BƠM THUỐC, HÓA CHẤT VÀO BÀNG QUANG Ở ĐÀ NẴNG

blank
Đánh giá nội dung:

Bơm thuốc,  hóa chất vào bàng quang là phương pháp điều trị đưa các thuốc vào cơ thể người bệnh qua bàng quang để điều trị bổ trợ, dự phòng tái phát tại chỗ.

CHỈ ĐỊNH

– Các trường hợp có chỉ định điều trị bơm hóa chất bàng quang. Chỉ định cụ thể sẽ do bác sĩ chuyên khoa cân nhắc theo loại bệnh, giai đoạn bệnh, mục đích điều trị, thể trạng người bệnh, các bệnh kèm theo, chức năng các cơ quan, bộ phận, các hóa chất đã điều trị trước đó.v.v

– Các người bệnh ung thư cần có chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học chưa xâm lấn cơ.

- Nhà tài trợ nội dung -

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ loại thuốc nào sử dụng trong phác đồ điều trị.

– Ung thư bàng quang giai đoạn đã xâm lấn lớp cơ.

– Các bệnh cấp tính bàng quang khác, chảy máu bàng quang.

CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

– Bác sỹ : 01

– Điều dưỡng : 01

Điều dưỡng viên đội mũ, mặc áo choàng, đeo kính, đeo khẩu trang bảo hộ và rửa tay.

2. Phương tiện

– Xe đẩy đựng dụng cụ.

– Khay đựng dụng cụ vô khuẩn.

– Các dụng cụ cần thiết cho bơm nội bàng quang

– Thuốc hóa chất và các thuốc hỗ trợ.

– Bộ chống sốc phản vệ.

– Các túi, hộp đựng rác thải theo phân loại.

3. Người bệnh

– Giải thích về thủ thuật, các công việc, các bước tiến hành và các biến chứng có thể xảy ra để người bệnh biết và chuẩn bị tâm lý.

– Hướng dẫn người bệnh các việc cần thiết để phối hợp thực hiện.

– Người bệnh nghỉ ngơi tại giường.

– Người bệnh nên uống đầy đủ, đi đại tiểu tiện trước khi truyền.

4. Hồ sơ bệnh án

Bệnh án cần được làm đầy đủ thủ tục hành chính, ghi nhận xét trong quá trình khám, điều trị và ghi y lệnh đầy đủ theo quy chế bệnh án.

BƠM THUỐC, HÓA CHẤT VÀO BÀNG QUANG Ở ĐÀ NẴNG

Xem thêm: Vai trò của bơm bàng quang với hỗn hợp axit Hyaluronic và Chondroitin trong điều trị viêm bàng quang

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Nơi tiến hành

Tiến hành tại buồng thủ thuật sạch sẽ.

2. Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ về chẩn đoán, chỉ định thuốc, liều dùng, đường dùng. Tuân thủ 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trong suốt thời gian thực hiện y lệnh.

3. Kiểm tra người bệnh

– Hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng của người bệnh.

– Đo mạch, nhiệt độ huyết áp, nhịp thở

– Phát hiện các bất thường và báo cho bác sỹ

4. Chuẩn bị trước bơm thuốc, hóa chất nội bàng quang

– Sát khuẩn nút chai dung dịch, nút các lọ thuốc nếu các nút này hở.

– Pha thuốc hóa chất trong buồng pha thuốc, tránh gây ô nhiễm môi trường.

– Các thuốc thông thường có thể pha bên ngoài hoặc trong buồng pha thuốc.

– Cần pha đúng lượng thuốc với đúng loại dịch và số lượng dịch ghi trong y lệnh.

– Ghi và dán nhãn vào chai thuốc đã pha: trên nhẫn ghi: họ và tên người bệnh, tuổi, số bệnh án, số giường, buồng, tên thuốc,  giờ bắt đầu, giờ kết thúc, họ và tên bác sĩ cho thuốc, họ và tên điều dưỡng thực hiện.

– Các thuốc hóa chất cần che ánh sáng cần có túi hoặc vải che lọ thuốc thích hợp.

5. Tiến hành

– Người bệnh nằm ở tư thế sản khoa.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng gạc thấm dung dịch sát trùng.

– Ống sonde được bôi trơn bằng gen bôi trơn, đưa ống sonde bàng quang qua đường niệu đạo bàng quang, kiểm tra  và cố định sonde

– Bơm rửa sạch bàng quang , sau đó bơm thuốc hóa chất vào bàng quang ( loại thuốc hóa chất số lượng, thời gian lưu tùy theo mục đích điều trị )

– Rút sonde bàng quang sau khi bơm xong thuốc hóa chất nội bàng quang

6. Dọn dẹp, bảo quản dụng cụ

– Dọn dẹp dụng cụ vào đúng nơi quy định.

– Rửa sạch các dụng cụ, lau khô, tiệt khuẩn.

– Ghi hồ sơ: ngày, giờ tiêm truyền: giờ bắt đầu và giờ kết thúc. Các phản ứng của người bệnh, các biến chứng (nếu có). Tên điều dưỡng thực hiện.

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

Trong 24- 48 giờ :

– Nhiệt độ, Huyết áp, toàn trạng

–  Tính chất , màu sắc nước , số lượng nước tiểu

–  Tình trạng bụng( đau, phản ứng thành bụng)

–  Theo dõi tác dụng phụ của thuốc hóa chất và phản ứng dị ứng

2. Xử trí tai biến

– Nếu người bệnh bị phản ứng với bất kỳ thuốc nào, báo cáo với bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý phù hợp.