CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CƠN BÃO GIÁP TRẠNG

blank
Đánh giá nội dung:

CƠN BÃO GIÁP TRẠNG

Cơn bão giáp trạng là tình trạng mất bù của cường giáp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được điều trị tỷ lệ tử vong lên tới 80 – 100%, nếu được điều trị tỷ lệ này còn 15- 50%.

CHẨN ĐOÁN CƠN BÃO GIÁP TRẠNG

1. Bệnh sử:

- Nhà tài trợ nội dung -

Có hội chứng cường giáp trước đó, bướu cổ, lồi mắt.

2. Lâm sàng:

– Hội chứng cường giáp nặng, diễn tiến đột ngột.

– Sốt (37,8- 41 °C).

– Rối loạn tri giác: lo lắng, kích động, lú lẫn, mê sảng, hôn mê.

– Nhịp tim nhanh không tương xứng với tình trạng tăng nhiệt độ, thường nhịp tim từ 120 – 200 lần/ phút, có thể có loạn nhịp tim.

– Vàng da, vàng mắt nhẹ. Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói.

– Triệu chứng nhược cơ.

3. Cận lâm sàng:

– FT3 tăng, FT4 tăng, TSH giảm.

– SGOT, SGPT tăng. Bilirubin huyết thanh tăng.

– Đường huyết có thể tăng.

– Giảm Natri máu, tăng Calci máu .

ĐIỀU TRỊ CƠN BÃO GIÁP TRẠNG

1. Bảo đảm hô hấp tuần hoàn:

– Thở oxy

– Cân bằng nước điện giải: bù nước mất bằng dung dịch Glucose và Natrichlorua đẳng trương. Bù điện giải theo ion đồ máu.

2. Thuốc kháng giáp tổng hợp:

❖PTU (Propylthiouracil): 1200- 1500 mg/ ngày, với liều đầu 300- 400 mg. Liều tiếp theo 200 mg/ mỗi 4 giờ.

– Hoặc có thể dùng Neomercazol liều đầu 30- 40 mg sau đó 20- 30 mg/ mỗi 8 giờ trong ngày đầu. Các ngày sau sử dụng liều 30- 6- mg/ ngày.

– Hoặc Methimazole: tổng liều 120 mg/ ngày, chia liều 20 mg uống mỗi 4 giờ. ❖Dung dịch Lugol 1% 3- 5ml/ ngày uống sau khi đã uống KGTH ít nhất là 1 giờ.

hoặc NaI: 1 gam truyền tĩnh mạch chậm/ mỗi 8- 12 giờ hoặc 0,25 gam tĩnh mạch mỗi 6 giờ.

3. Thuốc kháng tác dụng Hormon tuyến giáp ở mô ngoại biên:

– Propanolol (nếu không có CCĐ) 40- 80 mg/ mỗi 4- 6 giờ uống hoặc Propanolol tiêm tĩnh mạch chậm 1 mg/ mỗi phút, tăng thận trọng 1 mg mỗi phút cho đến liều tối đa 0,15 mg/ kg cân nặng. Có thể lặp lại liều này sau 4 giờ nếu cần.

❖ Hoặc:

– Reserpin: Liều đầu 1- 5 mg TB. Sau đó liều 1- 2,5 mg/ mỗi 4- 6 giờ TB.

– Dexamathason 2mg/ mỗi 6 giờ- uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Hoặc Hydrocortison 50- 100 mg/ mỗi 6- 8-giờ tiêm mạch.

4. Điều trị khác:

– Hạ sốt tích cực:

+ Acetaminophen, không sử dụng Aspirin.

+ Để BN nằm phòng lạnh, lau mát.

+ Nếu không hết sốt, có thể dùng Chlopromazin 25- 50 mg tiêm bắp hoặc uống mỗi 6 giờ.

– Ngừa hạ đường máu.

– Điều trị suy tim nếu có.

– Tìm và điều trị các yếu tố thúc đẩy: nhiễm trùng, chấn thương, nhiễm độc thai nghén…

5. Diễn tiến với điều tri:

– Sau khi phối hợp điều trị bằng propylthiouracil, dung dịch iod và dexamethason nồng độ T3 trở về bình thường sau 24- 48 giờ.

– Khi lâm sàng ổn định giảm dần liều dexamethason, iod.

– PTU sẽ được dùng tiếp tục cho đến khi chuyển hóa về gần bình thường, lúc đó sẽ ngưng iod.

Tài liệu tham khảo

1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), Nội Tiết Học Đại Cương, Nxb Y học, TpHCM

2. Phác đồ điều trị phần nội khoa, Bệnh viện Chợ Rẫy (2013), Nxb Y học, TpHCM

3. Alvin C. Powers, Diabetes Mellitus. Harrison’s Endocrinology, McGrawHill, second edition, 2010.

4. David G. Gardner, Dolores Shoback Greenspan’s Basic & Clinical Endocrinology (9th edition).

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com