CHẨN ĐOÁN, HÓA TRỊ, XẠ TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP

blank
Đánh giá nội dung:

UNG THƯ TUYẾN GIÁP

I. ĐẠI CƯƠNG UNG THƯ TUYẾN GIÁP

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có 2 thùy phải và trái, nối với nhau bởi một eo tuyến giáp, có 2 động mạch chính nuôi tuyến giáp: Động mạch giáp trên xuất phát từ động cảnh ngoài. Động mạch giáp dưới xuất phát từ động mạch thân giáp cổ. Ngoài ra có thể có động mạch giáp giữa từ thân động mạch tay đầu hay cung động mạch chủ đi lên phía trước khí quản vào eo tuyến giáp.

Tĩnh mạch tuyến giáp tạo nên đám rối ở mặt trước ngoài mỗi thùy. Từ đó xuất phát các tĩnh mạch giáp trên và tĩnh mạch giáp giữa đổ vào tĩnh mạch cảnh trong.

- Nhà tài trợ nội dung -

Bạch huyết: Các mạch bạch huyết đổ vào cổ ngang nhóm gai, nhóm cảnh (trên, giữa, dưới), nhóm cạnh khí quản và trước khí quản.

II. DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN

Theo Hiệp hội quốc tế phòng chống ung thư , ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Ung thư tuyến giáp có ở mọi lứa tuổi nhưng có hai độ tuổi hay mắc đó là ở từ 7-20 tuổi và từ 40-65 tuổi.

Ở hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp không tìm được nguyên nhân bệnh sinh. Tuy nhiên người ta thấy có một số yếu tố liên quan đến ung thư tuyến giáp gồm: Bệnh nhân đã được điều trị bằng xạ trị lúc bé, khi có u đơn nhân giáp; Sau vụ thả bom nguyên tử của Mỹ ở Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) và sau vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl người ta thấy tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp trạng tăng nhanh ở các vùng này; Bệnh nhân sống gần biển, nơi có đủ iod trong thực phẩm, khi có u đơn nhân giáp thường dễ bị ung thư hơn so với những nơi thiếu iod; Gặp nhiều hơn ở bệnh nhân có u đơn nhân hoặc đa nhân tuyến giáp (chiếm khoảng 25- 30% các u đơn nhân giáp ở trẻ em là ung thư).

III. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN GIÁP

3.1 . Lâm sàng

Ung thư tuyến giáp thường tiến triển âm, có tỷ lệ cao với bệnh u giáp thể nhân (đơn nhân hay đa nhân). Trên lâm sàng thường gặp tuyến giáp to, có biểu hiện một hoặc nhiều nhân, u cứng, bờ rõ, bề mặt nhẩn hay ghồ ghề, di động khi bệnh nhân nuốt, gặp u ở 1 hoặc 2 bên thùy, hoặc ở vùng eo. Khi u lớn có biểu hiện:

– Khối u cứng, cố định trước cổ.

– Khàn tiếng, có thể khó thở.

– Đỏ da, sùi loét, chảy máu.

Hạch: Đa số hạch cùng bên, vùng cảnh thấp, thượng đòn có khi có hạch góc hàm, cổ đối bên. Một số ít có hạch trước khi tìm thấy u nguyên phát mật độ rắn, di động, to chậm, không đau. Nếu các triệu chứng trên đây xuất hiện là giai đoạn khá muộn. Vì vậy cần phải để ý đến những bệnh nhân có các yếu tố có liên quan nhiều đến ung thư trên bệnh nhân có u tuyến giáp gồm:

– Bệnh nhân nam giới.

– Bệnh nhân sống gần biển, nơi có đủ Iod trong thực phẩm (đặc biệt là bướu giáp thể nhân).

– Có khoảng 30% có u giáp thể nhân là ung thư ở trẻ em.

– Bệnh nhân đã được xạ trị vùng đầu cổ lúc còn bé, có khi có u giáp đơn nhân…

3.2. Cận lâm sàng

– Thường áp dụng kỹ thuật chọc hút bằng kim nhỏ tại u và hạch

– Sinh thiết u bằng kim là xét nghiệm rất có ích cho chẩn đoán với kỹ thuật hoàn hảo với các chuyên gia có kinh nghiệm chẩn đoán chính xác được khoảng 90%

– Sinh thiết lạnh

– X-quang xác định khối u có chèn ép vào khí quản, thực quản, di căn xương, hay phát hiện dấu hiệu nhiễm vôi của tuyến giáp.

– Xạ hình tuyến giáp

– Chụp bằng chất đồng vị phóng xạ thường dùng I131 toàn bộ cơ thể sẽ phát hiện di căn xa.

– Siêu âm tuyến giáp.

– Định lượng Calcitonin do tế bào C hay tế bào cận nang tiết ra, chỉ xuất hiện trong ung thư biểu mô thể tủy.

– Định lượng FT3, FT4 và TSH để chẩn đoán phân biệt với bệnh Basedow.

– Chụp CT Scanner và cộng hưởng từ

– Chụp PET-CT

3.3. Phân chia giai đoạn bệnh TNM (AJCC-2010); Theo Hiệp hội ưng thư Hoa Kỳ 2002.

Thể nhú và nang

– Với nhóm bệnh nhân dưới 45 tuổi

Giai đoạn I: Bất kỳ T Bất kỳ N Mo

Giai đoạn II: Bất kỳ T Bất kỳ N MI

– Với nhóm bệnh nhân trên 45 tuổi

Oiai đoạn I:

TI

No

Mo

Giai đoạn II:

T2

No

Mo

Giai đoạn III:

T3

No

Mo

TI

Nla

Mo

T2

Nla

Mo

T3

Nla

Mo

Giai đoạn IVA:

T4a

No

Mo

T4a

Nla

Mo

TI – T4a

Nlb

Mo

Giai đoạn IVB:

T4b

bất kỳ N

Mo

Giai đoạn IVC:

bất kỳ T .

bất kỳ N

. MI

T4a: u kích thước bất kì, vượt qua bao giáp xâm lấn tới phần mềm dưới da, thanh quản, khí quản, thực quản hoặc dây thanh quản quặt ngược.

T4b: Ư xâm lấn bao cân trước sống hoặc bao bọc xung quanh động mạch cảnh hoặc mạch trong trung thất

Thể tủy (mọi lứa tuổi)

Giai đoạn I:

TI

No

Mo

Giai đoạn II:

T2,T3

No

Mo

Giai đoạn nỉ:

T1,T2,T3

Nla

Mo

Giai đoạn IVA:

T4a

No, Nla

Mo

Ti, T2, T3, T4a

Nlb

Mo

Giai đoạn IVB:

T4b

bất kỳ N

Mo

Giai đoạn IVC:

bất kỳ T

bất kỳ N

MI

IV. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP

4.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật đóng vai trò quyết định trong điều trị ung thư tuyến giáp trạng thể biệt hóa có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau được áp dụng tùy theo kích thước, vị trí, tuổi và tình trạng di căn. Phẫu thuật có thể là: cắt thùy giáp , cắt tuyến giáp toàn phần, cắt tuyến giáp gần toàn phần. Đối với hạch cổ khi đã có di căn thì vét hạch làm giảm tái phát tại chỗ nhưng không cải thiện được thời gian sống thêm của bệnh nhân.

4.2. Điều trị bảo tồn nội tiết tố

TSH là một loại hormon của tuyến yên có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào lành và ác tính của tuyến giáp do đó nó giảm được tỷ lệ tái phát tại chổ và di căn xa. Tác dụng này có thể đạt được bằng hormon tuyến giáp ngoại sinh. Thông thường dùng liều hàng ngày từ 200-250pg Levothyroxin (T4) là có thể ức chế được tuyến yên tiết TRH (Thyrotropin – releasing hormone) Tuy nhiên liều đáp ứng tối đa phụ thuộc vào từng cá thể. Ngoài levothyroxin (T4) có thể dùng T3 thay thế ( Liothyroxin).

4.3. Điều trị xạ trị

Thường điều trị bằng I131 (RAI – Radioactive – iodine) cho các trường hợp ung thư tuyến giáp biệt hóa còn sót bệnh sau mổ, bệnh đã di căn xa và các trường hợp ung thư đã xâm lấn tại chỗ. Trước khi điều trị bằng RAI, bệnh nhân phải được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân không được điều trị nội tiết sau mổ để đảm bảo iod có thể tập trung được vào tế bào u cùng với TSH nội sinh đạt được nồng độ cao nhất. Liều RAI thường dùng từ 50-15mCl tùy theo kích thước và mức độ xâm lấn của u.

4.4. Điều trị hóa trị

– Đơn hóa trị

– Điều trị đa hóa trị

V. TIÊN LƯỢNG VÀ THEO DÕI UNG THƯ TUYẾN GIÁP

5.1. Tiên lượng

+ Thể nhú sống sau 5 năm là: 80-90%.

+ Thể nang sống sau 5 năm là: 50-70%.

+ Thể tủy sống sau 5 năm là: 40%.

+ Thể không biệt hóa sau 5 năm chiếm dưới 50%.

Các yếu tế

Tiên lượng tốt

Tiên lượng xấu

1. Tuổi

-Tuổi <45

-Tuổi >45

2. Giới

-Nữ

– Nam

3. Kích thước u

– u < 4cm

– u>4cm, vỏ bao bị xâm lấn

4. Thể giải phẫu bệnh

– Thể nhú hoặc/và nang

– Thể tủy, không biệt hóa

5. Di căn hạch cổ

– Không

-Có

6. Di căn xa

– Không

-Có

7. Tính chất u

-M ộ t u

– Nhiều u

8.Tiền sử tiếp xúc với xạ trị

. – Không

-Có

5.2. Theo dõi

– Tiêu chuẩn nhập viện : Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng xác định bệnh

– Theo dõi sau mổ :

+ Khám tại chỗ phát hiện tái phát và di căn hạch cổ 2 bên.

+ Chụp X-quang phổi phát hiện di căn.

+ Định lượng hormon tuyến giáp tăng với bệnh nhân đã cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ tái phát.

+ Khi không còn mô tuyến giáp, dù lành hay ung thư, lượng hormon tuyến giáp sẽ giảm xuống. Khi hormon tuyến giáp tăng trở lại, gợi ý tới bệnh tái phát.

+ Xạ hình I131 để đánh giá tái phát và di căn.

+ Đối với thể tủy, đánh giá dịch kỳ Calcitonin và CEA để phát hiện tái phát.

– Tiêu chuẩn xuất viện:

+ Tình trạng chung của bệnh nhân ổn.

+ Các xét nghiệm liên quan, chức năng tuyến giáp trở lại mức bình thường.

– Tái khám : sau mỗi tháng.

5.3. Phòng bệnh

– Sử dụng iod có thể giảm tỷ lệ mắc ung thư giáp thể nang.

– Tránh xạ trị vùng tuyến giáp ở trẻ nhỏ để giảm nguy cơ ung thư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gerald P. Hurphy et al : American cancer society textbook of dinical oncology, second edition 2008.

2. Gtance J. l. A. : Cancer staging handbook from the ẠỊCC Manual;seventh Edition 2010; pp 49-79.

3. Graeme. J Poston; R Daniel Beauchamp; Theoj H Rers: Textbook of Surgical Oncology. Inform Heal thecare 2007.

4. Nguyễn Bá Đức và cộng sự : Ung thư tuyến giáp trạng, Hướng dẫn thực hành chẩn đoán điều trị ung thư ; Nhà xuất bán Y học – 1999.

5. Kidiar Pardier et al;Cancer management; Amultidisdplinary approach 7th Edition 2007 ó.Vincenti Devita: Suzanne 0. Conzen; Tatyana A. Grushko; Ohifunmilayo I. Olopade: Principles & Practice of Oncology, 8th Edition. Lippincott Williams it Wilkins 2008.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com