Xuất tinh ra máu: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 2021

xuat tinh ra mau
5/5 - (1 bình chọn)

Xuất tinh ra máu (thuật ngữ tiếng anh là Haematospermia) được định nghĩa là tình trạng có máu trong lúc xuất tinh. Tình trạng này đã được các bác sĩ mô tả cách đây hàng thế kỷ trong y văn từ thời Hippocrates, Galen, Paré, Morgagni đến Fournier.[1] Mặc dù tình trạng xuất tinh ra máu thường ít đau, lành tính và thường tự hết trong đa số các trường hợp, tuy nhiên tình trạng này đa phần khiến bệnh nhân sợ hãi và chú ý tới.

Trước đây, các bác sĩ tiết niệu thường coi xuất tinh ra máu là một tình trạng lành tính do đó khuyến cáo điều trị bảo tồn và theo dõi. Tuy nhiên gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt và xuất tinh ra máu.[2,3] Trong một nghiên cứu gần đây về tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở những bệnh nhân có xuất tinh ra máu, Han và cộng sự đã báo cáo có tới 14% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở những người đàn ông có xuất tinh ra máu.[3]

Để có hiện tượng xuất tinh ra máu thì chức năng phóng tinh của người đàn ông phải còn nguyên vẹn là điều hiển nhiên.[4] Tần suất xuất tinh ra máu vẫn chưa rõ vì hầu hết các lần xuất tinh ra máu không được báo cáo. Tình trạng này có thể dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý niệu – sinh dục đặc biệt ở người lớn tuổi, khi có triệu chứng của tăng sinh tuyến tiền liệt. Do vậy, cần có phương pháp tiếp cận thích hợp để điều trị .[5]

Bệnh nhân có xuất tinh ra máu cần được khám lâm sàng một cách kỹ lưỡng và có những chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Mục đích chính là loại trừ bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn và tạo sự yên tâm cho bệnh nhân sau khi đã đánh giá đầy đủ.

- Nhà tài trợ nội dung -
xuất tinh ra máu
xuất tinh ra máu

Nguyên nhân gây nên tình trạng xuất tinh ra máu

Với những thông tin được đưa vào trong y văn và những tiến bộ trong ngành chẩn đoán hình ảnh, các nguyên nhân gây ra xuất tinh ra máu có thể được phân loại theo các nguồn gốc khác nhau: bệnh bẩm sinh, bệnh lý viêm-nhiễm trùng và bệnh lý toàn thân (Bảng 1).

Bệnh lý bẩm sinhNang ống phóng tinh
Nang túi tinh
Viêm – Nhiễm trùngViêm niệu đạo
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm mào tinh
Lao tiết niệu – sinh dục
Nhiễm sán máng
Cytomegalovirus, HIV
Sùi mào gà ở niệu đạo và miệng sáo
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Tắc nghẽnSỏi trong ống phóng tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt
Nang túi tinh sau viêm (postinflammatory SV cysts)
Túi thừa túi tinh
Hẹp niệu đạo
Nang niệu đạo
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Khối uTuyến tiền liệt
Bàng quang
Túi tinh
Niệu đạo
Tinh hoàn, mào tinh hoàn
U sắc tố (melanoma)
Bệnh mạch máuGiãn tĩnh mạch tuyến tiền liệt
U máu
Tĩnh mạch niệu đạo sau
Tình dục, thủ dâm thô bạo
Chấn thươngTầng sinh môn, tinh hoàn
Dụng cụ tự đặt (self-instrumentation)
Thông động tĩnh mạch
Sau tiêm xơ trĩ
Sau sinh thiết tuyến tiền liệt
Bệnh toàn thânTăng huyết áp
Bệnh máu khó đông Haemophilia
Ban xuất huyết (purpura)
Bệnh scorbut (thiếu vitamin C)
Rối loạn chảy máu
Bệnh gan mãn tính
Bệnh mạch máu ở thận (renovascular disease)
Bệnh bạch cầu* (Leukaemia*)
Lymphoma *
Xơ gan
Amyloidosis (bệnh thoái hóa tinh bột )

Bảng 1 Các nguyên nhân gây xuất tinh ra máu

Đánh giá lâm sàng bệnh nhân có xuất tinh ra máu

Hầu hết bệnh nhân đều đến khám bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng xuất tinh ra máu lần đầu tiên. Giống như các biểu hiện lâm sàng khác, quá trình hỏi bệnh sử và khám lâm sàng một cách có hệ thống giúp đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh ra máu. Cần phân biệt đây là xuất tinh ra máu lần đầu hay một đợt tái phát.

Có hai mục đích chính trong việc thăm khám:

1. Chắc chắn rằng không có nguyên nhân nguy hiểm tiềm ẩn hoặc phát hiện ra bệnh lý cụ thể có thể điều trị được từ đó làm mất triệu chứng xuất tinh ra máu.

2. Xác định lại lần nữa cho bệnh nhân biết răng không tìm thấy nguyên nhân bệnh đáng ngại nào được tìm thấy.

Quan trọng nữa lúc thăm khám phải đảm bảo rằng bệnh nhân đang thực sự mô tả đúng triệu chứng xuất tinh ra máu chứ không phải tiểu ra máu; trong một số trường hợp, cả hai triệu chứng có thể cùng tồn tại. Nếu có tiểu máu kèm theo xuất tinh ra máu thì tình trạng tiểu ra máu này cần được khảo sát theo các quy trình chuẩn.

Hầu hết nam giới mắc có xuất tinh ra máu ở độ tuổi dưới 40 với các triệu chứng kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Khả năng tái phát xuất tinh ra máu thường gặp ở nhóm tuổi lớn hơn.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể giúp chỉ điểm ra nguyên nhân gây xuất tinh ra máu như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, HIV hoặc sùi mào gà ở sinh dục.

Các nguyên nhân nhiễm trùng khác như: Nhiễm sán máng (bilharziasis), [6] cytomegalovirus [7] và bệnh giun hydatid (bệnh do loại ký sinh trùng Echinococcus).[8]

Các triệu chứng đường tiết niệu dưới có thể nghỉ tới các bệnh lý như hẹp niệu đạo, bệnh mạch máu ở niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt… Bệnh nhân cần được hỏi có chấn thương hoặc sử dụng các dụng cụ tự đặt ở cơ quan tiết niệu sinh dục hay không.

Tiền sử thủ dâm hoặc quan hệ tình dục quá lâu và mạnh có thể dẫn đến sung huyết các cơ quan sinh dục và chảy máu.

Sinh thiết tuyến tiền liệt dưới siêu âm qua trực tràng luôn có xuất tinh ra máu sau đó.

Xem xét các bệnh lý toàn thân bao gồm: tiền sử tăng huyết áp, [9] bệnh lý ở thận, gan hoặc bệnh lý về máu.[5]

Thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng có thể giúp xác định được vị trí gây chảy máu. Nên khám một cách tổng thể bao gồm cả đánh giá huyết áp của bệnh nhân. Khám bụng để tìm tình trạng có gan lách lớn, sờ thấy khối bất thường ở bàng quang.

Tinh hoàn, mào tinh hoàn, dây hãm dương vật và niệu đạo dương vật được kiểm tra kỹ lưỡng xem có tình trạng viêm nhiễm hoặc có khối tân sinh bất thường không.

Khám lỗ sáo (lỗ niệu đạo) xem có dấu hiệu chấn thương, khối u, hẹp bao quy đầu, ung thư dương vật hay không. Các khối u ở tinh hoàn có thể gây nên xuất tinh ra máu.[10] Kiểm tra tinh hoàn và mào tinh cũng sẽ cho thấy tình trạng có nhiễm trùng hay không, trong đó có cả lao sinh dục. Sờ ống dẫn tinh có thể thấy dày, xơ cứng hoặc nổi nốt do lao.

Khám trực tràng sẽ cho phép đánh giá tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt ấn đau hoặc mật độ cứng có thể nghĩ tới có viêm hoặc nếu có nhân cứng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt ở người lớn tuổi.

Nếu sờ thấy túi tinh thì có thể có bệnh lý nào đó ở túi tinh và cần phải đánh giá chuyên sâu hơn bằng các chẩn đoán hình ảnh.

thăm trực tràng - chẩn đoán xuất tinh ra máu
Thăm trực tràng đánh giá tuyến tiền liệt

Các xét nghiệm thăm dò tình trạng xuất tinh ra máu

Nếu bệnh nhân khai nhận có xuất tinh ra máu, nên tiến hành ‘test bao cao su’, bệnh nhân được yêu cầu xem tinh dịch trong bao cao su có thực sự có máu hay không.[4]

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu sẽ giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và có hay không tình trạng tiểu ra máu , nếu có sẽ yêu cầu siêu âm hoặc chụp phim X-quang để kiểm tra thêm.

Tế bào học nước tiểu mặc dùng không khuyến cao làm thường quy nhưng đây là một xét nghiệm đơn giản để loại trừ những vấn đề bất thường ở bàng quang.

Nếu ghi nhận có bạch cầu trong xét nghiệm nước tiểu nhưng vô khuẩn khi cấy nước tiểu thì cần phải kiểm tra thêm các xét nghiệm khác để loại trừ bệnh lao hệ tiết niệu.

Tinh dịch đồ nếu cho thấy sự hiện diện của tế bào bạch cầu, cần thiết làm thêm xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng; bao gồm nuôi cấy tinh dịch, dịch niệu đạo, nuôi cấy mycobacterial và xét nghiệm huyết thanh vi rút…

Bộ xét nghiệm đông cầm máu huyết thanh (INR, APTT, tiểu cầu and fibrinogen) có thể chỉ ra các rối loạn chảy máu tiềm ẩn, nếu tốc độ lắng máu (ESR) tăng có thể gặp trong bệnh lao.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên cấy dịch niệu đạo để tìm vi khuẩn lậu và chlamydia.

Ở những bệnh nhân khi khám trực tràng nghi ngờ có nhân cứng hoặc bệnh nhân ở độ tuổi trên 40 (hoặc có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt), cần phải định lượng kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA).

Chẩn đoán hình ảnh trong xuất tinh ra máu

Các chỉ định chẩn đoán hình ảnh sâu hơn phụ thuộc vào các triệu chứng đi kèm khác và kết quả thăm khám lâm sàng của bác sĩ đánh giá trên mỗi bệnh nhân. Hình ảnh đường tiết niệu trên hiếm khi cần thiết phải đánh giá.

Siêu âm qua trực tràng (TRUS – Transrectal ultrasonography) có thể giúp chẩn đoán các bệnh lý ở tuyến tiền liệt và túi tinh. Siêu âm qua trực tràng cho cái nhìn rõ ràng tuyệt vời về tuyến tiền liệt, túi tinh và các cấu trúc lân cận. Các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy lợi ích của siêu âm qua trực tràng giúp phát hiện các nối vôi hóa, nang, di tích ống Muller, giãn tĩnh mạch ở tuyến tiền liệt hay những thay đổi do viêm tuyến tiền liệt. [11,12]

Chọc hút nang dưới hướng dẫn siêu âm qua trực tràng cũng đã được mô tả.

Nếu siêu âm hoàn toàn bình thường và các triệu chứng vẫn tồn tại dai dẵng, nên tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) để đánh giá.[13] Bất kỳ sưng đau ở tinh hoàn nào nên được siêu âm kiểm tra ngay.

Chẩn đoán xuất tinh ra máu
Hình 1 Đánh giá bệnh nhân xuất tinh ra máu

Điều trị ở bệnh nhân có xuất tinh ra máu

Mặc dù chẩn đoán hình ảnh có thể giúp phát hiện nguyên nhân gây nên tình trạng xuất tinh ra máu nhưng thường rất ít khi được chỉ định. Mục đích chính của việc thăm khám là loại trừ các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang và điều trị các nguyên nhân cơ bản gây xuất tinh ra máu khác. Nếu không tìm thấy bất cứ bệnh lý liên quan nào, điều quan trọng là phải tư vấn để giải tỏa lo lắng và trấn an cho bệnh nhân. Xem thêm Hình 1.

Phải nhấn mạnh với bệnh nhân rằng xuất tinh ra máu hiếm khi liên quan đến một bệnh lý đáng ngại. Ở một bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi có một đợt xuất tinh ra máu, khám lâm sàng thêm các xét nghiệm cơ bản để loại trừ các tình trạng nhiễm trùng nào đó ở hệ tiết niệu-sinh dục là đủ.

Những bệnh nhân có xuất tinh ra máu tái diễn và ở độ tuổi trung niên cần được đánh giá thêm bởi bác sĩ tiết niệu. Nếu có nghi ngờ nhiễm trùng, một đợt điều trị 5-aminoquinolones như ciproxin hoặc trimethoprim-sul-phamethoxazole và phối hợp doxycycline sẽ có ích ngay cả khi cấy nước tiểu âm tính.[14]

Các bệnh lý toàn thân cần được điều trị thích hợp. Có thể chọc hút các nang tuyến tiền liệt hoặc túi tinh dưới sự hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng. Trong xuất tinh ra máu tái diễn, nội soi bàng quang chẩn đoán để xem xét tuyến tiền liệt và các bất thường ở niệu đạo. Sự tắc nghẽn ống phóng tinh được xử trí máy cắt đốt ở lỗ phóng tinh ..[15]

Bệnh nhân có xuất tinh ra máu kéo dài cần xác định chính xác nguyên nhân, phải theo dõi những bệnh nhân này trong một thời gian. Ở một số bệnh nhân, xuất tinh ra máu dai dẳng hoặc tái phát có thể là triệu chứng duy nhất của ung thư tuyến tiền liệt. Ở những người có nguy cơ cao – trung niên hoặc có tiền sử gia đình ung thư tuyến tiền liệt nên theo dõi PSA đình kỳ.

Tài liệu tham khảo

  1. Mulhall JP, Albertson PC. Haemospermia: diagnosis and management. Urology 1995; 46: 463–7.
  2. Rubinowicz DM, Soloway MS, Lief M, Civantos F. Hemospermia and expressed tumor in the urethra: an unusual presentation of ductal carcinoma of the prostate. J Urol 2000; 163: 915.
  3. Han M, Brannigan RE, Antenor J-AV, Roehl KA, Catalona WJ. Association of hemospermia with prostate cancer. J Urol 2004; 172: 2189–92.
  4. Munkelwitz R, Krasnokutsky S, Lie J, Shah SM, Bayshtok J, Khan SA. Current perspectives on hematospermia: a review. J Androl 1997; 18: 6–14.
  5. Narouz N, Wallace DM. Haematospermia: in the context of a genitourinary med- icine setting. Int J STD AIDS 2002; 13: 517–21.
  6. Elem B, Patil PS. Haemospermia: observations in an area of endemic bilharzia- sis. Br J Urol 1987; 60: 170–3.
  7. Koment RW, Poor PM. Infection by cytomegalovirus associated with chronic haemospermia. Urology 1983; 22: 617–21.
  8. Whyman MR, Morris DL. Retrovesical hydatid causing haemospermia. Br J Urol
  9. 1991; 68: 100–1.
  10. Bhaduri S, Riley VC. Haematospermia associated with malignant hypertension. Sex Transm Infect 1999; 75: 200.
  11. Mahesh K, Gordon S, Otite U, Berney D, Nargund VH. Testicular tumour pre- senting as haematospermia. J Urol 2001; 165: 188.
  12. Yagci C, Kupeli S, Tok C, Fitoz S, Baltaci S, Gogus O. Efficacy of transrectal ultrasonography in the evaluation of hematospermia . Clin Imaging 2004; 28: 286–90.
  13. Worischeck JH, Parra RO. Chronic haemospermia: assessment by transrectal ultrasound. Urology 1994; 43: 515–20.
  14. Maeda H, Toyooka N, Kinukawa T, Hattori R, Furukawa T. Magnetic resonance images of haematospermia. Urology 1993; 41: 499–504.
  15. Ganabathi K, Chadwick D, Fenely RC, Gingell JC. Haemospermia. Br J Urol 1992; 69: 225–30.
  16. Fuse H, Nishio R, Murakami K, Okumura A. Transurethral incision for hematospermia caused by ejaculatory duct obstruction. Arch Androl 2003; 49: 433–8.

Bs Đặng Phước Đạt (dịch)

Cùng chủ đề có thể bạn quan tâm

  1. Điều trị sỏi hệ tiết niệu: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo
  2. Phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo
  3. Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo
  4. Phẫu thuật tăng kích thước dương vật
  5. Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (mini – PCNL)
  6. Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (mini-PCNL) được thực hiện như thế nào?
  7. Khám và điều trị rối loạn cương dương
  8. Tán sỏi thận laser bằng ống soi mềm
  9. Tán sỏi thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm
  10. Cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt bằng dao đốt lưỡng cực
  11. Chẩn đoán và điều trị xuất tinh ra máu
  12. Chẩn đoán và điều trị vô sinh nam
  13. Phẫu thuật phì đại tuyến vú lành tính ở nam giới
  14. Điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
  15. Nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản bằng laser + đặt sonde JJ
  16. Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán bệnh
  17. Cắt bao quy đầu bằng stapler
  18. Chẩn đoán và điều trị xuất tinh ngược dòng
  19. Phân tích thành phần sỏi niệu, dự phòng sỏi
  20. Chẩn đoán và điều trị suy sinh dục nam
  21. Thắt ống dẫn tinh triệt sản nam
  22. Tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản
  23. Chẩn đoán và điều trị xuất tinh sớm
  24. Nội soi bàng quang chẩn đoán và điều trị
  25. Điều trị sùi mào gà
  26. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  27. Điều trị viêm niệu đạo do Lậu
  28. Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở cơ quan sinh dục nam
  29. Điều trị các bệnh lây qua đường tình dục
  30. Xét nghiệm tinh dịch đồ theo chuẩn WHO 2010
  31. Điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt
  32. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
  33. Điều trị rối loạn cương dương
  34. Điều trị viêm tinh hoàn – viêm mào tinh hoàn