CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

blank
Đánh giá nội dung:

BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1- ĐẠI CƯƠNG:

Bệnh thường xảy ra ở các mạch máu có đường kính lớn hơn 30µm.

Định nghĩa: Đái tháo đường là một trong các yếu tố nguy cơ lớn gây ra xơ vữa động mạch. Xơ vữa xảy ra sớm, thường xuyên hơn, lan rộng hơn và ảnh hưởng đến các động mạch ở xa.

- Nhà tài trợ nội dung -

Nguyên nhân: do viêm xơ vữa vôi hóa mạn tính nội mạc hệ động mạch Phân loại:

– Bệnh động mạch vành.

– Bệnh mạch máu não.

– Bệnh động mạch ngoại biên

2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN:

2.1. Bệnh sử:

2.1.1. Bệnh động mạch vành: (tham khảo :cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim)

– Cơn đau thắt ngực điển hình khi gắng sức

– Đột quỵ do nhồi máu cơ tim

2.1.2. Bệnh mạch máu não: (tham khảo :tai biến mạch máu não và đột quỵ)

2.1.3. Bệnh mạch máu ngoại biên: (tham khảo: bệnh mạch máu ngoại biên)

– Đau cách hồi chi

– Đau chi ngay cả khi nghỉ

– Hoại thư khô vùng ngọn chi

– Loét nhiễm trùng bàn chân

– Bất lực ở nam giới

2.2. Khám lâm sàng:

– Cơn đau thắt ngực.

– Triệu chứng suy tim cấp.

– Dấu hiệu thần kinh định vi.

– Mất mạch ở chi.

– Teo cơ ở chi.

2.3 Cận lâm sàng:

– Siêu âm Doppler mạch máu

– MSCT-A mạch máu chi, mạch vành tim, mạch máu vùng cổ

– DSA mạch vành, mạch não

3. CHẨN ĐOÁN:

– Bệnh nhân đái tháo đường đã được xác định qua khám chuyên khoa.

– Có dấu hiệu lâm sàng biểu hiện bệnh lý mạch máu ngoại biên.

– Các dấu hiện cận lâm sàng cho thấy có tổn thương hệ động mạch ngoại biên có đường kính lớn hơn 30μm.

4. ĐIỀU TRỊ:

4.1 Nguyên tắc điều trị:

– Giáo dục sức khỏe và thay đổi lối sống ( bỏ thuốc lá, theo đúng chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường…).

– Điều trị rối loạn lipoprotein.

– Sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.

4.2 Điều trị cụ thể:

– Điều trị nội khoa theo chuyên khoa nội tiết.

– Điều trị ngoại khoa hay bằng các phương pháp ít xâm lấn đối với từng loại thương tổn mạch máu ngoại biên khác nhau.

– Điều trị các bệnh lý khác đi kèm.

5. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM:

5.1. Theo dõi bệnh:

– Theo dõi bệnh qua những lần thăm khám định kỳ bao gồm việc :

+ Đánh giá tình trạng chung;

+ Tình trạng đái tháo đường,

+ Tình trạng thiếu máu nuôi chi.

5.2. Tái khám :

– Trung bình tái khám 01 tháng/lần.

– Với các trường hợp bệnh nhân có nhiều bệnh kèm theo cần phối hợp với các chuyên khoa khác trong theo dõi và phối hợp điều trị.

5.3. Tiêu chuẩn nhập viện.

– Tình trạng đường máu khó kiểm soát, không ổn định.

– Tình trạng thiếu máu nuôi chi, có hay chưa có biến chứng hoại tử chi.

5.4. Tiêu chuẩn xuất viện:

– Tỉnh trạng chung của bệnh nhân ổn.

– Các thông số đánh giá tình trạng đái tháo đường ổn.

– Tình trạng mạch máu nuôi chi được cải thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1- Herbert D.Aronow and Kenneth Ouriel (2005); Management of Complication: Surgical and Endovascular; Manual of Peripheral Vascular Intervention; Lippincott Williams &Wilkins; pp 344-360.

2- Kozak G.P., Campbell D.R., Frykberg R.G., Habershaw G.M., (1995), Management of diabetic footproblems, W.B. Saunders company.

3- Khaled M., Ziada, Jeffrey W.O., (2005),Noninvasive Evaluation of Arterial Disease; Manual of Peripheral Vascular Intervention; Lippincott Williams &Wilkins; pp8-35.

4- Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quí Châu và CS (2011); Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa; Nhà xuất bản y học, Tr 423-426.

5- Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quí Châu và CS (2011); Biến chứng mạch máu → nhỏ do đái tháo đường; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa; Nhà xuất bản y học, Tr 427-432.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com