HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SUY THƯỢNG THẬN CẤP

blank
Đánh giá nội dung:

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SUY THƯỢNG THẬN CẤP

PHẠM VI ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ:

Các khoa lâm sàng tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định

II. ĐỊNH NGHĨA:

- Nhà tài trợ nội dung -

– Là một cấp cứu nội khoa, có thể gây tử vong.

– Xảy ra khi nhu cầu về hormon của cơ thể vượt quá khả năng sản xuất của tuyến thượng thận:

+ Do thiếu cortisol là chủ yếu.

+ Kèm thêm thiếu aldosteron ở mức độ ít hơn.

III. NGUYÊN NHÂN:

STT cấp/ Tuyến thượng thận bình thường:

Xuất huyết hay tạo huỵết khối TTT:

– Nhiễm trùng huyết do não mô cầu, phế cầu trùng, pseudomonas

– Chấn thương hay phẫu thuật

– Chụp ĐM, TM thận, TT có cản quang có thể gây tai biến huyết tắc, xuất huyết

– Điều trị bằng thuốc kháng đông

Do STT chức năng: Bệnh lý nhiễm trùng nặng, ngộ độc nặng

Bn ↓dự trữ Thượng thận do các nguyên nhân khác

– Dừng những thuốc ngăn sự tổng hợp hormon (mitotan, ketoconazol)

– Hoặc những thuốc làm tăng chuyển hoá hormon ( phenytoin, Rifampin)

STT Cấp/Tuyến thượng thận bệnh lý

– Cơn STT cấp của bệnh Addison (khi có stress, chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng)

– Cơn STT sau cắt bỏ TTT hay điều trị thuốc kháng cortisol tổng hợp (Mitotan, aminoglutethimid, ketoconazol)

STT Cấp/STT thứ phát

– Suy tuyến yên do u bướu chèn ép hoặc các bệnh lý khác

– Suy tuyến yên do ngưng corticoid đột ngột sau khi điều trị kéo dài hoặc thêm stress

V. CHẨN ĐOÁN:

1. Lâm sàng:

– Mệt, yếu, buồn nôn, nôn, đau khớp, đau cơ, chán ăn, giảm tập trung, trì trệ tâm thần.

– Mất nước, tụt HA, sốt nhẹ, các dấu hiệu khác của bệnh tự miễn.

2. Cận lâm sàng:

• Cortisol/máu : < 80 nmol/1 nghi ngờ suy thượng thận (nếu > 550 nmol/L loại trừ STT).

• Test Synacthen TB (tiêm TM 250μg Corticotropin) nếu kết quả Cortisol/máu không rõ ràng: Cortisol/máu tại thời điểm 60p > 550mmol/L loại trừ STT nguyên phát.

• Test Hạ ĐH khi có nghi ngờ STT thứ phát

3. Chẩn đoán

– Bệnh cảnh, tiền căn

– Lâm sàng

– Đo nồng độ cortisol/máu

– Cảm nghĩ lâm sàng quan trọng và phải quyết định điều trị ngay trước khi có kết quả xét nghiệm.

V. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:

1. Nguyên tắc điều trị

a. Là cấp cứu nội khoa, điều trị ngay khi có nghi ngờ

b. Nhanh chóng nâng lượng Glucocorticoides lưu hành trong máu và bồi hoàn nước, điện giải

c. Điều trị hỗ trợ: hạ HA, hạ ĐH, tăng K máu

d. Tìm và điều trị các yếu tố thúc đẩy

2. Bù Coticoid: cho sau khi lấy máu XN cortisol

– Nếu BN không năng, nên làm test kích thích ACTH.

– Hydrocortisone 100mg mỗi 6-8g, IM nếu không tiêm mạch được.

– Nếu TCLS chưa ổn, tiếp tục dùng Hydrocotisone. liều 200-400/ngày

– Sau 24g, giảm liều hydrocortisone 50 mg TB/6g, sau đó chuyển uống, 40 mg sáng – 20mg vào 18g. Sau đó giảm nhanh 20mg lúc thức dậy và 10 mg 18g chiều.

– Mineralocorticoides : không dùng trong STTTP và khi chưa giảm liều Hydrocortisone 100 mg/ngày

+Florinef 0.05 – 0.1mg/ngày uống

+DOCA(Desoxycorticosterone Acetate) 2.5 – 5mg/12-24g TB

– HA được cải thiện sau 4 – 6 g nếu chẩn đoán chính xác.

3. Bù nước và điện giải:

– BN mất trung bình #20% thể tích dịch ngoại bào (3-4 lít):

– Giờ đầu bù 1 lít, 2-3 lít còn lại truyền trong 8 giờ kế tiếp.

– Dùng N,G5% nếu có hạ ĐH

– Bù dịch dựa vào CVP, HA, M, điện giải, thể tích nước xuất nhập, chức năng thận

– Điều trị các tình trạng đi kèm như nhiễm trùng có thể góp phần trong STT cấp.

VI. LƯU ĐỒ XỬ TRÍ:

VII. TIÊN LƯỢNG:

– Nguyên nhân chính gây tử vong là choáng và loạn nhịp tim do tăng K+ máu.

– Hạ ĐH góp phần xấu cho dự hậu.

– Nếu chẩn đoán đúng, sớm và điều trị tích cực đa số BN sẽ qua khỏi

VIII. PHÒNG NGỪA:

1. Giáo dục sức khỏe BN:

– Sử dụng corticoides đúng chỉ định.

– BN suy TT hay đang dừng corticoides nên có thẻ bệnh lý mang theo (liều thuốc đang dùng, địa chi cần liên hệ).

2. Nếu đang dùng corticoides + cảm cúm nhẹ nên tăng liều thuốc gấp đôi trong 3 ngày.

3. Nếu sang chấn nặng, có ói mửa -> dùng hydrocortisone TM 50-1 OOmg và truyền dịch.

4. BN có thể tự tiêm bắp Dexamethasone 4mg, sau đó đến cơ quan y tế hay BS chuyên khoa (vùng xa).

5. Phẫu thuật ở BN STT: TB hay TM 50-100mg hydrocortisone ngaỵ trước mổ và tiếp theo liều điều trị suy TT mạn 15-30mg/ngày (BN có thể trở lại liều thuốc cũ sau 3 -4 ngày nếu PT không biến chứng)..

IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyễn Thy Khuê: Nội tiết học đại cương 2007.

2. Basic & Clinical Endocrinology, 8111 Edition, 2010.

3. Acute endocrinology, 2008.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com