ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH NÃO THẤT

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH NÃO THẤT

A. Phân loại:

1. Tràn dịch não thất do tắc nghẽn.

2. Tràn dinh não thất thông.

- Nhà tài trợ nội dung -

* Các dạng đặc biệt và giả ừàn dịch não thất:

1. Giả tràn dịch:

a) Tràn dịch do teo não: bệnh Alzheimer, Creutzfeldt-Jacob, do chấn thương não.

b) Tràn dịch do viêm tai giữa.

c) Tràn dịch ngoại lai.

d) Tràn dịch do khiếm khuyết đại não.

2. Tràn dịch áp lực bình thường.

3. Tràn dịch do não thất tư bị kẹt.

4. Tràn dịch đã ngưng.

B. Tiêu chuẩn tràn dịch não thất trên CT/MRI: được đề nghị khỉ hoặc:

1. Chiều rộng của cả hai sừng thái dưomg (TH) > 2mm và rãnh Sylvian, liên bán cầu, rãnh vỏ não không nhìn thấy, hoặc:

2. Cả hai sừng thái dương (TH) >2mm và tỉ lệ: FH/ID > 0,5 (Hình vẽ) (FH: chiều rộng lớn nhất của hai sừng trán, ID: đường kính trong giữa hai bản sọ tại vị trí này).

* Các đề nghị khác:

a. Sừng trán của não thất bên tròn (tai chuột Mickey) và/hoặc: não thất ba tròn.

b. Đậm độ thấp quanh não thất trên CT hay tín hiệu cao quanh não thất trên T2 w 1 của MRI được cho là hấp thu xuyên nhu mô của dịch não tuỷ.

c. Chỉ dùng tỉ lệ FH/ID (<40%: bình thường, 40-50%: giới hạn, >50%: tràn dịch não thất).

d. Tỉ số Evans: FH/đường kính hai đỉnh lớn nhất (BPD) đo trên cùng lát cắt CT>0.3.

e. MRI đứng dọc (sagittal) thể chai mỏng và/hoặc cong lên ừên.

c. Bệnh nguyên:

1. Bẩm sinh:

a. Dị dạng Chiari type 2.

b. Dị dạng Chiari type 1.

c. Hẹp kênh nguyên phát.

d. Hẹp kênh do mô sợi.

e. Dị dạng Dandy Walker.

f. Rối loạn di truyền.

2. Mắc phải:

a. Nhiễm trùng.

b. Sau xuất huyết: dưới nhện, não thất.

c. Thứphát do khối u: như dị dạng mạch máu, ung thư.

d. Sau mổ.

e. Sarcoidose thần kinh.

f. Lớn não thất thể tạng.

g. Kết hợp với u tuỷ sống.

D. Triệu chứng của tràn dịch não thất cấp:

* Ở trẻ nhỏ:

1. Lớn sọ so với mặt.

2. Kích thích, không kiểm soát được đầu, buồn nôn, nôn.

3. Thóp rộng và phồng.

4. Tĩnh mạch da đầu lớn và ứ máu.

5. Dấu hiệu Macewen: bình rạn.

6. Liệt thần kinh số 6.

7. Dấu hiệu mặt tròi lặn: hội chứng Parinaud.

8. Phản xạ quá mức.

9. Hô hấp không đều.

10. Rộng khớp sọ.

* Ở trẻ lớn và người lớn với vòm sọ cứng: có triệu chứng tăng áp lực nội sọ: phù gai thị, nhức đầu, buồn nôn, nôn, thay đổi dáng đi, liệt dây 6, tràn dịch não thất chậm khởi đầu có thể không triệu chứng.

E. Tràn dịch não thất mạn tính:

1. Vòm sọ ngấm đồng trên phim X-quang.

2. Thoát vị não thất 3 vào lưng yên (ừên CT và MRI).

3. Mòn lưng yên.

4. Sừng thái dương ít rõ hơn trên CT so với tràn dịch cấp.

5. Sọ lớn.

6. Teo thể chai.

7. Ở trẻ em: dãn khớp sọ, chậm đóng thóp, chậm phát triển tinh thần.

F. Điều trị:

1. NỘI KHOA:

a. Lợi tiểu: Acetazolamide 25mg/kg/ngày đường uống chia 3 lần X 1 ngày, sau đó tăng 25mg/kg/mồi ngày đến khi đạt lOOmg/kg/ngày. Furosemide lmg/kg/ngày chia 3 lần.

b. Rút dịch tuỷ sống: chỉ nên tiến hành ở tràn dịch não thất thông.

2. Ngoại khoa:

a. Cắt đám rối mạch mạc (Dandy 1918) trong tràn dịch thông (từ vong cao), đốt đám rối mạch mạc nộisoi(1910).

b. Loại bỏ tắc kênh: lấy u.

c. Mở thông não thất 3 xuống bể lớn qua nội soi: trong tràn dịch tắc nghẽn.

d. Đặt shunt: não thất-ổ bụng, não thất-tâm nhĩ, não thất-màng phổi, thắt lưng-ổ bụng.

3. Kháng sinh và giảm đau sau mổ: dùng Cephalosporine thế hệ 3 như: Tenamyde Ceftazidime hoặc Fortum lg chích TM 1 g X 3 lần/ngày (30-50 mg/kg), trong 7-10 ngày, giảm đau với Acetaminophene như Paracetamol, Perfalgan lg truyền TM lg X 3 lần/ngày, 5-7 ngày hoặc Tramadol 50-100mg 4-6 lần/ngày (người lớn).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Lê Xuân Trung (1997), Bệnh lý học ngoại thần kinh, nhà xuất bản y học.

2. Handbook of Neurosurgery 2010.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com