TRUYỀN MÁU HOÀN HỒI BẰNG MÁY CELLSAVER

blank
5/5 - (1 bình chọn)

TRUYỀN MÁU HOÀN HỒI BẰNG MÁY CELLSAVER

Truyền máu hoàn hồi là phương pháp dừng chính máu của người bệnh huyền qua một thiết bị máy cell saver, máu được quay ly tâm loại bỏ các hồng cầu vỡ, Hb tự do… chỉ giữ lại hồng cầu và rất Ít huyết tương truyền hở lại cho bệnh nhân. Phương pháp này đặc biệt hữu ích vì có thể hoàn hồi đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể, hạn chế tối đa nhu cầu huyền máu, tránh được những biến chứng nguy hiểm của phương pháp truyền máu đồng nhóm cổ điển, đặc biệt là bệnh lý miễn dịch do truyền máu đồng nhóm ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, giúp giảm áp lực thiếu máu cho bệnh nhân cũng như ngành y tế nói chung.

Vì vậy sự ra đời của máy cell saver đã đóng một vai hò rất quan họng hong việc truyền máu hoàn hồi hong mổ hoặc sau mổ mang lại những hiệu quả đáng kể và tránh được những nguy cơ truyền máu đồng nhóm.

I. Nguyên tắc hoạt động

1. Nguyên tắc hoạt động:

– Dùng ống hút thu thập máu từ phẫu trường đưa vào bình chứa, sau đó quay ly tâm để tách riêng hồng cầu, lọc rửa hồng cầu tạo ra sản phẩm hồng cầu sạch truyền hở lại cho bênh nhân. Chương trình hoạt động được cài đặt sẵn, có thể vận hành tự động hoặc bằng tay tùy theo yêu cầu.

2. Tính năng:

Cung cấp cho bệnh nhân hồng cầu sạch của chính họ đã qua lọc rửa, có khả năng chuyên chở oxy cao. Hồng cầu sạch này chứa rất ít các yếu tố đông máu đã hoạt hóa với các ưu điểm.

• Loại trừ KS tồn lưu, mảnh xương vụn, hạt mở.

• Loạitrừphầnlớnhemoglohintựdo.

• Loại trừ chất chống đông.

• Loại trừ kali ngoại bào.

• Loại trừ các chất đệm hồng cầu.

• Giảm số ngày nằm viện cho bệnh nhân.

• Hiệu quả kinh tế cao do giảm các chi phí sàng lọc phục vụ cho việc truyền máu thông thường.

II. Chỉ định và chống chỉ đỉnh

1. Chỉ định

• Phẫu thuật cấp cứu:

Chấn thương vỡ tạng đặc như vỡ lách, vỡ gan.

Xuất huyết nội do thai ngoài cấp cứu vỡ, nang hoàng thể xuất huyết, vỡ phình ĐM lớn như ĐM chủ bụng, động mạch chủ ngực, động mạch đùi… vểt thương ngực: tràn máu màng phổi, máu dẫn lưu thông màng phổi, vết thương tim (cân nhắc lợi ích giữa việc truyền máu cứu mạng bệnh nhân và nhiễm trùng do vết thương hở).

• Phẫu thuật chương trình: các loại phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao nhiều như: PT động mạch lớn, thay quai động mạch, phình ĐM chủ bụng, ĐM chủ ngực, PT tim, PT bắc cầu mạch vành, ghép gan, thay khớp. Phẫu thuật thần kinh, cột sống phức tạp.

2. Chống chỉ định

– Bệnh nhân không đồng ý.

– Tình trạng xuất huyết nội lâu (> 8 giờ).

– Xuất huyết nội kèm với các dị nguyên như nhiễm trùng, nước ối, nước tiểu, dịch tiêu hóa trong trường họp có võ rỗng kèm theo.

– Trường họp vỡ tạng đặc gây xuất huyết nội do u ác tính (cân nhắc lợi ích và nguy cơ).

III. Chuẩn bị cho một quy trình truyền máu hoàn hồi bằng máy cell saver

1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:

• Đánh giá bệnh nhân có đúng chỉ định để truyền máu hoàn hồi.

• Ước lượng số lượng máu mất đủ để khởi động quy trình truyền máu.

2. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho quy trinh truyền máu hoàn hồi:

• Heparin 12500 đv cho vào chai Natriclorua 0,9 %/500ml.

• Natriclorua 0,9% (chai 500 hoặc 1000 ml) dùng để cho quá trình lọc rửa hồng cầu. Thông thường sử dụng khoảng 1000 ml/1 lần quay ly tâm.

• Bộ vât tư tiêu hao: bình thu thập, bộ ống đôi hút dịch máu từ phẫu trường và đường truyền chứa heparine, bộ xử lý chính như là hệ thống ống dẫn, chén ly tâm (125 ml và 250 ml), túi chứa dịch đã xử lý và túi sản phẩm (hổng cầu đã rửa).

• Gắn các bộ phận vào máy.

• Bật nút khởi động.

3. Quy trình truyền máu hoàn hồi:

3.1. Thu thập dịch máu từ phẫu trường

– Bât nút khởi động máy.

– Gắn bình thu thập máu từ phẫu trường, kết nối với dây hút áp lực âm ở đầu màu vàng và ống hút đôi ở đầu màu xanh. Ống hút đôi là một ống hút dịch máu từ phẫu trường đồng thời hòa trộn vói chất chống đông cho vào bình chứa.

Lưu ý: việc hút và thu thập máu từ phẫu trường vào bình chứa là cần thiết, tuy nhiên lượng máu có thể không đủ nhiều để đủ dể cho một lần xử lý. Vì vậy ta chưa cần thiết phải lắp bộ phận xử lý vào máy.

3.2. Quay ly tâm

– Gắc chén quay ly tâm khi máu thu thập khoảng 800 ml (hoặc > 400 ml khi mổ thai ngoài tử cung, nang hoàng thể vỡ).

– Sau khi đã gắn bộ xử lý vào máy, chén ly tâm sẽ kết nổi với 03 bộ phận là bình thu thập ở nút màu đỏ, với 02 chai Natrichlorid 0,9% để rửa và túi sản phẩm (hồng cầu đã xử lý)

– Nhấn phím start.

– Có thể vận hành quy trình ly tâm theo chế độ tự động (thường khi bình thu thập đủ 800 ml( hoặc bang tay) tùy theo lượng máu và tính chất cuộc mổ.

Lưu ý: kiểm tra tình trang vấy nhiễm do vỡ tạng rỗng trước khi quyết đinh truyền máu.

3.3. Ly tâm và tách lớp các thành phần trong bầu ly tâm

Quá trình ly tâm làm cho hồng cầu tạo thành lớp nằm ở dưới bầu ly tâm, trong khi huyết tưorng và các chất dịch tạo thành lóp nằm phía trên và được đẩy dần lên cao, về phía lõi của bầu ly tâm và đi ra ngoài vào túi thải.

3.4. Rửa hồng cầu

Giai đoạn này bầu ly tâm giữ lại hồng cầu, lọc rửa các thành phần như mảnh xưorng vụn, hemoglobin tự do, tiểu cầu và chất chống đông.

3.5. Đưa hồng cầu lắng ra túi sản phẩm

Hồng cầu sau khi được lọc rửa sẽ được chuyển lên túi đựng sản phẩm và truyền vào cho bệnh nhân.

Lưu ý đặc biệt:

– Cài đặt áp lực hút trong khoảng -80 đến -150mmHg, không được lớn hon 200mmHg

– Dung dịch chất chống đông được đề nghị là 30000 đv/1 lít nước muối sinh lý

– Dung dịch citrate có thể được dừng làm chất chống đông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Văn Bình và cộng sự (2013). Hiệu quả hồi truyền máu bằng máy cell saver ở bệnh nhân mổ thai ngoài tử cung vỡ và nang hoàng thể xuất huyết2008-2013.

2. Nguyễn Thi Thanh (2008). Đánh giá quá trình sử dụng máy cell saver tại bệnh viện nhân dân gia đinh năm 2008.

3. Quy trình sử dụng máy cell saver của công ty heamonetis.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com