CƯỜNG GIÁP
Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến hậu quả sản xuất hormon giáp T4 và /hoặc T3 nhiều hơn bình thường.
CHẨN ĐOÁN CƯỜNG GIÁP
Dựa vào sự kết hợp giữa các dấu hiệu lâm sàng và định lượng hormon FT4, T3,
TSH.
– Mệt mỏi, gầy sụt cân nhanh.
– Rối loạn điều hòa nhiệt:
+ Không chịu nóng, bàn tay ấm, ẩm.
+ Ra nhiều mồ hôi
– Hồi hộp, nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rung nhĩ.
– Bồn chồn, dễ kích động, mất ngủ, kém tập trung, vô cảm.
– Run đầu ngón tay, yếu cơ hoặc có thể teo cơ.
– Tăng nhu động ruột, có thể tiêu chảy .
– Rối loạn kinh nguyệt ở nữ và có thể giảm khả năng tình dục ở nam.
❖ Định lượng nồng độ hormon giáp / máu: FT3, F T4 tăng, TSH giảm.
❖ Siêu âm tuyến giáp: có tăng lưu lượng máu.
ĐIỀU TRỊ CƯỜNG GIÁP:
Có 3 phương pháp điều trị: Nội khoa, phẫu thuật, Iod đồng vị phóng xạ.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, tuổi, điều kiện của bệnh nhân.
1. Điều tri nội khoa:
Tỉ lệ tái phát cao 35-50% sau ngưng thuốcThuôc kháng giáp tổng hợp:
Điều trị tấn công | Điều trị duy trì | |||
Các loại thuốc |
Liều tấn công (mg/ngày) |
Thời gian (tuần ) |
Liều duy trì (mg /ngày) |
Thời gian (tháng) |
Nhóm thiouracil: |
||||
-MTU (methythiouracil) -PTU (propylthoracil) |
400-600 300-600 |
4-6 4-6 |
50-100 50-100 |
16-18 16-18 |
-BTU (benzylthioracil) Basdène |
150-200 |
4-6 |
25-50 |
16-18 |
Nhóm imidazol: | ||||
-CARBIMAZONLE |
30-60 |
4-6 |
50-10 |
16-18 |
– METHIMAZOLE |
20-60 |
4-6 |
50-10 |
16-18 |
❖ Thuốc chống biểu hiện cường giao cảm:
– Ức chế β giao cảm: Propranolol: Liều thông dụng 40-120 mg/ngày, chia
4-6 lần.. .(nếu không có chống chỉ định)
❖ Thuốc điều trị hỗ trợ: an thần, vitamin nhóm B và chế độ nghỉ ngơi
– Nếu BN có suy tim thì điều trị như suy tim thông thường.
Theo dõi: – Cải thiện về lâm sàng.
– Theo dõi điều trị : XN công thức bạch cầu, số lượng bạch cầu hạt, FT3, FT4, TSH .
2. Phương pháp phẫu thuật:
Tỉ lệ tái phát 20%.
• Chỉ định: Điều trị nội khoa thất bại, bướu giáp quá lớn, bướu giáp nhân độc nghi ngờ ung thư, không dung nạp thuốc.
Phải điều trị nội khoa đưa về bình giáp trước khi tiến hành phẫu thuật.
• Theo dõi sau phẫu thuật: Triệu chứng lâm sàng và FT4, TSH; nên đánh giá 4-6 tuần sau phẫu thuật.
3. Phương pháp xạ tri:
Suy giáp thường xuất hiện muộn, khoảng 25-50% vào 7-10 năm sau.
• Chỉ định: Các trường hợp đều có thể điều trị bằng phương pháp này, trừ khi có chống chỉ định. Phương pháp này an toàn đối với người trên 40 tuổi.
• Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em. Cân nhắc khi chỉ định cho người trẻ tuổi.
• Theo dõi: nồng độ FT4 và TSH sau 6 tháng/ mỗi năm sau điều trị.
Tài liệu tham khảo
1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), Nội Tiết Học Đại Cương, Nxb Y học, TpHCM
2. Phác đồ điều trị phần nội khoa, Bệnh viện Chợ Rẫy (2013), Nxb Y học, TpHCM
3. Alvin C. Powers, Diabetes Mellitus. Harrison’s Endocrinology, McGrawHill, second edition, 2010.
4. David G. Gardner, Dolores Shoback Greenspan’s Basic & Clinical Endocrinology (9th edition).
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.