Viêm tuyến tiền liệt: Triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng và điều trị

blank
5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh lý viêm tuyến tiền liệt là một bệnh lý nhiễm trùng hay là tình trạng viêm của tuyến tiền liệt, với các hội chứng và đặc điểm lâm sàng đa dạng. Dưới đây là bài viết tổng quan về bệnh lý phổ biến này ở nam giới.

  • Cập nhật: 01 tháng 11 năm 2019
  • Tác giả: Paul J Turek, MD; Tổng biên tập: Jeter (Jay) Pritchard Taylor, III, MD
  • Người dịch: Bs Đặng Phước Đạt – Bệnh viện Đa khoa Gia Đình

Viêm tuyến tiền liệt (Prostatitis)

là một bệnh lý nhiễm trùng hay là tình trạng viêm của tuyến tiền liệt, với các hội chứng và đặc điểm lâm sàng đa dạng. Thuật ngữ: Viêm tuyến tiền liệt được định nghĩa đó là tình trạng viêm ở mức độ tế bào của mô tuyến tiền liệt và được chẩn đoán dựa vào các biểu hiện trên lâm sàng.

- Nhà tài trợ nội dung -

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH – The National Institutes of Health) đã đưa ra hệ thống phân loại cho bệnh viêm tuyến tiền liệt vào năm 1999.1

Phân loại viêm tuyến tiền liệt như sau:

  •           – Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn
  • II          – Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn
  • III        – Viêm tuyến tiền liệt mạn tính và hội chứng đau vùng chậu mãn tính (CPPS – Chronic pelvic pain syndrome; phân loại thêm là có viêm hoặc không viêm)
  • IV        – Viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính và mạn tính do vi khuẩn  được xác định khi có bằng chứng vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt và được điều trị bằng kháng sinh và các phương pháp chăm sóc hỗ trợ (xem thêm phần  Điều trị).

Hội chứng đau vùng chậu mãn tính (ĐVCMT) có đặc trưng cơ bản là sự than phiền cảm giác đau vùng cơ quan tiết niệu mà không có nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Hội chứng này không bao gồm tình trạng viêm niệu đạo đang hoạt động, ung thư hệ niệu sinh dục, các bệnh lý đường tiết niệu, hẹp niệu đạo hoặc các bệnh lý hệ thần kinh ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang (bàng quang hỗn loạn thần kinh). ĐVCMT được phân thành 2 nhóm ĐVCMT có viêm và ĐVCMT không có viêm. ĐVCMT có viêm được xác định bằng sự hiện diện của các tế bào bạch cầu trong: tinh dịch, dịch tiết của tuyến tiền liệt, hoặc trong nước tiểu sau khi massage tuyến tiền liệt qua ngã trực tràng (xem Workup). ĐVCMT không có viêm khi không có sự hiện diện của các tế bào bạch cầu.2

Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng có đặc điểm là bệnh lý được phát hiện một cách tình cờ mà không có bất kì than phiền nào của bệnh nhân ở hệ tiết niệu sinh dục.3 Thường được chẩn đoán khi bệnh nhân điều trị vô sinh hoặc nồng độ PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) tăng cao. Trên thực tế, bệnh nhân thường có bạch cầu tăng cao trong tinh dịch (leukocytospermia) và có thể là nguyên nhân gây vô sinh nam nhưng thường không được điều trị. Xem phần sau để biết thêm thông tin:

Sinh lý bệnh

Trong viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, vi khuẩn được lây truyền qua đường tình dục là phổ biến, lây qua đường máu, đường bạch huyết và lây từ các cơ quan kế cận cũng có thể xảy ra. Mặc dù có nhiều đường lây truyền vi khuẩn được đưa ra, nhưng không có đường lây bệnh nào chắc chắn.

Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm cấp tính trong biểu mô tuyến và ống tiết của tuyến tiền liệt, với các tế bào viêm mãn tính ở mô quanh tuyến (xem hình ảnh bên dưới). Tuy nhiên, sự hiện diện và số lượng của các tế bào viêm trong nước tiểu hoặc dịch tiết tuyến tiền liệt không tương quan với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lâm sàng.

blank

Sự thâm nhiễm các tế bào viêm không đặc hiệu bao gồm tế bào lympho, tương bào (plasma cells) và đại thực bào (histiocyte) là đặc trưng trong viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn.

Hội chứng đau vùng chậu mãn tính được chẩn đoán dựa trên tình trạng đau vùng chậu, sinh dục trong khi kết quả nuôi cấy nước tiểu và dịch tiết tuyến tiền liệt âm tính. Rối loạn chức năng thần kinh cơ hoặc tình trạng trào ngược bẩm sinh của nước tiểu vào ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.

Viêm tuyến tiền liệt do virus và u hạt có thể liên quan đến nhiễm HIV là một nguyên nhân khác của bệnh lý viêm tuyến tiền liệt mà có kết quả nuôi cấy âm tính. Một tác nhân gây bệnh viêm tuyến tiền liệt phổ biến ở bệnh nhân nhiễm HIV là cytomegalovirus (CMV).4 Mycobacteria, như Mycobacterium tuberculosis, nhiễm nấm, như nấm Candida albicans, cũng là những tác nhân gây viêm tuyến tiền liệt mà có có kết quả nuôi cấy âm tính.5

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính có thể do nhiễm trùng tiến triển qua ngã niệu đạo, trào ngược nước tiểu vào các ống dẫn của tuyến tiền liệt, hoặc lan truyền trực tiếp hoặc lan truyền theo đường bạch huyết từ trực tràng. Khoảng 80% vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn gram âm (Escherichia coli, Enterobacter, Serratia, Pseudomonas, Enterococcus và các loài Proteus).67 Nhiễm nhiều loại vi khuẩn là không phổ biến. Một trường hợp viêm tuyến tiền liệt do Staphylococcus aureus kháng methicillin ở một bệnh nhân đái tháo đường đã được báo cáo.

Cần nghĩ tới bệnh lý nhiễm khuẩn do Neisseria gonorrhoeaeChlamydia trachomatis ở bất kỳ nam giới nào dưới 35 tuổi có các triệu chứng về đường tiết niệu.

Bệnh nhân được đặt thông niệu đạo tại nhà tăng nguy cơ bị viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính. Liệu pháp tiêm xơ điều trị sa trực tràng (sclerotherapy for rectal prolapse) cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt.8

Các nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn:

Các rối loạn chức năng tống xuất nguyên phát, do bất thường về giải phẫu hoặc do rối loạn chức năng.

  • E.coli là nguyên nhân gây ra 75-80% các trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn. Enterococci và vi khuẩn gram âm hiếu khí như Pseudomonas được phân lập trong những trường hợp còn lại.
  • C trachomatis, các loài Ureaplasma, Trichomonas vaginalis
  • Các tác nhân không phổ biến khác, như M tuberculosis và Coccidioides, Histoplasma và Candida. Viêm tuyến tiền liệt do lao có thể gặp ở bệnh nhân lao thận.
  • HIV (Human immunodeficiency virus)
  • Cytomegalovirus
  • Tình trạng viêm khác (ví dụ: bệnh sarcoidosis).

Nguyên nhân của viêm tuyến tiền liệt mãn tínhhội chứng đau vùng chậu mãn tính chưa được hiểu một cách rõ ràng nhưng có liên quan đến tác nhân gây nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm khởi phát từ các tổn thương thần kinh và cuối cùng là rối loạn chức năng sàn chậu dưới dạng tăng trương lực cơ vùng chậu.2 Vị trí đau phổ biến nhất là tầng sinh môn (63% bệnh nhân), sau đó là tinh hoàn, vùng mu và dương vật. Cảm giác đau ở vùng niệu sinh dục gây khó chịu cho người bệnh nhiều hơn các triệu chứng tiểu tiện khác. Bệnh lý viêm ruột có ở 25% bệnh nhân ĐVCMM.9 Khoảng 5-8% nam giới mắc hội chứng này có kết quả nuôi cấy nước tiểu hoặc cấy dịch tuyến tiền liệt dương tính và phân lập được vi khuẩn gây bệnh.

Các nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt mạn tính và hội chứng đau vùng chậu mãn tính:

  • Bệnh lý của chức năng hoặc cấu trúc của bàng quang, chẳng hạn như tắc nghẽn ở cổ bàng quang nguyên phát,  pseudodyssynergia (mất khả năng giãn của cơ thắt ngoài trong khi đi tiểu – failure of the external sphincter to relax during voiding), giảm hoặc mất khả năng co bóp của cơ detrusor.
  • Tắc nghẽn ống phóng tinh (ejaculatory duct obstruction)
  • Gia tăng sức căng của thành bên khung chậu (increased pelvic side wall tension)
  • Viêm tuyến tiền liệt không đặc hiệu

Nguyên nhân của viêm tuyến tiền liệt viêm không triệu chứng tương tự như viêm tuyến tiền liệt mãn tính không có triệu chứng.

DỊCH TỄ HỌC

Các thông kê y học về bệnh lý viêm tuyến tiền liệt

Thống kê của Hoa Kỳ

Viêm tuyến tiền liệt là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các khoa tiết niệu ở Hoa Kỳ, có khoảng gần 2 triệu lượt bệnh nhân khám ngoại trú mỗi năm.101112 Được chẩn đoán ở khoảng 25% bệnh nhân nam giới có các triệu chứng ở cơ quan niệu sinh dục. Khám nghiệm tử thi cho thấy tỷ lệ viêm tuyến tiền liệt theo mô bệnh học là 64-86%.

Khoảng 8,2% nam giới bị viêm tuyến tiền liệt vào một thời điểm nào đó trong đời.2 Trong 4 loại viêm tuyến tiền liệt, thường gặp nhất là viêm tuyến tiền liệt mãn tính/hội chứng đau vùng chậu mãn tính, chiếm 90-95% các trường hợp viêm tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn và viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn gây ra, mỗi loại chiếm 2-5% trường hợp.

Thống kê trên thế giới

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mycobacteria, cùng với các bệnh truyền nhiễm khác, đang gia tăng ở các nước kém phát triển. Những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) và tệ nạn mại dâm cao có tỷ lệ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn cao hơn.

Phân bố liên quan đến tuổi

Ở những bệnh nhân dưới 35 tuổi, phổ biến nhất là viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn. Bệnh liên quan đến HIV cũng chủ yếu gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi.

Trong số những bệnh nhân lớn tuổi, viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ [NIH] loại II và IV) là phổ biến nhất. Điều quan trọng là, các nguyên nhân ít gặp hơn của viêm tuyến tiền liệt nên được khảo sát trong quá trình thăm khám. Các trường hợp u hạt Wegener trong độ tuổi 40-50 tuổi được báo cáo, viêm tuyến tiền liệt là đặc điểm biểu hiện của bệnh u hạt Wegener và thường tái phát.131415 Nhiễm nấm C albicans , Coccidioides,  mycobacteria, lao cũng đã được báo cáo.

viêm tuyến tiền liệt

TIÊN LƯỢNG

Tiên lượng gần và xa của bệnh lý viêm tuyến tiền liệt

Tiên lượng ở những bệnh nhân lần đầu tiên bị viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn là tốt, với điều trị kháng sinh tích cực và bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt. Ở những bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính tái diễn có thể xuất hiện với các đợt viêm  cấp tính, các yếu tốt nguyên nhân gây bệnh ảnh hướng đến kết quả điều trị.

Viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết (urosepsis) với tỷ lệ tử vong cáo đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ điều trị suy thận mãn tính, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và bệnh nhân sau phẫu thuật có đặt thông tiểu.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính và viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng không có mối liên hệ chắc chắn với sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt.

THĂM KHÁM

Quá trình thăm khám để đưa ra chẩn đoán

Hỏi bệnh sử

Bệnh nhân đến khám với tình trạng viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn có những biểu hiện sau đây:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Cảm giác bất ổn
  •  Đau khớp
  •  Đau cơ
  • Cảm giác đau ở đáy chậu /tuyến tiền liệt.
  • Tiểu khó
  • Các triệu chứng tắc nghẽn đường bài xuất bao gồm: tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu khó, tiểu đêm, tiểu ngập ngừng, tia tiểu yếu, và cảm giác tiểu không hết.
  • Đau vùng thắt lưng
  • Đau vùng hạ vị
  • Dịch ở niệu đạo chảy tự nhiên
  • Tiền sử tiêm xơ điều trị sa trực tràng

Bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn thường không có triệu chứng toàn thân. Thay vào đó, những bệnh nhân này có thể xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Tiểu khó ngắt quãng (intermittent dysuria)
  • Các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu ngắt quãng
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.2

Bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt mãn tínhhội chứng đau vùng chậu mãn tính có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Cảm giác đau hoặc cảm giác khó chịu vùng chậu, bao gồm: tầng sinh môn, trên xương mu, vùng xương cụt , đau trực tràng, niệu đạo và tinh hoàn / bìu trong hơn 3 tháng của 6 tháng gần nhất mà không có bằng chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.2
  • Các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu, bao gồm: tiểu nhiều lần, tiểu khó và tiểu không hết
  • Đau khi xuất tinh
  • Rối loạn cương dương

Viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng từ định nghĩa đã hiểu bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.

Cân nhắc chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt do các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở thanh thiếu niên có hoạt động tình dục.

Không bỏ qua khả năng viêm tuyến tiền liệt khi tìm kiếm nguồn gốc nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân lọc máu điều trị suy thận mạn, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sau phẫu thuật có đặt thông niệu đạo. Trong tất cả những cơ sở đó, viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.

Thăm khám lâm sàng

Điều quan trọng là cần thiết khám thực thể, đặc biệt là thăm trực tràng, nó không đặc hiệu để đưa ra phân loại  viêm tuyến tiền liệt.

Khi thăm khám cho những bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn có thể phát hiện những dấu hiệu sau:

  • Tuyến tiền liệt mật độ mềm, lợm cợm, nóng, lùng nhùng hoặc cảm giác tuyến bình thường khi thăm trực tràng bằng ngón tay.
  • Đau vùng hạ vị.
  • Bàng quang căng to do bí tiểu

Tránh xoa bóp tuyến tiền liệt ở những bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn.

Khám thực thể ở bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn có thể cho thấy những dấu hiệu sau:

  • Khám thấy tuyến tiền liệt bình thường giữa các đợt cấp
  • Mật độ mềm, bề mặt có các nốt nhỏ hoặc cảm giác tuyến bình thường khi thăm trực tràng bằng ngón tay.
  • Đau vùng hạ vị trong các đợt viêm cấp tính.

Khám thực thể ở bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt mãn tính và hội chứng đau vùng chậu mãn tính có thể cho phát hiện:

  • Tuyến tiền liệt mật độ mềm nhẹ hoặc bình thường khi thăm trực tràng.
  • Tăng co thắt cơ vòng trực tràng.

Khám trực tràng ở những bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng có thể cho thấy tuyến tiền liệt bình thường.

Biến chứng

Các biến chứng có thể xảy ra viêm tuyến tiền liệt gồm:

  • Tiểu khó/bí tiểu
  • Áp xe tuyến tiền liệt thường gặp ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch.
  • Vô sinh do xơ sẹo ở niệu đạo hoặc ống phóng tinh
  • Viêm bàng quang tái phát
  • Viêm thận – bể thận
  • Tổn thương thận
  • Nhiễm khuẩn huyết

Chẩn đoán phân biệt

Các cân nhắc chẩn đoán

Chẩn đoán phân biệt của viêm tuyến tiền liệt dựa vào tiền sử, dấu hiệu lâm sàng và phân tích thường xuyên các chất tiết ở tuyến tiền liệt.16 Không có các triệu chứng toàn thân và đau dai dẳng ít nhất 3 tháng là biểu hiện viêm tuyến tiền liệt mãn tính hơn là viêm cấp tính.17

Ngoài viêm tuyến tiền liệt, các bệnh lý khác cần xem xét bao gồm:

Xem phần sau để biết thêm thông tin:

Chẩn đoán phân biệt

CẬN LÂM SÀNG

Các chỉ định về xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Xem xét cách tiếp cận

Xét nghiệm nước tiểu và cấy nước tiểu có thể khẳng định sự hiện diện của nhiễm khuẩn và xác định được tác nhân gây bệnh. Phân tích nước tiểu ngắt quãng (nước tiểu ở niệu đạo và bàng quang) và tế bào học của dịch tiết tuyến tiền liệt có thể giúp chẩn đoán phân biệt: viêm tuyến tiền liệt với viêm niệu đạo – viêm bàng quang. Các thăm dò chuyên sâu hơn có thể được chỉ định ở những bệnh nhân có biến chứng (ví dụ như tắc nghẽn đường tiểu). Không có xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn nào cho bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn.18

Xét nghiệm nước tiểu

Kết quả phân tích nước tiểu có thể định lượng được số lượng bạch cầu và vi khuẩn, có các thể mỡ hình bầu dục (The so called “oval fat bodies” are a common finding in the sediment of patients with higher grade proteinuria. They represent desquamated tubular epithelial cells or macrophages that are full to the brim with lipid droplets.), và các đại thực bào chứa nhiều mỡ. Cấy nước tiểu được sử dụng để xác định vi khuẩn gây bệnh. Escherichia coli là vi khuẩn thường gặp nhất trên các mẫu cấy dương tính (xem hình ảnh bên dưới).

Viêm tuyến tiền liệt
Hơn 100.000 đơn vị hình khuẩn lạc (CFU – colony-forming units) của Escherichia coli

Cấy nước tiểu với hơn 100.000 đơn vị hình khuẩn lạc (CFU – colony-forming units) của Escherichia coli, tác nhân gây bệnh phổ biến nhất trong viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính. Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn phải được tiến hành và được chẩn đoán bằng phương pháp cấy nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu ngắt quãng

(Fractional urine examination = Xét nghiệm trên một mẫu nước tiểu được lấy trong một thời điểm nhất định hoặc lấy một lượng nhất định chứ không phải từ toàn bộ lượng nước tiểu trong một ngày.)

Sử dụng mẫu nước tiểu ngắt quãng có thể  hữu ích trong chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt. Mặc dù trên thực tế kỹ thuật này không sử dụng  ở khoa khám bệnh, chúng thường được bác sĩ tiết niệu sử dụng  khi việc chuẩn đoán viêm tuyến tiền liệt chưa rõ ràng.

Kỹ thuật thực hiện lấy mẫu nước tiểu ngắt quảng

Lấy 10 ml nước tiểu đầu tiền khi bệnh nhân bắt đầu đi tiểu, đại diện cho nước tiểu từ niệu đạo và được đặt tên là nước tiểu tống xuất 1 (V1). Số lượng vi khuẩn trong V1 tăng cao gợi ý viêm niệu đạo. Lấy bỏ 200 mL nước tiểu tiếp theo, lấy mẫu nước tiểu giữa dòng (V2) cho vào lọ, đây là mẫu đại diện cho nước tiểu bàng quang. Số lượng vi khuẩn tăng cao trong mẫu này gợi ý viêm bàng quang mà không phải viêm tuyến tiền liệt.

Tiếp theo, bác sĩ thực hiện massage tuyến tiền liệt qua ngã trực tràng và các dịch tiết ra từ tuyến tiền liệt (EPS – expressed prostatic secretions) được thu thập từ lỗ niệu đạo ngoài (xem hình ảnh bên dưới). Cuối cùng, lấy 10 mL nước tiểu sau khi massage tuyến tiền liệt (V3) cho vào lọ. Sự hiện diện của vi khuẩn trong các mẫu EPS và V3 đặc trưng cho vi khuẩn ở tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn. Dịch tuyến tiền liệt biểu hiện có chứa hơn 10 tế bào bạch cầu trên mỗi trường công suất cao (HPF: high-power field, liên quan đến kính hiển vi, tham chiếu trường xem dưới công suất phóng đại tối đa của vật kính ở đây là phóng đại 400 lần) cho thấy tình trạng viêm tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn được chẩn đoán nếu kết quả nuôi cấy mẫu EPS và V3 có chủng  vi khuẩn giống như mẫu xét nghiệm đầu tiên (V1) và số lượng khuẩn lạc của 2 mẫu cấy này gấp hơn 10 lần so với mẫu xét nghiệm V1.

Xét nghiệm máu

Tổng phân tích tế bào máu (CBC: Complete blood count) và đặc biệt là cấy máu được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc cấp tính hoặc nghi ngờ nhiễm trùng huyết (septicemia).

Xét nghiệm điện giải đồ, đánh giá lượng nitơ urê trong máu (BUN – Blood Urea Nitrogen) và nồng độ creatinin huyết thanh ở những bệnh nhân có bí tiểu hoặc có tiểu khó.

Viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến tăng kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA) trong huyết thanh. PSA được sử dụng chủ yếu như một công cụ tầm soát ung thư và không nên được sử dụng một cách thường xuyên để chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt.19

Siêu âm và chụp cắt lớp vi tính

Siêu âm bụng hoặc chụp bàng quang có cản quang được sử dụng để đánh giá lượng nước tiểu tồn lưu (lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi bệnh nhân đã gắng đi tiểu hết) trong các trường hợp viêm tuyến tiền liệt liên quan đến bệnh lý có rối loạn chức năng tống xuất một cách có ý nghĩa.19

Siêu âm qua ngã trực tràng, các đặc điểm đặc trưng của viêm tuyến tiền liệt là vỏ tuyến tiền liệt dày và sỏi trong tuyến tiền liệt. Vùng giảm âm ở vùng quanh niệu đạo, một vùng âm hỗn hợp, phì đại và dày lên của vách túi tinh có thể được nhìn thấy.20

Kết quả siêu âm tuyến tiền liệt qua trực tràng mang tính chủ quan cao và do đó không đáng tin cậy lắm để chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt. Chúng không  được chỉ định thường quy ở bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt, ngoại trừ khi nghi ngờ có áp xe tuyến tiền liệt.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) vùng chậu hữu ích trong việc đánh giá áp xe tuyến tiền liệt hoặc nghi ngờ có ung thư tuyến tiền liệt. Nội soi bàng quang rất có giá trị trong các trường hợp có triệu chứng dai dẳng của rối loạn chức năng tống xuất nặng nề, giúp loại trừ ung thư bàng quang hoặc viêm bàng quang kẽ (interstitial cystitis). Chụp bàng quang niệu đạo tống xuất (VCUG – Voiding cystourethrography) hoặc chụp niệu đạo ngược dòng (RUG – retrograde urethrography) giúp đánh giá hình ảnh cổ bàng quang, dương vật và niệu đạo trước trong các trường hợp nghi ngờ rối loạn vận động ở cổ bàng quang (dyssynergia: mất đồng vận) hoặc hẹp niệu đạo.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bệnh lý viêm tuyến tiền liệt

Tiếp cận

Lựa chọn cách thức điều trị viêm tuyến tiền liệt cần phải phù hợp với triệu chứng ở bệnh nhân, kết quả nuôi cấy và các điều trị hỗ trợ kèm theo. Đặt ống dẫn lưu trên xương mu có thể được thực hiện trong trường hợp tắc nghẽn đường tiết niệu nghiêm trọng và cần được tham vấn bác sĩ tiết niệu. Để có thêm thông tin, Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu có các hướng dẫn điều trị đối với đau vùng chậu mãn tính và viêm tuyến tiền liệt và hội chứng đau vùng chậu mãn tính.1720

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn

Những bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt có dấu hiệu nặng, có bằng chứng nhiễm trùng huyết, không thể tự ý đi tiểu hoặc không dung nạp thuốc bằng đường uống, hoặc có các yếu tố nguy cơ kháng kháng sinh cần phải nhập viện để được sử dụng kháng sinh bằng đường tiêm truyền và chăm sóc hỗ trợ.21 Liệu pháp kháng sinh ban đầu nên sử dụng các tác nhân diệt khuẩn bao gồm: các dẫn xuất penicillin phổ rộng, cephalosporin thế hệ thứ ba, có hoặc không có aminoglycosid, hoặc fluoroquinolon.

Từ  tháng 4/2007, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã không còn khuyến nghị dùng kháng sinh fluoroquinolone để điều trị bệnh lậu ở Hoa Kỳ.2223 Các hướng dẫn điều trị hiện tại của CDC đối với nhiễm lậu cầu đề nghị dùng ceftriaxone IM liều duy nhất, cộng với liều Azithromycin uống hoặc Doxycycline uống trong 7 ngày.237 Việc phối hợp thuốc mang lại lợi ích hạn chế sự phát triển lậu cầu kháng thuốc và điều trị bao phủ vi khuẩn C trachomatis, thường đi kèm với lậu cầu.

Những bệnh nhân không có biểu hiện nhiễm độc có thể được điều trị ngoại trú với đợt kháng sinh đường uống 14 đến 28 ngày, thường là Fluoroquinolone hoặc Trimethoprim-sulfamethoxazole. Theo dõi tình trạng tiểu tiện là cần thiết để đảm bảo đã điều trị khỏi và tiếp tục được điều trị trong trường hợp bệnh tái phát.

Bí tiểu có thể biến chứng của nhiễm khuẩn cấp tính và cần phải nhập viện. Đặt dẫn lưu bàng quang trên xương mu được xem là an toàn, hiệu quả hơn so với đặt ống thông niệu đạo trong trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng do phù nề tuyến tiền liệt do nhiễm vi khuẩn và có thể được tham vấn với bác sĩ tiết niệu.24

Điều trị hỗ trợ bao gồm: thuốc hạ sốt, giảm đau, bổ sung điện giải và thuốc làm mềm phân khi cần thiết. Thuốc giảm đau dùng trong tiết niệu như phenazopyridine và flavoxate thường được sử dụng.

Hạn chế thăm khám tuyến tiền liệt hàng loạt để tránh gây nhiễm khuẩn huyết trong bệnh viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính.

Trong trường hợp áp xe tuyến tiền liệt, vị trí lùng nhùng có thể được dẫn lưu bằng gây tê tại chổ qua ngã trực tràng hoặc qua tầng sinh môn (transrectally or transperineally). Khi thực hiện qua tầng sinh môn, một ống thông J (a pigtail catheter) có thể được đặt vào làm ống dẫn lưu. Nội soi bàng quang, cắt đỉnh của ổ áp xe qua niệu đạo cũng có thể thực hiện được khi bệnh nhân được gây mê.

Viêm tiền liệt tuyến

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn và đau vùng chậu

Điều trị thử kháng sinh từ 4 đến 6 tuần được đưa ra trong viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn và hội chứng đau vùng chậu mãn tính có biểu hiện viêm, nhưng không được đồng thuận về việc sử dụng liệu trình này trong hội chứng đau vùng chậu mãn tính mà không có viêm và viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng. Các đợt tái phát của viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn là phổ biến, một phần có thể là do thuốc kháng sinh khó thâm nhập vào mô tuyến tiền liệt và không đạt được nồng độ thuốc  đủ cao để loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng. Các kháng sinh được ưu tiên sử dụng bao gồm fluoroquinolones, macrolide, tetracycline và trimethoprim.25 Fluoroquinolones hiệu quả ở khoảng 50% bệnh nhân và tăng lên nếu quá trình điều trị được bắt đầu sớm khi có các triệu chứng. Liệu trình kháng sinh này có thể được lặp lại nếu liệu trình đầu tiên ít có hiệu quả.26 Theo Cochrane khi tiến hành phân tích 18 nghiên cứu so sánh các loại kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon khác nhau cho thấy rằng không có sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng hoặc các tác dụng phụ giữa các loại trong điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn.25 Fosfomycin đã được sử dụng điều trị hiệu quả viêm tuyến tiền liệt do chủng vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc.27

Thuốc điều trị bổ trợ như thuốc giảm đau (đặc biệt là nhóm thuốc chống viêm không steroid [NSAID]), thuốc chẹn alpha, bổ sung điện giải, thuốc làm mềm phân và tắm ngồi (sitz bath: tắm trong đó chỉ có mông và hông được ngâm trong nước) thường được sử dụng. Thuốc chẹn alpha giúp giảm tắc nghẽn đường ra ở cổ bàng quang và do đó giúp cải thiện chức năng tống xuất nước tiểu thường do tuyến tiền liệt sưng lớn trong viêm tuyến tiền liệt.28

Một vài bằng chứng cho thấy việc luyện tập cơ sàn chậu /phản hồi sinh học (biofeedback) có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính và hội chứng đau vùng chậu mãn tính.2

Trong trường hợp sỏi tuyến tiền liệt đóng vai trò như một ổ nhiễm trùng, cắt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo hoặc phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt có thể được chỉ định.

Điều trị một các thận trọng những trường hợp nhiễm khuẩn huyết ở những bệnh nhân nặng. Theo dõi sát tình trạng tắc nghẽn đường ra của bàng quang và tình trạng suy thận. Nếu nghi ngờ bệnh nhân không đi tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài, hãy chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được đánh giá tình trạng đi tiểu, xác định tốc độ dòng chảy và đánh giá lượng nước tiểu tồn lưu.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính / hội chứng đau vùng chậu mãn tính (phân loại NIH viêm tuyến tiền liệt loại III) là tập hợp các biểu hiện đặc trưng trên lâm sàng: triệu chứng tiểu tiện, cảm giác đau, các rối loạn về tình dục và/hoặc có các rối loạn tâm thần kèm theo. Do vậy, việc điều trị không thể là đơn trị liệu. Hiện tại, việc điều trị đa mô thức phù hợp đã được ủng hộ và đã thành công. Dựa trên kiểu hình lâm sàng, điều trị bệnh nhân dựa vào hệ thống “UPOINT”, hệ thống này phân loại các triệu chứng của bệnh nhân thành các chuyên khoa: tiết niệu (Urinary), tâm lý (Psychological), cơ quan cụ thể (Organ-specific), nhiễm trùng(Infection), hệ thần kinh (Neurologic/systemic) và mức độ đau (Tenderness domains). [30] Dựa vào các mức độ các triệu chứng cụ thể trên từng bệnh nhân, liệu pháp điều trị đa mô thức sẻ được đưa ra phù hợp cho từng bệnh nhân.

DỰ PHÒNG

Dự phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt

Dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) cũng giúp hạn chế lây nhiễm các vi khuẩn gây nên viêm tuyến tiền liệt cấp, cái có khả năng phát triển thành viêm tuyến tiền liệt mãn tính và các tác nhân đó cũng bị nghi ngờ gây nên viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn.

Căng thẳng thần kinh có liên quan đến viêm tuyến tiền liệt mãn tính ở nam giới đã được báo cáo. [4, 31] Phát hiện được bệnh tâm thần tiềm ẩn trong các trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính và phối hợp điều trị bệnh tâm thần ở bệnh nhân giúp làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Theo dõi dài hạn

Sau bệnh nhân có cải thiện khi sử dụng kháng sinh đường tiêm truyền, viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn có thể được điều trị ngoại trú với một liệu trình kháng sinh bằng đường uống từ 2 đến 4 tuần, và theo dõi các dấu hiệu lâm sàng. Hướng điều trị đối với viêm tuyến tiền liệt loại II, viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn, bao gồm: tiêm kháng sinh vào tuyến tiền liệt (intraprostatic antibiotic injection), thuốc chẹn alpha, nội soi cắt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo (TURP) và  thuốc ức kìm khuẩn kéo dài.

Các phương thức điều trị bổ sung được chỉ định cho viêm tuyến tiền liệt loại III bao gồm: thuốc chống viêm, thuốc có nguồn gốc thực vật (phytotherapy), phản hồi sinh học, liệu pháp nhiệt và tập sàn chậu.

Nồng độ PSA có thể tăng cao khi viêm tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, PSA thường giảm sau khi hết viêm tuyến tiền liệt nhưng không giảm khi bị ung thư tuyến tiền liệt. Những bệnh nhân có mức PSA tăng cao nên được theo dõi chặt chẽ.

Nồng độ PSA có thể tăng cao trong trường hợp bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính; sau khi điều trị kháng sinh thích hợp, nồng độ PSA thường trở lại bình thường trong vòng 1-3 tháng.29 Trong một số nghiên cứu, một đợt kháng sinh kéo dài hơn đã được chứng minh là làm giảm nồng độ PSA ở bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt loại IV.

THUỐC ĐIỀU TRỊ

Các thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt

Tổng quan

Các loại viêm tuyến tiền liệt khác nhau được điều trị bằng các liệu pháp khác nhau, tùy thuộc vào bệnh lý cơ bản. Sử dụng kháng sinh là điều cần thiết trong điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân, nhập viện là cần thiết đế được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, bổ sung điện giải và thuốc giảm đau.

Liệu trình điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn rất đa dạng về nhóm thuốc và thời gian sử dụng thuốc kháng sinh. Điều trị thường kéo dài 4-8 tuần giúp thuốc kháng sinh thâm nhập vào tuyến tiền liệt, kháng sinh thường dùng là nhóm fluoroquinolone hoặc trimethoprim-sulfamethoxazole.

Điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính, hội chứng đau vùng chậu mãn tính và viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng bằng thuốc chẹn alpha hoặc diazepam với bồn tắm ngồi.

Thuốc kháng sinh

Sơ lược các nhóm kháng sinh

Kháng sinh theo kinh nghiệm nên điều chỉnh theo hướng điều trị vi khuẩn gram âm. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), trong đó lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) và Chlamydia trachomatis là những vi khuẩn cần chú ý tới, đặc biệt là ở những nam bệnh nhân dưới 35 tuổi.

CDC Hoa Kỳ hiện tại hướng dẫn điều trị nhiễm lậu cầu chỉ dùng 1 liều ceftriaxone IM duy nhất, cộng với Azithromycin uống một liều hoặc Doxycycline uống trong 7 ngày. Điều trị phối hợp nhiều loại kháng sinh ngăn cản sự phát triển của vi khuận lậu cầu kháng thuốc và điều trị luôn vi khuẩn  C trachomatis, thường nhiễm kèm với lậu cầu. Kháng sinh fluoroquinolone không còn được khuyến cáo để điều trị bệnh lậu ở Hoa Kỳ.

Viêm  tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn nhân gây bệnh phổ biến là: Enterobacteriaceae, enterococci và Pseudomonas aeruginosa, điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm là sử dụng trimethoprim /sulfamethoxazole (Bactrim) hoặc fluoroquinolones trong 28 ngày trở lên.

Đối với viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn nguyên nhân gây bệnh là loài Chlamydia và Ureaplasma, nhưng loài khó nuôi cấy, nên điều trị kháng sinh thử nghiệm theo kinh nghiệm là doxycycline hoặc erythromycin.

Levofloxacin (Levaquin)

Fluoroquinolon được chỉ định để điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính và mãn tính do vi khuẩn Escherichia coli, E faecalis hoặc Staphylococcus epidermidis. Thuốc đạt nồng độ tốt trong tuyến tiền liệt. Đây là đồng phân lập thể L của hợp chất gốc D/L ofloxacin, dạng D không hoạt động. Đơn trị liệu hiệu quả với phổ kháng khuẩn rộng, chống lại các loài Pseudomonas, cũng như có hiệu quả tuyệt vời chống lại phế cầu. Levofloxacin hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của DNA gyrase.

Ofloxacin

Ofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon, là dẫn xuất của axit pyridin cacboxylic, có phổ kháng khuẩn rộng.

Ciprofloxacin (Cipro, Cipro XR, Proquin XR)

Kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon có tác dụng ức chế sự tổng hợp DNA của vi khuẩn thông qua ức chế men DNA gyrase và topoisomerase, là những men cần thiết cho quá trình sao chép, phiên mã và dịch mã vật liệu di truyền. Kháng sinh nhóm Quinolones có hoạt tính khág khuẩn rộng, chống lại các sinh khuẩn hiếu khí gram dương và gram âm. Ciprofloxacin không có hoạt tính chống lại vi khuẩn kỵ khí. Tiếp tục điều trị trong ít nhất 2 ngày (điển hình là 7-14 ngày) sau khi các dấu hiệu và triệu chứng đã biến mất.

Trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Bactrim DS, Septra DS)

Trimethoprim ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp axit dihydrofolic. Hoạt tính kháng khuẩn của TMP-SMZ bao gồm các tác nhân gây bệnh đường tiết niệu thông thường, ngoại trừ P aeruginosa.

Ceftriaxone (Rocephin)

Đây là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ ba với hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng, hiệu quả cao với vi khuẩn gram âm, nhưng có hiệu quả thấp hơn đối với các vi khuẩn gram dương; hiệu quả cao với các vi khuẩn kháng thuốc. Cơ chế diệt khuẩn của nó là ức chế tổng hợp thành tế bào bằng cách tạo liên kết với một hoặc nhiều protein gắn penicilin (penicillin-binding proteins).

Ceftriaxone ức chế tổng hợp peptidoglycan, là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào vi khuẩn. Vì vậy, khuẩn bị ly giải do hoạt động liên tục của các enzym tự phân hủy thành tế bào trong khi quá trình lắp ráp thành tế bào bị bất hoạt.

Ceftriaxone hoạt động ổn định ngay cả khi có mặt các beta-lactamase, penicillinase và cephalosporinase, được sinh ra từ vi khuẩn gram âm và gram dương. Khoảng 33-67% liều lượng thuốc được đào thải qua nước tiểu dạng nguyên vẹn còn hoạt tính, phần còn lại được bài tiết qua đường mật và cuối cùng qua phân dưới dạng các hợp chất không còn hoạt tính. Ceftriaxone liên kết có thể đảo ngược với protein huyết tương của người, và nghiên cứu cho thấy 95% ceftriaxone liên kết với protein  ở nồng độ dưới 25 mcg / mL xuống 85% liên kết ở 300 mcg / mL.

Doxycycline (Adoxa, Monodox, Doryx, Vibramycin)

Doxycycline ức chế tổng hợp protein, vi khuẩn sinh trưởng bằng cách gắn với các tiểu đơn vị ribosoma 30S và cũng có thể là 50S của các vi khuẩn nhạy cảm. Nó có thể ngăn chặn sự tách ra của peptidyl tRNA khỏi ribosome, khiến quá trình tổng hợp protein phụ thuộc vào RNA bị ngừng lại.

Doxycycline được sử dụng để điều trị viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn gây ra bởi các loài Chlamydia. Chlamydia và Ureaplasma khó phát hiện khi nuôi cấy; do đó, một liệu trình kháng sinh theo kinh nghiệm với doxycycline nên được chỉ định.

Các chất đối kháng alpha-adrenergic

Phân loại tổng quan

Các thuốc nhóm này được sử dụng trong điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp thuốc chẹn alpha với kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ tái phát bệnh đối với viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Thuốc chẹn alpha làm giảm tắc nghẽn đường ra ở bàng quang và do đó cải thiện tình trạng rối loạn tống xuất nước tiểu do tuyến tiền liệt sưng nề trong viêm tuyến tiền liệt. Thuốc chẹn alpha cũng có ích giúp giảm các triệu chứng trong hội chứng đau vùng chậu mãn tính.

Terazosin

Hợp chất Quinazoline ức chế sự co thắt ở cổ bàng quang liên quan đến thụ thể alpha1-adrenergic, terazosin tạo thuận lợi cho dòng nước tiểu khi bị viêm tuyến tiền liệt.

Tamsulosin (Flomax)

Là một thuốc chẹn alpha-adrenergic, chọn lọc đặc hiệu với thụ thể A1, tamsulosin có ưu điểm ít gây hạ huyết áp tư thế đứng, và không đòi hỏi điều chỉnh liều dần dần từ liều ban đầu. Mặt khác, một tỷ lệ cao bệnh nhân bị rối loạn phóng tinh khi điều trị bằng thuốc này (8.4-18.1%).

Tài liệu tham khảo

  1. Krieger JN, Nyberg L Jr, Nickel JC. NIH consensus definition and classification of prostatitis. JAMA. 1999. 282:236-7. []
  2. Murphy AB, Macejko A, Taylor A, Nadler RB. Chronic prostatitis: management strategies. Drugs. 2009. 69(1):71-84. [] [] [] [] [] []
  3. Habermacher GM, Chason JT, Schaeffer AJ. Prostatitis/chronic pelvic pain syndrome. Annu Rev Med. 2006. 57:195-206. []
  4. Mastroianni A, Coronado O, Manfredi R, Chiodo F, Scarani P. Acute cytomegalovirus prostatitis in AIDS. Genitourin Med. 1996 Dec. 72(6):447-8. []
  5. Gebo KA. Prostatic tuberculosis in an HIV infected male. Sex Transm Infect. 2002 Apr. 78(2):147-8. []
  6. Krieger JN, Dobrindt U, Riley DE, Oswald E. Acute Escherichia coli prostatitis in previously health young men: bacterial virulence factors, antimicrobial resistance, and clinical outcomes. Urology. 2011 Jun. 77(6):1420-5. []
  7. Brede CM, Shoskes DA. The etiology and management of acute prostatitis. Nat Rev Urol. 2011 Apr. 8(4):207-12. [] []
  8. Feneley M, Kirby RS, Parkinson C. Clinico-pathological findings simulating prostatic malignancy following sclerotherapy: a diagnostic pitfall. Br J Urol. 1996 Jan. 77(1):157-8. []
  9. Rees J, Abrahams M, Doble A, Cooper A, Prostatitis Expert Reference Group (PERG). Diagnosis and treatment of chronic bacterial prostatitis and chronic prostatitis/chronic pelvic pain syndrome: a consensus guideline. BJU Int. 2015 Oct. 116 (4):509-25. []
  10. Collins MM, Stafford RS, O’Leary MP, Barry MJ. How common is prostatitis? A national survey of physician visits. J Urol. 1998 Apr. 159(4):1224-8. []
  11. Nickel JC, Downey J, Hunter D, Clark J. Prevalence of prostatitis-like symptoms in a population based study using the National Institutes of Health chronic prostatitis symptom index. J Urol. 2001 Mar. 165(3):842-5. []
  12. Schaeffer AJ. Clinical practice. Chronic prostatitis and the chronic pelvic pain syndrome. N Engl J Med. 2006 Oct 19. 355(16):1690-8. []
  13. Awadh B, Watson K, Abdou NI. Wegener prostatitis presenting with acute urinary retention. J Clin Rheumatol. 2006 Feb. 12(1):50-1. []
  14. Huong DL, Papo T, Piette JC, Wechsler B, Bletry O, Richard F, et al. Urogenital manifestations of Wegener granulomatosis. Medicine (Baltimore). 1995 May. 74(3):152-61. []
  15. Middleton G, Karp D, Lee E, Cush J. Wegener’s granulomatosis presenting as lower back pain with prostatitis and ureteral obstruction. J Rheumatol. 1994 Mar. 21(3):566-9. []
  16. Donovan DA, Nicholas PK. Prostatitis: diagnosis and treatment in primary care. Nurse Pract. 1997 Apr. 22(4):144-6, 149-56. []
  17. [Guideline] Grabe M, Bishop MC, Bjerklund-Johansen TE, et al. Prostatitis and chronic pelvic pain syndrome. Guidelines on the management of urinary and male genital tract infections. Arnhem, The Netherlands: European Association of Urology (EAU). 2008 Mar. 79-88. [] []
  18. McNaughton Collins M, MacDonald R, Wilt TJ. Diagnosis and treatment of chronic abacterial prostatitis: a systematic review. Ann Intern Med. 2000 Sep 5. 133(5):367-81. []
  19. Loeb S, Gashti SN, Catalona WJ. Exclusion of inflammation in the differential diagnosis of an elevated prostate-specific antigen (PSA). Urol Oncol. 2009 Jan-Feb. 27(1):64-6. [] []
  20. de la Rosette JJ, Giesen RJ, Huynen AL, Aarnink RG, van Iersel MP, Debruyne FM, et al. Automated analysis and interpretation of transrectal ultrasonography images in patients with prostatitis. Eur Urol. 1995. 27(1):47-53. [] []
  21. Coker TJ, Dierfeldt DM. Acute Bacterial Prostatitis: Diagnosis and Management. Am Fam Physician. 2016 Jan 15. 93 (2):114-20. []
  22. Centers for Disease Control and Prevention. Update to CDC’s sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2006: fluoroquinolones no longer recommended for treatment of gonococcal infections. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2007 Apr 13. 56(14):332-6. []
  23. [Guideline] Workowski KA, Berman S. Sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2010. MMWR Recomm Rep. 2010 Dec 17. 59:1-110. [] []
  24. Yoon BI, Han DS, Ha US, Lee SJ, Sohn DW, Kim HW. Clinical courses following acute bacterial prostatitis. Prostate Int. 2013. 1(2):89-93. []
  25. Perletti G, Marras E, Wagenlehner FM, Magri V. Antimicrobial therapy for chronic bacterial prostatitis. Cochrane Database Syst Rev. 2013 Aug 12. CD009071. [] []
  26. Le BV, Schaeffer AJ. Genitourinary pain syndromes, prostatitis, and lower urinary tract symptoms. Urol Clin North Am. 2009 Nov. 36(4):527-36, vii. []
  27. Grayson ML, Macesic N, Trevillyan J, Ellis AG, Zeglinski PT, Hewitt NH, et al. Fosfomycin for Treatment of Prostatitis: New Tricks for Old Dogs. Clin Infect Dis. 2015 Oct 1. 61 (7):1141-3. []
  28. Nickel JC. alpha-Blockers for Treatment of the Prostatitis Syndromes. Rev Urol. 2005. 7 Suppl 8:S18-25. []
  29. Sindhwani P, Wilson CM. Prostatitis and serum prostate-specific antigen. Curr Urol Rep. 2005 Jul. 6(4):307-12. []