CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1. ĐỊNH NGHĨA:

– Hôn mê nhiễm ceton acid là một biến chứng cấp thường gặp nhất trong các biến chứng cấp của bệnh đái tháo đường. bệnh thường xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và cũng có thể gặp trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tỷ lệ tử vong chung vào khoảng 5-7%. Bệnh nguyên của tình trạng nhiễm ceton acid là do tình trạng thiếu insulin dẫn đến sự tạo thành thể ceton trong máu từ các cơ chất như protid và lipid. Yếu tố thuận lợi đưa vào hôn mê nhiễm ceton acid bao gồm: nhiễm trùng (hô hấp, tiết niệu, phần mềm, cơ xương khớp, …), không tiêm insulin, viêm tụy cấp, phỏng nặng, nhồi máu cơ tim cấp, tâm lý,.

2. CHẨN ĐOÁN HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

A. Giai đoạn tiền hôn mê:

- Nhà tài trợ nội dung -

– Bệnh nhân thường có triệu chứng bốn nhiều khoảng 1-2 ngày trước, sau đó tri giác xấu dần. Bệnh nhân có biểu hiện mệt, thở nhanh, dấu mất nước, ngủ gà. Bệnh nhân có thể buồn ói và ói ra dịch có màu nâu đen. Triệu chứng đau bụng hạ sườn phải và có thể lầm với bụng ngoại khoa. Nếu không điều trị ở giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào hôn mê.

B. Giai đoạn hôn mê:

– Bệnh nhân sẽ có nhịp thở Kussmaul, dấu mất nước nặng và rối loạn tri giác ở nhiều mức độ khác nhau. Hôn mê thật sự chiếm khoảng 10% trường hợp.

C. Tiêu chí chẩn đoán:

– Đường huyết tăng cao > 300 mg%

– pH máu < 7,2

– Dự trữ kiềm < 15 meq/l

3. ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

A. Đánh giá bệnh nhân:

– Bảo đảm đường thở

– Tình trạng tri giác

– Tình trạng tim mạch và thận

– Tình trạng mát nước

– Tìm ổ nhiễm trùng

B. Mục tiêu điều trị:

– Cải thiện tuần hoàn và tưới máu mô

– Giảm đường huyết về bình thường

– Làm mất thể ceton trong máu và trong nước tiểu

– Điều chỉnh rối loạn điện giải

-Tìm và điều trị yếu tố khởi phát (nhiễm trùng)

C. Bù dịch:

– Ưu tiên dùng NaCl 0,9%: truyền với tốc độ 1 lit/giờ trong 4 giờ đầu, sau đó 0,5 lit/giờ trong 4 giờ sau.

– Trong 24 giờ đầu truyền khoảng 75% lượng dịch đã mất

– Duy trì thể tích nước tiểu khoảng 30-60 ml/giờ

– Đặt CVP trong các trường hợp suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim cấp

– Nếu Natri máu > 155 meq/l: ưu tiên dùng NaCl 0,45%

– Khi dường huyết giảm xuống còn khoảng 250 mg%: truyền glucose 5% hoặc 10%.

D. Kali máu:

– Kali < 3 meq/l: 3g kali/lit dịch truyền/lgiờ

– Kali từ 3-4 meq/l: 2g kali/lit dịch truyền/giờ

– Kali từ 4-5,5 meq/l: 0,5g kali/lit dịch truyền/giờ

– Kali > 5,5 meq/l: không bù kali và tiếp tục theo dõi

– Khi có suy thận, giảm 20-50% lượng kali bù

E. Insulin:

– Bolus 10-20 đơn vị insulin nhanh sau đó truyền tĩnh mạch 0,1 đơn vị/kg/giờ nều đường huyết > 200 mg%. truyền tĩnh mạch 0,05 đơn vị/kg/giờ nếu đường huyết < 200 mg%.

– Tiêm bắp 10 đơn vị insulin nhanh mỗi giờ nếu có sốc.

– Tăng liều từ 50-100% nếu có tình trạng đề kháng insulin hay sau giờ đầu tiên đường huyết không giảm được 70-100 mg%.

– Khi dự trữ kiềm tăng > 15 meq/l hay khoảng trống anion giảm: truyền 1-2 đơn vị/giờ

– Khi ceton máu âm tính, bệnh nhân ăn uống lại được thì chuyển sang tiêm dưới da.

F. Dung dịch kiềm:

– Chỉ định bù natribicarbonate khi pH < 6,9

– Dùng Natribicarbonate 1,4% 500 ml hay 88 meq Natribicarbonate pha trong NaCl 0,45% truyền tĩnh mạch.

– Không dùng natribicarbonate quá sớm dễ gây nhiễm toan nghịch thường

G. Theo dõi tích cực:

– Theo dõi bệnh nhân hôn mê (chăm sóc cấp 1)

– Tìm và điều trị yếu tố khởi phát

– Đánh giá biến chứng

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com