PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VAN CHỦ I. Hở van chủ
– Trong mọi trường hợp phải phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
– Phải tầm soát nguyên nhân ừong điều trị.
• Thay van chủ đặt ra:
• Điều trị tận gốc hở van chủ.
• Thay van cơ học hay sinh học tùy căn nguyên cơ địa bệnh nhân.
• Phẫu thuật Ross: thay thế van chủ bằng van phổi.
• Chỉ định cấp cứu với hở van chủ cấp do bởi các van nguyên nhân nặng, luôn cần thiết phải can thiệp ngoại khoa (bóc tách động mạch chủ, chấn thương, rách van do nhiễm trùng).
• Chỉ định không cấp cứu đối với hở chủ mạn tính. Hở van chủ phải được phẫu thuật khi:
* Hở van chủ có triệu chứng và thể trạng toàn thân cho phép can thiệp.
* Hở chủ không triệu chứng và
• Đường kính cuối tâm thu >55mm.
* Đường kính cuối tâm trương >70mm.
* Phân suất tống máu giảm hơn 5% trên 2 lần kiểm tra trong 1 năm.
* Xuất hiện loạn nhịp thất nặng và mới.
* Trường hợp đặc biệt của hở chủ gây nên bởi bệnh lý dãn vòng van, kích thức của gốc động mạch chủ được theo dõi liên tục định kỳ. phẫu thuật thay van chủ theo Bentall được chỉ định nếu như động mạch chủ ngốc ngang mức Valsava đo được >50mm.
– Điều trị nội:
• Thường thực hiện trong khi chờ đợi phẫu thuật.
• Hồ trợ huyết động (vận mạch) trong trường hợp hở chủ cấp.
• Điều trị thuốc dãn mạch (IEC, ức chế calcium) ừong các trường hợp hở chủ mạn, giảm đề kháng hệ thống, vì vậy làm tăng cung lượng và giảm ừào ngược van chủ.
II. Hẹp van chủ
– Điều trị phẫu thuật là điều trị hiệu quả duy nhất.
• Hẹp van chủ có triệu chứng hoặc
• Hẹp khít không triệu chứng.
• Thay van cơ học hay van sinh học.
– Hẹp van chủ không triệu chứng không khít: theo dõi đều đặn bằng siêu âm Doppler mỗi 6 tháng, đề phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
– Các yếu tố tiên lượng trước phẫu thuật.
• Phân loại theo NYHA.
• Tuổi.
• Phân suất tống máu thất trái trước máu.
• Phối hớp với hở chủ.
III. Điều trị ngoại khoa
1. Chỉ định ngoại khoa:
a. Lựa chọn thay van:
– Tiêu chuẩn:
• Tuổi thọ ước tính của bệnh nhân.
• Nguy cơ của việc dùng kháng đông lâu dài.
• Tuổi thọ của van.
– Van cơ học:
• Tuổi thọ van dài hơn là lợi điểm.
• Sử dụng kháng đông.
• Thường được sử dụng.
– Van sinh học:
• Thích ứng với bệnh nhân lớn tuổi và không dùng thuốc kháng đông.
• Chỉ định trên bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên.
2. Các bước thực hiện: thay van chủ:
– Thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể.
– Bảo vệ cơ tim.
– Mở động mạch chủ.
– Bộc lộ van thương tổn.
– Cắt bỏ van chủ thương tổn.
– Đo đạc vòng van.
– Khâu chỉ vào vùng van thay thế.
– Gắn van vào vùng van.
– Đóng động mạch chủ.
– Đuổi khí cắt buồng tim, cho tim đập lại.
IV. Diễn tiến hậu phẫu và kết quả: kết quả lâu dài
1. Van cơ học:
– INR: từ2-2.5.
– Thuyên tắc van: từ 0.6-1 % bệnh nhân/năm.
– Huyết khối: 0.4% bệnh nhân/năm.
– Chảy máu liên quan đến kháng đông: 0.9% bệnh nhân/năm.
2. Van sinh học: tỉ lệ tái phát sau 10 năm.
– Thuyên tắc – huyết khối: 94%.
– Viêm nội tâm mạc: 95%.
• →Tuổi bệnh nhân tại thời điểm phẫu thuật là yếu tố chính của tuổi thọ van (derability).
• Tỉ lệ ngẫu nhiên: < 55 tuổi: 75%.
• Thoái hóa mô: >55 tuổi: 93% sau 10 năm theo dõi.
V. Ghép mạch máu đồng loại
– Mảnh ghép đồng loại được bảo quản đông lạnh.
– Biến chứng chính: thoái hóa mảnh ghép.
– Giới hạn chính: nguồn cung ứng mảnh ghép đồng loại.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.