ĐIỀU TRỊ GÃY KHUNG CHẬU

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY KHUNG CHẬU 1. ĐẠI CƯƠNG

Khung chậu gồm có 2 xương chậu, tiếp giáp với nhau ở phía trước là khớp mu, tiếp giápvới xương cùng ở phía sau là khớp cùng chậu hai bên, tạo thành vòng chậu.Mỗi bên có ổ cối là thành phần của khớp háng.

Gãy khung chậu: là gãy hên vòng chậu, có thể ở một điểm hay nhiều điểm. Thường do cơ chế chấn thương manh hay có tổn thương phối hợp như CT ngực, bụng, tiết niệu sinh dục. Thường mất nhiều máu, dễ gây biến chứng sốc- tử vong.

2. PHÂN LOẠI GÃY KHUNG CHẬU

- Nhà tài trợ nội dung -

Gãy một phàn khung chậu: như gãy một phần cánh chậu, gãy một cành xương mu. Không làm mất vững khung chậu.

Gãy khung chậu thực sự: làm mất vững khung chậu.

Do 3 cơ chế chấn thương:

o Lực ép trước-sau: có thể một bên hoặc hai bên, ví như “mở quyển sách”

* Lực tác động một bên có thể gây toác xương mu và tổn thương dây chằng cùng chậu trước cùng bên.

* Lực tác động hai bên có thể gãy 4 cánh xương mu và toác khớp mu.

o Lực ép bên: lực dồn nén từ một bên, ví như “khép quyển sách”

Gãy hai cành xương mu cùng bên với di lệch chồng ngắn.

Tổn thương dây chằng cùng chậu sau, dây chằng cừng-gai và dây chằng cùng-ụ ngồi.

o Lực xé dọc: như té cao tì trên 1 chân làm một bên xương chậu di lệch lên trển.

Tổn thương toác khớp mu hay gãy 2 cành xương mu, gãy cánh chậu sau hoặc trật khớp cùng chậu.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Triệu chứng lâm sàng:

• Sưng to và bầm tím vùng chậu.

• Bầm máu vùng tầng sinh môn.

• Có thể biến dạng chân xoay trong, xoay ngoài hoặc ngắn chi.

• Ep và bửa hai mào chậu gây đau.

3.2 Cận lâm sàng:

• Xquang chẩn đoán gãy khung chậu. Có ba tư thế:

+ tư thế thẳng.

+ tư thế inlet.

+ tư thế outlet.

4. BIẾN CHỨNG GÃY KHUNG CHẬU

Có hai loại biến chứng:

4.1. Biến chứng sớm

– Sốc chấn thương: do mất máu và đau.

– Vỡ bàng quang.

– Đứt niệu đạo sau.

– Tổn thương mạch máu lớn vùng chậu.

– Thủng trực tràng.

– Gãy hở khung chậu.

4.2. Biến chứng muộn: do can lệch

– Hẹp tiểu khung (kiểu gãy khép quyển sách) gây sinh đẻ khó.

– Hẹp vùng cổ bàng quang gây phẫu thuật niệu đạo khó.

– Chân ngắn, đi khó, biến dạng cột sống.

5. ĐIỀU TRỊ GÃY KHUNG CHẬU: cần ưu tiên điều trị các biến chứng và các tổn thương đi kèm. về gãy khung chậu có thể điều trị bảo tồn hay phẫu thuật.

5.1. Điều trị bảo tồn:

Nằm nghỉ tại giường, từ 2-4 tuần, cho các gãy ít di lệch và tương đối vững.

Nằm treo võng để sửa di lệch toác khớp mu.

Kéo tạ liên tục qua định xuyên hai lồi cầu xương đùi để sửa các di lệch lên trên. Cố định ngoài (CĐN) khung chậu: giảm đau, giảm chảy máu, sửa các biến dạng xoay trong hay xoay ngoài. Một số hạn chế của CĐN: không dùng được khi có gãy cánh chậu, khả năng sửa các biến dạng lên trên rất kém, cần theo dõi nhiễm trùng chân định.

5.2. Điều trị phẫu thuật: kết hợp xương bên trong các gãy khung chậu

Chỉ định khi gãy khung chậu có di lệch mà không thể nắn chỉnh bằng cố định ngoài.

Thường áp dụng khi có trật khớp cùng chậu, toác khớp mu hay gãy cánh chậu phức tạp.

Phương tiện kết hợp xương thông thường là nẹp tạo hình và vít 3.5.

Một số đường mổ đặc biệt dùng cho khung chậu, có thể vào lối trước hay lối sau. Nẹp ốc khung chậu

Tài liệu tham khảo

1. Canale Terry s., Beaty James H. Campbelĩs operative Orthopaedics, llth ed. Philadelphia, Mosby Elvesier 2007; vol(3):p3309 -3352

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com