]
- Efficacy and safety of PDE5-Is and α-1 blockers for treating lower ureteric stones or LUTS: a meta-analysis of RCTs [↩]
- https://www.slideshare.net/PhuocDatYC/an-ton-trn-tim-mch-v-chc-nng-tnh-dc-ca-cc-thuc-a1b-trn-bnh-nhn-lutsbph [↩]